2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.
- Nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng.
- Với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì nhà nước cũng nên thu giấy phép hoạt động hoặc chuyển sang dạng doanh nghiệp cổ phần. Tránh tình trạng nhà nước tạo ra quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp này có thể có được khoản vốn tín dụng tài trợ hoạt động nhập khẩu tại ngân hàng hay mức ký quỹ rất thấp, thậm chí khơng ký quỹ tạo ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng nếu chấp nhận cho vay hay chấp nhận cho mở L/C tại ngân hàng.
2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chứng từ đối với việc chuyển tiền ra nước ngoài, những quy chế quy định về nguyên tắc thực thi, những thông tư hướng dẫn cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng liên quan nắm rõ.
2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT).
- NHNT Việt Nam nên giao quyền tự chủ hơn nữa cho các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh làm ăn hiệu quả như chi nhánh VCB Thanh Xuân, tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và chi nhánh, tổ chức các buổi họp mặt trao đổi thường xuyên kinh nghiệm làm việc giữa các chi nhánh trong cả nước.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát mạnh mẽ hoạt động của các chi nhánh nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để có thể đề ra những biện pháp khắc phục tốt nhất. Có được sự giúp đỡ tận tình của VCB Trung ương trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ sẽ là một lợi thế khá lớn trong cạnh tranh của VCB Thanh Xuân. Chẳng hạn, VCB trung ương thường xuyên đứng ra bảo lãnh hay xác nhận cho việc mở thư tín dụng nhập khẩu tại VCB Thanh Xuân; giới thiệu VCB Thanh Xuân với các ngân hàng lớn trên thế giới mà chi nhánh chưa có mối quan hệ để từng bước thiết lập mối quan hệ đại lý.
KẾT LUẬN
Kể từ ngày ra đời đến nay, Ngân hàng Viecombank Thanh Xn đã khơng ngừng đổi mới các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế nhằm phù hợp với các yêu cầu của kinh tế thị trường. Bằng uy tín và kha năng của mình trong thanh tốn quốc tế, đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ, VCB Thanh Xuân đã thực sự trở thành người hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần khơng nhỏ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu của Thủ đô theo định hướng của nhà nước. Song trước ngưỡng những biến đổi mạnh mẽ và liên tục của môi trường kinh tế, pháp luật, chi nhánh VCB Thanh Xuân cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn, trở ngại trong nghiệp vụ thanh tốn tín dụng chứng từ, những rủi ro vẫn là mối đe doạ thường xuyên đối với ngân hàng và khách hàng. Trước những vấn đề đó, cùng với sức ép cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác, ban lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm phát huy thế mạnh, uy tín, thành quả mà VCB Thanh Xuân đã đạt được, giải quyết những vướng mắc cịn tồn đọng trong cơng tác thanh toán, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong nước và trên trường quốc tế.
Chuyên đề nêu lên các hình thức thanh tốn quốc tế phổ biến, quy trình thanh tốn xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Thanh Xuân. Trên cơ sở phân tích tình hình thanh tốn xuất nhập khẩu, em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Thanh Xuân.
Tuy nhiên như đã nói ở phần “Lời mở đầu”, do kiến thức chun mơn cịn thiếu, thời gian có hạn nên chuyên đề khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự hỗ trợ, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2012.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên của VCB Thanh Xuân trong các năm từ 2009- 2012.
2. Các bản Điều lệ thống nhất chứng từ UCP 500 và UCP 600.
3. Giáo trình thanh tốn quốc tế – Trường ĐH Ngoại thương- GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình.
4. Văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thanh tốn do ngân hàng ngoại thương trung ương ban hành.
5. Website: http://www.vietcombank.com.vn/
NHẬT KÍ THỰC TẬP
==========§§§==========
1 (Từ 02- 06/07/2012)
Mang giấy giới thiệu đến, làm quen các anh chị trong đơn vị, làm quen với phong cách giao tiếp doanh nghiệp.
Đọc tài liệu giới thiệu tổng quát & các báo cáo tài chính vài năm gần đây của Vietcombank.
Đọc về lịch sử hình thành và các nghiệp vụ chính của VCB Thanh Xuân.
Ban đầu làm quen với phong cách giao tiếp chuyên nghiệp, nhã nhặn và lịch sự. Cố gắng gây ấn tượng tốt đẹp từ đầu bằng cách tươi cười và chủ động làm quen với mọi người. Giao tiếp hiệu quả là một điều rất quan trọng đặc biệt là đối với sinh viên kiến tập cần nhiều sự hỗ trợ và chỉ bảo của mọi người.
Tìm hiểu được tổng quát về lịch sử, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2 (Từ 09- 13/07/2012)
Xem tài liệu về quy trình thanh tốn của ngân hàng.
Làm quen với các cơng cụ văn phịng như máy fax, máy in…
Bộ tài liệu quy trình thanh tốn cho thấy để trở thành một nhân viên tín dụng thành thạo nghiệp vụ là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, phải nắm rõ cả các yêu cầu quy định trong các văn bản pháp luật liên quan lẫn các quy tắc trình tự trong nội bộ ngân hàng.
Rút ra rằng việc sử dụng thành thạo tin học văn phòng (MS Word, Excel và PowerPoint) và 1 số công cụ như máy fax, máy in là rất quan trọng.
3 (Từ 16- 20/07/2012)
Quan sát kỹ năng gọi điện thoại và tiếp khách của các nhân viên tín dụng.
Đọc một số bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng, làm quen với rất nhiều loại L/C, hồ sơ mẫu.
Giao tiếp qua điện thoại cũng như nói chuyện trực tiếp với khách hàng là một kỹ năng quan trọng cho nhân viên tín dụng, vừa nói chuyện lịch sự, vui vẻ với khách hàng vừa lấy được thông tin cần thiết, tư vấn được cho khách hàng.
Các bộ L/C, hồ sơ tín dụng cũng tương đối phức tạp nhưng về tổng thể là khá sát với nội dung được học trên trường. 4 (Từ 23- 27/07/2012) Làm quen với hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng. Gồm các phần chính như:
Thơng tin tổng quát
Các hệ số tài chính
Các hệ số phi tài chính
Hệ số TSĐB…
Việc nhập các thơng tin, hệ số vào hệ thống tính điểm là tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng vẫn cần nền tảng tốt về kế tốn và tài chính doanh nghiệp để nhìn nhận được nguyên tắc hoạt động của hệ thống, đặc biệt là các chỉ tiêu mang tính định tính u cầu có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định mang tính tích lũy .
5 (Từ 30/07- 03/08/2012)
Thu thập số liệu về tình hình thanh tốn xuất nhập khẩu để viết báo cáo.
Hoàn thành báo cáo và xin xác nhận của đơn vị nhận thực tập.
Số lượng các chứng từ tài liệu rất lớn trong các bộ hồ sơ tín dụng và các giấy tờ mẫu khác của ngân hàng đòi hỏi một nỗ lực khá lớn và kinh nghiệm đủ dài để làm quen và hiểu biết thành thạo.
Qua đợt thực tập đã biết thêm được rất nhiều điều về thực tiễn môi trường doanh nghiệp- một kì thực tập thật vui và ý nghĩa!!! ^.^