Đối thủ cạnh tranh đến từ ngoài thị trường Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của công ty cổ phần latca việt nam sang thị trường ấn độ (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty bột đá, đá vôi của Công ty

3.3.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh đến từ ngoài thị trường Ấn Độ

Đối thủ cạnh tranh từ Việt Nam.

Công ty CP Sản xuất và Thương mại Hữu Nghị (Phú Thọ) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu bột đá 15 năm nay. Thời gian hoạt động cũng hơn hẳn cơng ty CP Latca Việt Nam thì mặt hàng bột đá canxit siêu mịn (CaCO3) là thế mạnh của Công ty từ nhiều năm qua. Hiện sản phẩm này không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn XK đi nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2015, Công ty đã sản xuất 80.000 tấn bột đá canxit siêu mịn, trong đó 70% phục vụ XK. Các thị trường chính của Cơng ty là Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc.

Công ty Tuệ Lâm (Phú Thọ) chỉ sản xuất duy nhất mặt hàng bột đá trắng canxit siêu mịn, 50% tiêu thụ trong nước và 50% phục vụ XK. Hiện nay, mỗi tháng DN XK khoảng 40 đến 50 container.

Công ty Cổ phần Mông Sơn, Công ty CP Đức Thái rất mạnh về xuất khẩu bột đá, đá vôi sang thị trường Ấn Độ.....Các cơng ty này cũng có sản phẩm XK chủ lực là bột đá, đá vôi với kim ngạch xuất khẩu bột đá, đá vôi hàng năm trên 40 triệu USD. Ví dụ, như riêng Cơng ty Cổ phần Mơng Sơn xuất khẩu 4500 tấn/năm sang thị trường Ấn Độ chiếm khoảng 0,00225 %/ nhu cầu bột đá, đá vôi của thị trường. Công ty Cổ phần Đức Phát cũng xuất khẩu tương đối lớn sang thị trường

Ấn Độ, hàng năm công ty xuất khẩu 4350 tấn/ năm chiếm 0,002175%/ thị phần.....

Đối thủ cạnh tranh từ thế giới.

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công ty CP Latca Việt Nam cũng phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đến từ các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonexia, .... Mặc dù bột đá, đá vơi của Việt Nam được đánh giá có thể nói là tốt nhất thế giới vì độ trắng và độ sáng của đá rất cao (trắng >98%, sáng >95%) nhưng mặt hàng đá vơi trắng loại khơng phủ axít thì phải chịu thuế xuất khẩu, có phủ axít thì được xem như hóa chất và khơng chịu thuế xuất khẩu. Nhưng khi xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ, với hàng có phủ axít thuế suất 19%, khơng phủ axít thì lại 4%. Trong khi đó Ấn Độ lại chuộng nhập khẩu bột đá, đá vôi của Thái Lan và Malaysia bởi vì giá cả nhập bên này rẻ hơn nhiều: Ở Malaysia, thuế xuất khẩu của họ chỉ 3% và thuế nhập khẩu vào Ấn Độ là 0% vì giữa 2 nước này có hiệp định riêng cho mặt hàng này. Thuế xuất khẩu bột đá của Việt Nam lên đến 13% trước năm 2014 và mới được điều chỉnh xuống 10% trong năm trước, mức thuế này vẫn khá cao đối với thế giới nên khả năng cạnh tranh của công ty khơng được cao. Trong khi đó, cước vận chuyển từ Việt Nam cũng cao hơn khiến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước. Đây cũng là lý do mỗi năm, ví dụ, các DN có thể khai thác khoảng 4 triệu tấn nhưng cơng suất thực tế chỉ khoảng 2 triệu tấn, trong đó 1 triệu tấn phục vụ nhu cầu trong nước, 1 triệu tấn cịn lại để xuất khẩu thơ.

=>> Thị phần của cơng ty đối với thị trường trong nước nói riêng và với thị trường Ấn Độ nói chung, kết quả chưa được tương ứng với nhau một phần cũng là do nguyên nhân này. Đôi khi, các thị trường khác, cũng như các công ty đối thủ nhập hàng của Công ty CP Latca VN và trộn lẫn với hàng của họ để nâng cao chất lượng của mình hơn. Từ đó, họ có thể xuất khẩu hàng hóa của họ ra thị trường nước ngồi với sản phẩm có chất lượng ngang bằng hoặc kém hơn sản phẩm của công ty, nhưng chất lượng kém hơn là không đáng kể.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của công ty cổ phần latca việt nam sang thị trường ấn độ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)