Các kết luận về thực trạng của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao chất lƣợng thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển (Trang 26 - 28)

5 .Phương pháp nghiên cứu

6. Kết cấu

2.3 Các kết luận về thực trạng của công ty

2.3.1 Thành tựu đạt được

Với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng, công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển cơng nghệ giáo dục đã có những bước phát triển đáng kể:

- Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đã mang đến năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước

Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ mạnh hơn nhưng sản phẩm của công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục đã thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường thiết bị giáo dục trong nước, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến với sản phẩm của cơng ty. Điều đó đã chứng tỏ những kết quả lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh ngiệp.

Bên cạnh việc đầu tư máy móc và thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã tăng cường năng lực tài chính. Rõ ràng là việc lấy mẫu mã, chất lượng sản phẩm làm cơ sở cho nâng cao năng lực cạnh tranh là hướng đi đúng đắn của công ty thay thế chiến lược giá thấp để tiến tới phục vụ các nhóm khách hàng.

- Cơng ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm như chất lượng ổn định, tính dễ sử dụng và giá cả hợp lý, chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu

Công ty đã tạo lập và khẳng định vị thế tốt đối với tập khách hàng và thị trường hiện hữu, đồng thời đã bước đầu gây dựng được sự chú ý đối với khách hàng mới và thị trường mục tiêu.

- Trong những năm gần đây thông qua nhiều biện pháp cạnh tranh khác nhau công ty đã tạo dựng được long tin đối với những nhóm khách hàng tiêu dùng

Số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng, tuy khối lượng của mỗi đơn đặt hàng không lớn nhưng điều này khẳng định thiết bị dạy học của cơng ty đã có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với tính khắt khe của khách hàng trong nhu cầu tiêu dùng, đặc điểm hệ thống chính sách, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng công ty và thiết bị dạy học của mình vẫn giữ được lượng kháh hàng đáng kể do mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn cho khách hàng bằng những lợi thế riêng, vì vậy thị phần của sản phẩm tăng lên. Đây là một trong những kết quả cầ phải khẳng định vì trong điều kiện kết cấu hạ tầng kinh tế cịn lạc hậu, trình độ quản lý cịn thấp kém, việc chiếm giữ được một thị phần trên thị trường như hiện nay là một thành công bước đầu đối với sản phẩm thiết bị dạy học của công ty.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được về năng lực canh tranh trên thị trường nội địa về sản phẩm thiết bị dạy học như đã trình bày ở trên, cơng ty nghiên cứu và phát triển cơng nghệ giáo dục cịn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này khơng chỉ làm ảnh hưởng mà cịn là thách thức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong dài hạn. Cụ thể là:

Các thiết bị dạy học của công ty chỉ tập trung sản xuất những thiết bị dễ sản xuất, kiểu dáng đơn giản nhàm chán, khơng hay thay đổi… và đương nhiên chính vì vậy dẫn đến sự nhàm chán cho người tiêu dùng. Công ty vẫn chưa tiến hành phân đoạn thị trường , lựa chọn thị trường mục tiêu một cách bài bản để sản xuất. Công ty cũng chưa thực hiện việc nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng một cách triệt để.

- Chất lượng cũng như mẫu mã của thiết bị dạy học của cơng ty cịn chưa đáp ứng được nhu cầu của một số thị trường

Do thiếu định hướng chiến lược phát triển thị trường nên hoạt động kinh doanh của công ty bị suy giảm bởi sự khác biệt giữa thiết bị giáo dục của đối thủ cạnh tranh. Mức độ khác biệt của thiết bị dạy học thể hiện ở những đặc điểm màu sắc, mẫu mã, kiểu dáng kết hợp với tính linh hoạt và khoa học trong sử dụng. Những thiết bị của công ty chưa có những đặc điểm riêng biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Không những thế, đối thủ cạnh tranh của cơng ty cịn khơng ngừng đầu tư vào việc nâng cao chất lượng, mẫu mã cho hợp với xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng.

Nguyên nhân là do: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa thực sự được đẩy mạnh. Tổ chức các kênh tiêu thụ chưa hợp lý, chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường riêng nên quá trình tiếp xúc với khách hàng còn hạn chế. Điều này làm cho chất lượng sản phẩm chưa theo kịp với nhu cầu thị trường.

Cơng ty chưa có giải pháp để cán bộ cơng nhân viên tự làm việc, tự giác nâng cao chất lượng sản phẩm, chưa huy động dược tất cả các phòng ban tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Về trình độ cơng nghệ sản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp

Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị của cơng ty vẫn cịn lạc hậu cơng ty chưa có vốn để đầu tư mua sắm hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị cũ. Cơng nghệ lạc hậu cũng gây lãng phí ngun liệu, tăng cao chi phí sản xuất làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty với các công ty khác trong thị trường thiết bị giáo dục.

Nguyên nhân do: Việc quản lý máy móc thiết bị của cơng ty cũng chưa tốt.Ý thức giữ gìn bảo quản máy móc cũng chưa tốt, người cơng nhân vẫn chưa ý thức được rằng máy móc, thiết bị chính là phương tiện để ni sống mình, khơng chăm lo bảo quản, lau chùi, tra đầu mỡ, chưa phát hiện kịp thời những chỗ hỏng hóc để sử chữa ngay mà chỉ biết cho máy làm việc đến khi hỏng hẳn.

Phương pháp quản lý chất lượng thông qua kiểm tra nên tại công ty việc tiến hành kiểm tra để phát hiện sai hỏng trong mỗi công đoạn chỉ được thực hiện khi sản phẩm đã tạo ra rồi gay lãng phí về vật chất thời gian, sức lao động để giải quyết hậu quả. Ở đây có thể thấy biện pháp phịng ngừa và phương châm làm đúng từ đầu chưa được phát huy nhiều.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao chất lƣợng thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)