.Sự tương tác giữa cung và cầu của mặt hàng thép tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu của mặt hàng thép và chính sách thuế của chính phủ đối với loại mặt hàng này (Trang 27 - 30)

2 .Thực trạng cung cầu mặt hàng thép tại Việt Nam

2.3 .Sự tương tác giữa cung và cầu của mặt hàng thép tại Việt Nam

2.3.1. Phân tích cung cầu năm 2008:

Thị trường thép có nhiều biến động khó lường do ảnh hưởng chính sách hạn chế xuất khẩu phôi thép của Trung Quốc. Nguồn phôi thép trở nên khan hiếm, giá liên tục tăng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước đã tận dụng thời cơ tái xuất phôi thép để thu lợi nhuận. Trong 6 tháng đầu năm, theo chỉ đạo của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp sản xuất thép không tăng giá bán thép và cam kết cung ứng đủ lượng thép cho thị trường, đồng thời, việc rà sốt, giãn, hỗn tiến độ một số dự án cơng trình đầu tư làm tiêu thụ thép xây dựng giảm đáng kể. Từ tháng 8, giá thép trên thế giới giảm mạnh (30 - 50% tùy loại), trong nước lại vào mùa mưa nên tiêu thụ thép chậm, lượng tồn kho ngày càng lớn. Một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng; số khác hạ giá bán, chấp nhận lỗ để thu hồi vốn. Cuối năm, giá thép tăng nhẹ nên tiêu thụ khả quan hơn, lượng tồn kho ở các nhà máy giảm bớt (hết tháng 12/2008 lượng thép tồn kho khoảng 200 nghìn tấn; lượng phơi tồn kho khoảng 400 nghìn tấn). Tuy nhiên, lượng tồn trong

lưu thơng vẫn cịn lớn. Như vậy, năm 2008 sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép đều giảm, sản lượng thép các loại sản xuất khoảng 3,98 triệu tấn, giảm 3,6% so với năm 2007, tiêu thụ thép khoảng 3,8 triệu tấn.

2.3.2. Phân tích cung cầu năm 2009:

Do tác động của chính sách kích cầu của Chính phủ, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tiêu thụ bình qn khoảng 340.000-350.000 tấn/tháng, có tháng đạt trên 400.000 tấn (tháng 4,8), đặc biệt tháng 11 đạt 458.814 tấn đây là mức tiêu thụ cao nhất từ trước tới nay. Như vậy cả năm 2009 tiêu thụ thép ước đạt 4,08 triệu tấn, tăng xấp xỉ 30% so với năm 2008. Nhưng tổng sản lượng thép sản xuất của Việt Nam đạt hơn 7 triệu tấn, trong khi lượng thép tiêu thụ chỉ ở mức 4 triệu tấn, sản lượng xuất khẩu không đáng kể, ngành thép dư thừa khoảng hơn 2 triệu tấn. Bên cạnh đó, thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và Asean vào Việt Nam được bán với giá thấp hơn từ 500-700 nghìn đồng/tấn so với thép nội.Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, lượng thép cán xây dựng, thép cuộn cán nguội năm 2009 sản lượng sản xuất cao gấp đôi lượng tiêu thụ; thép ống, tôn phủ màu… cao gấp 1,5 lần nhu cầu. Tình trạng cung vượt cầu không làm cho giá thép giảm mà lại có xu hướng chung là tăng cao hơn so với đầu năm 2009. Sau khi ở mức thấp nhất trong quý I, từ quý II, giá bán thép đã liên tục được điều chỉnh (11 lần tăng và 5 lần giảm) theo chi phí đầu vào, biến động tỷ giá, nhưng mức tăng giảm khơng đáng kể (trung bình từ 200.000-300.000 đ/tấn) do sức ép cạnh tranh từ thép nhập khẩu. Nhìn chung, giá thép cả năm dao động khoảng 10,3-12,3 triệu đ/tấn. Nguyên nhân chính của viêc tăng giá thép do giá phơi thép, giá thép phế liệu nhập khẩu, thuế nhập khẩu phôi thép, giá điện, giá xăng dầu, tỷ giá VND/USD và chi phí vận tải đồng loạt tăng

2.3.1.Phân tích cung cầu năm 2010:

Qua thực trạng cung cầu thép năm 2010 ta thấy tổng quan bức tranh cung cầu thép trên thị trường Việt Nam là vượt cung. Nếu theo quy luật cung thì giá thép phải giảm để cân bằng cung cầu. Tuy nhiên một nghịch lí là giá khơng giảm mà cịn tăng.Thực tế là trong 9 tháng đầu năm giá thép trong nước liên tục có những đợt điều chỉnh tăng giá bán. Trong đó mức tăng mạnh nhất là từ đầu năm đến tháng 3- 4/2010. Bộ tài chính cho biết tính đến ngày 23/03/2010, giá các loại thép đã tăng gần 13%, gần gấp đơi mức tăng bình qn 6-7.5%của cả năm 2009. Tiếp đó từ tháng 8 giá thép của Việt Nam lại tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm từ 5-6 lần với mức tăng từ 0.9-1.6 triệu đồng/ tấn. Sở dĩ có việc giá thép tăng như vậy là do tác động của các chi phí đầu vào như: than cốc, quặng sắt, điện, xăng dầu đều tăng; đặc biệt một số chính sách kích cầu của chính phủ đã hết hiệu lực; thuế GTGT lại ở mức 10%; chính phủ cũng đã giảm hỗ trợ lãi suất, vốn vay… đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cịn một ngun nhân nữa tác động không nhỏ đến giá thép trong nước

là giá phôi thép và thép phế trên thị trường thế giới tăng cao. Trong khi nguồn sản xuất phôi thép trong nước chỉ đáp ứng được hơn 40 % nhu cầu còn lại hơn 50% phải nhập khẩu từ nước ngồi cùng với đó là thép phế, hiện Việt Nam cũng phải nhập đến hơn 70% từ bên ngoài. Ngoài ra theo viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Công Thương) trong tháng 10/2010 giá USD tiếp tục tăng và đã tiệm cận ngưỡng 20.000đ/USD. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho giá thép tăng 300 đ/kg tương đương 300.000đ/tấn. Chính những nguyên nhân trên mà đã làm cho khoảng cách giữa cung và cầu ngày càng khó thu hẹp. Và khi trạng thái thị trường là vượt cung thì một cuộc chiến tranh giành thị phần trong ngành thép càng trở nên quyết liệt. Theo ơng Phạm Chí Cường chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam nhận định “Năm 2010 sẽ có một số dự án mới về thép đi vào sản xuất chính thức càng làm cho sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường cách xa thêm” . Chính vì vậy mà Hiệp hội thép e ngại rằng năm 2010 khi một số dự án mới đi vào sản xuất, sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường ngày càng nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp ở thị trường trong nước, nhất là đối với sản phẩm thép xây dựng, cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại. Bên cạnh đó theo lộ trình cam kết WTO lượng thép nhập khẩu sẽ rộng cửa vào Việt Nam hơn do được giảm thuế và điều đó cũng làm tăng tính khốc liệt trong việc canh tranh với sản phẩm trong nước. Nếu trạng thái thị trường vượt cung và có sự cạnh tranh mạnh như vậy thì có thể người có lợi nhất sẽ là người tiêu dùng nhưng nếu ta xét trên bình diện là cả một ngành thép, cả một thị trường, cả một nền kinh tế thì sẽ có những tác hại nhất định. Nhưng có lẽ lớn nhất và rõ nhất đó chính là sự chuyển động của thị trường mà con người khó có thể dự báo được điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến cả ngành thép, thị trường thép và cả một nền kinh tế. Bên cạnh đó là những mặt trái của cạnh tranh đó là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp như hàng giả, hàng nhái… hay bán phá giá. Tuy vậy, thị trường thép Việt Nam trong năm 2010 cũng có sự tăng trưởng khá tốt. Điển hình là 9 tháng đầu năm 2010 tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước tiếp tục tăng trưởng so với cùng kì năm 2009, trong đó sản xuất tăng sản xuất tăng 19% và tiêu thụ tăng 18%, sản xuất phôi thép trong đạt 2.3 triêu tấn tăng 11%, nhập khẩu phôi thép đạt 1.401 triệu tấn. Hiện nay sản xuất thép xây dựng đáp ứng tốt nhu cấu tiêu

dùng trong nước, xuất khẩu trên 400.000 tấn thép xây dựng. Đó chính là những tín hiệu cho thấy thị trường thép Việt Nam đã vượt qua nhũng khó khăn và tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu của mặt hàng thép và chính sách thuế của chính phủ đối với loại mặt hàng này (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)