.Phân tích cung cầu 2008 – 2010

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu của mặt hàng thép và chính sách thuế của chính phủ đối với loại mặt hàng này (Trang 30 - 35)

2 .Thực trạng cung cầu mặt hàng thép tại Việt Nam

2.3.2 .Phân tích cung cầu 2008 – 2010

Nhìn chung thị trường thép Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Mà một trong những vấn đề nhức nhối là tình trạng mất cân bằng cung cầu mà cụ thể là vượt cung kéo dài của mặt hàng thép dài. Sự vượt cung đó có thể được ví như là“ cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ”. Với thực tế là cung đã vượt gần gấp đơi cầu.có thể nói khoảng cách này khó có thể san lấp được trong ngày 1 ngày 2. Mà muốn san lấp được khoảng cách này thì phải cần tới cá một lộ trình từ các cơ quan có thẩm quyền đến mỗi doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thép. Từ sự vượt cung đó mà các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường cạnh tranh trong ngành mạnh mẽ, nguy cơ mất thị phần về tay các doanh nghiệp nước ngồi cao. Do trình độ cơng nghệ và tay nghề của các doanh nghiệp nước ngoài cao nên lợi thế canh tranh lớn. Cùng với đó các doanh nghiệp trong nước cịn non trẻ sẽ khó chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa thép là một trong những nguyên nhân gâyra tình trạng vượt cung kéo dài. Một mặt nữa mà ta cần chú ý đó là chính sách bảo hộ của nhà nước vì nó như một con dao 2 lưỡi. Nó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất nhưng một mặt nó sẽ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của ngành khi thuế nhập khẩu phơi thép tăng cao vì ngành thép Việt Nam vẫn đang ở trong tình trạng phụ thuộc vào lượng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu. Ngoài ra ta cũng cần phải chú ý đến những sự cạnh tranh không lành mạnh hay sự xuất hiện của hàng giả, hàng lậu giá thấp trên thị trường do vậy mà các cơ quan trong ngành phải chú trọng trong cơng tác quản lí chất lượng và hoạt động của các đại lí cũng như các doanh nghiệp. Trên đây là những thách thức mà ta phải đối mặt khi phát triển cũng như giương buồm ra khơi xa. Tuy nhiên bân cạnh đó cũng có những cơ hội cũng như những tác động tích cực. Đầu tiên là khi thị trường có sự canh tranh gay gắt về thị phần thì nó sẽ đào thải những doanh nghiệp yếu kém khơng có khả năng cạnh tranh vì chính những doanh nghiệp này sẽ có ảnh hưởng khơng tốt hay gây cản trở sự phát triển của thị trường thép cũng như ngành thép Việt Nam. Cùng với đó là sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường. Bên cạnh đó khi mở cửa thì ta cũng có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngồi để phát triển cũng như đổi mới cơng nghệ

nhờ vào việc tiếp xúc với những công nghệ mới từ nước ngoài. Trên đây là một số thách thức cũng như cơ hội mà thị trường mang lại buộc chúng ta phải đối mặt để phát triển.Vấn đề ở đây là ta phải biết vượt qua những thử thách và tận dụng tốt những cơ hội thì mới có thể ngày càng phát triển được.

2.4.Giải pháp cho những bất cập của thực trạng cung và cầu mặt hàng thép tại Việt Nam hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng cung cầu mặt hàng thép, chúng tôi đã thấy được những bất cập trong điều kiện hiện nay. Những giải pháp dưới đây được đưa ra với cái nhìn chủ quan và có tham khảo thêm một số tư liệu:

 Tranh thủ các nguồn tri thức, nguồn cơng nghệ kỹ thuật ở nước ngồi để tăng cường chất lượng sản phẩm:

Tranh thủ các nguồn tri thức, nguồn cơng nghệ kỹ thuật ở nước ngồi để tăng cường chất lượng sản phẩm là một trong những phương pháp quan trọng, tối ưu để giải quyết vấn đề về hàng hóa nói chung và về mặt hàng thép nói riêng. Bởi lẽ nguồn gốc của mọi vấn đề về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa là bản thân của hàng hóa đó, nếu muốn mặt hàng thép của Việt Nam thốt khỏi khủng hoảng ta phải chú trọng đến chính bản thân thép Việt Nam, từ chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành lại thấp thì mới co thể cạnh tranh với mặt hàng thép của thế giới được. Theo nhóm chúng tơi, việc tranh thủ vốn kiến thức và công nghệ kỹ thuật của những nước có nền cơng nghiệp nặng phát triển là giải pháp có khả năng thực hiện cao nhất vì nước ta đã và đang thực hiện những chính sách mở cửa, đồng thời là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Bên cạnh đó, thế hệ trẻ Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh với kiến thức mới và sẵn sàng học hỏi, kết hợp những chính sách tạo điều kiện cho người trẻ được đào tạo và học tập thì việc tranh thủ nguồn tri thức là một phương án rất khả thi.

 Hạ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với các doanh ngiệp sản xuất thép:

Nhiều ý kiến cho rằng ngành thép gặp khó khăn như hiện nay một phần là do các doanh nghiệp trong nước tăng giá, trong khi đó nhu cầu của người dân về thép lại khơng nhiều. Vậy hạ lãi suất ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp có thêm vốn đầu tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận đến nguồn vốn vay, từ đó

giá thép trong nước sẽ giảm, cung cầu thép trong nước sẽ được ổn định. Do thị trường thép khơng nằm trong nhóm ưu tiên trong chính sách giảm lãi suất lần này. Hơn nữa thị trường thép chịu ảnh hướng trực tiếp từ mức độ nóng lên của thị trường xây dựng mà tác động này cần có thời gian nên tác động “dài hơi” của chính sách giảm lãi suất sẽ thích hợp cho mặt hàng này.

 Giải pháp cho thị trường thép trong nước.

Tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trường trong nước và ngồi nước một cách chính xác và phổ biến trên các kênh thơng tin đại chúng để các nhà máy sản xuất thép trong nước có phương hướng chính xác điều chỉnh sản xuất một cách hợp lí nhất. Như chúng ta đã thấy, thị trường thép Việt Nam thừa cung. Các nhà máy thép hoạt động chưa hết công suất mà thị trường đã dư thừa hàng hóa, sự sản xuất một cách ồ ạt ,xây dựng nhà máy một cách bất hợp lý dẫn đến nguồn cung lớn hơn cầu (như thị trường thép thực tại). Lý do chủ yếu của thực trạng này là do sự thiếu thơng tin chính xác mà sản xuất dựa theo tính dây chuyền của thị trường. Để tránh tình trạng cung cầu vượt nhau ,chính phủ cần ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu thị trường để hạn chế các bất cập nêu trên.

 Hạn chế sự thành lập công ty sản xuất thép.

Dựa trên thực trạng hiện nay tại thị trường thép việt nam,chúng ta thấy giá thép nhập khẩu từ nước ngoài về sau khi bị đánh thuế vẫn thấp hơn giá thép tự sản xuất trong nước,trong khi đó chất lượng lại được đảm bảo. Nhiều cơng ty thép trong 3 năm trở lại đây liên tục báo lỗ trong khi được nhà nước hỗ trợ nhiều, tình trạng cung lớn hơn cầu diễn ra chủ yếu đối với mặt hàng thép trong nước. Thực trạng này diễn ra lý do chủ yếu là do các doanh nghiệp việt nam hoạt động không hiệu quả, thiếu khoa học kĩ thuật, nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa khơng đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chuẩn, vì thế nhà nước cần có các chính sách hạn chế sự thành lập của các doanh nghiệp mới không đủ điều kiện cạnh tranh. Số lượng nhà máy hoạt động chưa hết công suất nhưng vẫn dư thừa hàng hóa, cần tổ chức các cuộc thanh tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp, xử lý nghiêm các doanh nghiệp sai phạm nhằm giảm thiểu các nhà máy thiếu khả năng cạnh tranh hoặc không đủ điều kiện tiêu chuẩn nhằm làm giảm bớt nguồn cung trong nước khơng có hiệu quả này.

Trong năm 2008, Bộ Tài chính đã có quyết định giảm thuế suất xuất khẩu đối với mặt hàng sắt, thép từ 20% xuống mức thuế xuất khẩu mới là 10% ( theo Việt Báo). Vì trong thời gian này, tình hình tiêu thụ trong nước sụt giảm, xuất khẩu thua lỗ vì mức thuế quá cao. Và giải pháp trên được đề ra với mục tiêu “cứu cánh” cho các doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản. Kết quả, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép tăng đột biến, tới 238,74%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh của thép lại không khiến cơ quan quản lý phấn khởi. Lý do là bởi việc sản xuất mặt hàng này đang “ngốn” quá nhiều điện năng, khoảng 4,67 tỷ kWh/năm, trong khi điện đang là tài nguyên càng ngày càng thiếu. Có tới một nửa số nhà máy luyện cán thép đang sử dụng công nghệ rất lạc hậu, tiêu thụ gần gấp đôi số điện năng so với nhà máy hiện đại (600 kWh/tấn so với 350-400 kWh/tấn). Mặt khác, phong trào “nhà nhà làm thép, tỉnh tỉnh làm thép” đã khiến quá nhiều nhà máy thép ra đời, dẫn đến cung vượt xa cầu. ( theo satthep.net ngày 7-7-2011)

Chính vì vậy mặc dù Bộ Cơng Thương cho rằng “cung thì đang vượt cầu q nhiều, do đó để khuyến khích xuất khẩu thì khơng nên đánh thuế hoặc tăng thuế xuất khẩu”. Song Bộ Tài chính vẫn giữ ngun quan điểm khơng khuyến khích xuất khẩu thép.Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, giải pháp tăng thuế để hạn chế xuất khẩu của Bộ Tài chính cũng khơng cần thiết. Giải pháp tăng thuế có thể đạt mục đích hạn chế xuất khẩu thép, nhưng sẽ gây tâm lý hoang mang, bất ổn cho các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Để giải quyết những bất ổn của ngành thép cần có giải pháp đồng bộ, chứ không đơn giản chỉ là tăng thuế xuất khẩu.

Chính vì vậy, vấn đề tăng hay giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thép vẫn còn là một bài toán nan giải đối với các nhà chức trách.

 Tăng thuế xuất khẩu phôi thép, đồng thời chú trọng vấn đề sản xuất phôi.

Theo giới chuyên môn, sở dĩ giá thép tăng cao là do việc đầu tư cho ngành thép còn nhiều bất hợp lý. Mỗi khi giá nguyên liệu phôi thép trên thị trường thê giới tăng, các hãng thép lại thi nhau kêu lỗ, đòi tăng giá. Và điều nghịch lý hơn là trong khi ngành sản xuất thép vẫn cịn phải nhập khẩu khoảng 50% phơi thép mới đủ

nguyên liệu sản xuất thì nhiều doanh nghiệp sản xuất phơi thép lại tìm cách xuất khẩu để thu lợi nhanh.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam, tình trạng xuất khẩu phôi thép như hiện nay đang và sẽ còn gây bất ổn cho việc sản xuất thép trong nước, khiến giá thép có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Để ngăn chặn tình trạng trên, Chính phủ cũng đã điều chỉnh thuế xuất khẩu phôi thép từ 2% lên 10% nhưng xem ra cũng chưa có tác dụng. Mới đây Tổng Cơng ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ nên tăng mức thuế này lên 30% cũng như cho phép các doanh nghiệp thép quốc doanh được điều chỉnh giá bán thép thành phẩm sát với giá thế giới, thế nhưng các đề xuất này vẫn chưa được giải quyết.

Theo giới chuyên môn, để giải quyết tận gốc vấn đề giá thép, ngành thép phải sản xuất nguyên liệu phôi trong nước căn cơ hơn (hiện vẫn còn phải nhập khẩu khoảng 60% phơi thép, 40% cịn lại đã sản xuất được nhưng chủ yếu từ thép phế liệu nên hiệu quả chưa cao). Nhiều nước trên thế giới vẫn bảo đảm được giá thép tương đối ổn định dù giá nguyên liệu thế giới tăng cao là do họ đầu tư bài bản. Trong khi ở VN ngành thép được làm theo kiểu xây nhà trước, mà bỏ qua cơng đoạn xây nền móng, nghĩa là chỉ chú trọng sản xuất thép còn chưa chú trọng sản xuất nguyên liệu phôi.( số liệu lấy tại tin247.com năm 2008)

Vì thế, việc đẩy mạnh sản xuất phơi thép bằng những cách thức phù hợp trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.

Những giải pháp đưa ra để giải quyết tình trạng bất cập hiện nay thì rất nhiều, nhưng điều quan trọng là sự cân nhắc thận trọng cho từng giải pháp của các nhà chức trách và thực hiện chúng một cách đồng bộ. Và công dân chúng ta vẫn đang tiếp tục theo dõi và “chờ ” những biến chuyển cụ thể trong tình hình hiện nay.

Chương 3: Phân tích chính sách thuế của Chính phủ đối với mặt hàng thép tại Việt Nam.

Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình nhằm tập trung một bộ phận quyền lực , của cải xã hội vào Ngân sách Nhà nước để đáo ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà Dnước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội

Nộp thuế là nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân, là tuân theo luật pháp. Chính sách về thuế là một phần của chính sách tài chính. Hiện nay ở nước ta có nhiều loại thuế, phí và lệ phí mỗi loại thuế đánh vào một đối tượng nhất định. Thuế là nguồn tài chính quan trọng nhất, do Nhà nước thực hiện và đại diện cho lợi ích tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu của mặt hàng thép và chính sách thuế của chính phủ đối với loại mặt hàng này (Trang 30 - 35)