Chính sách của nước ta về xuất khẩu bột đá, đá vôi sang Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của công ty cổ phần latca việt nam sang thị trường ấn độ (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty bột đá, đá vôi của Công ty

3.3.3.2. Chính sách của nước ta về xuất khẩu bột đá, đá vôi sang Ấn Độ

Theo quy định tại thông tư 182/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 16/11/2015 về mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng

chịu thuế, mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn được sản xuất từ loại đá thuộc nhóm 25.15 đang chịu mức thuế suất xuất khẩu = 10%; Mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ axit steric thuế suất xuất khẩu = 0%.

Bảng 3.5: Chi phí sản xuất và giá bán của mặt hàng bột đá, đá vôi giữa thị trường trong nước và các thị trường khác.

(Đơn vị: USD/Tấn) Thị Trường

Công Ty Trong nước Thị trường khác

Công ty CP Sản xuất và

Thương mại Hữu Nghị 85-105 110

Công ty Tuệ Lâm 70-90 <100

Công ty cổ phần Mông Sơn 80 90-100

Công ty CP Latca VN 75-95 100-120

Giá bán giữa các công ty chênh lệch nhau là không đáng kể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây giá xuất khẩu sản phẩm bột cacbonat canxi siêu mịn (kể cả loại có phủ và khơng phủ axit steric) nhìn chung có xu hướng giảm. Giá bán của loại khơng phủ thậm chí thấp hơn giá thành, các cơng ty hiện đang chịu lỗ từ 4-5USD/tấn.

Trong khi đó, tại các nước có cùng nguồn tài nguyên được biết như Malaysia, India đang áp dụng thuế xuất khẩu đá vôi trắng 3% cho hàng thô và hàng đã qua chế biến. Indonesia, Đài Loan, Thái Lan...áp dụng thuế xuất khẩu đá vôi trắng 0% cho hàng đã qua chế biến sâu. Các nguyên nhân trên khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam khó cạnh tranh với hàng xuất khẩu của nước ngồi.

Bên cạnh đó, với mức thuế suất chênh lệch giữa bột Cacbonat canxi siêu mịn khơng tráng phủ và có tráng phủ axit steric là 10%, nhiều đơn vị xuất khẩu đã tập trung xuất hàng có tráng phủ axit steric hoặc xuất hàng khơng tráng phủ nhưng vẫn khai báo có hàng có tráng phủ axit steric để khơng phải nộp thuế xuất khẩu, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, khai và trích nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước khơng cạnh tranh được về giá, không bán được hàng. Hơn một nửa các Nhà máy sản xuất bột siêu mịn hiện nay không cạnh tranh được với thị trường xuất khẩu nên chỉ bán được trong nước, dẫn đến bị các Nhà máy mua

phụ gia trong nước ép về sản lượng, giá cả, cơng nợ kéo dài, thậm chí khó thu hồi được vốn,..

Để tạo điều kiện giúp đỡ và khuyến khích các Nhà máy đi đầu trong việc đầu tư công nghệ chế biến sâu khoáng sản cũng như để sản xuất bột cacbonat canxi siêu mịn đạt tối đa công suất nhằm sớm thu hồi vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư điều chỉnh thuế xuất mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn, mã số 2517.49.00 từ 10% xuống 5% và bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ axit steric, mã số 3824.90.99 từ 0% lên 3%. (Nguồn: Báo Công Thương)

Tuy nhiên, gần đây thì Việt Nam mới kí kết hiệp định TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty sang thị trường Ấn Độ. Khi hiệp định này được chính thức kí kết, lúc đó các loại thuế và rào cản thương mại của Ấn Độ đối với hàng hóa nước ta, đặc biệt là đá vơi và bột đá, sẽ bị xóa bỏ. Từ đó việc xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn giữa hai thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của công ty cổ phần latca việt nam sang thị trường ấn độ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)