.Nhận xét và Kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu của mặt hàng thép và chính sách thuế của chính phủ đối với loại mặt hàng này (Trang 39 - 43)

Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa khi đưa ra các chính sách giữa Bộ Cơng thương, Bộ Tài chính, Hiệp hội Thép và các doanh nghiệp trong ngành Thép.

Hơn ai hết, vì quyền lợi sát sườn của ngành, Hiệp hội Thép phải là người có tiếng nói trung thực, khách quan trên cơ sở phân tích các chỉ số vĩ mơ để tham mưu cho Chính phủ. Việc kiến nghị lên Thủ Tướng Chính phủ cần phải có sự tham gia tích cực và chủ động của các thành viên Hiệp hội. Hiệp hội cũng cần xây dựng lại qui trình xin ý kiến và đóng góp ý kiến cho Chính phủ.

Cần phải nhìn nhận sự việc theo đúng bản chất của nó trên cơ sở phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mơ và vi mơ. Chính sách tiền tệ, tài khoá, cán cân thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu của mặt hàng, nhu cầu thực tế (có so với nhu cầu của những năm trước), bối cảnh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của ngành so với thế giới, khi đưa ra các con số về thuế xuất cần có căn cứ rõ ràng.

Phân tích tác động của chính sách trên các khía cạnh khác nhau. Các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách là gì. Cần đề ra các kịch bản giải quyết nếu chính sách tác động theo chiều hướng tiêu cực. Có phương án khi nền kinh tế vĩ mơ thay đổi.

Thời gian để ra chính sách phải rất kịp thời và duy trì chính sách như thế nào để chính sách phát huy hiệu quả tốt nhất theo mục đích ban đầu phù hợp với tình hình kinh tế trong mỗi giai đoạn.

Thời gian thực hiện phù hợp để các doanh nghiệp kịp thời thích nghi và có biện pháp điểu chỉnh khi thay đổi thuế.

Chú thích: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái

đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hịa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.

Hiệp định CEPT qui định việc cắt giảm thuế quan đối với việc mua bán giữa các

nước trong khu vực Đông Nam á. Hiệp định CEPT được ký bởi các nước thành viên trong khối ASEAN nhằm thiết lập mối quan hệ buôn bán tự do trong khối ASEAN (AFTA) với mục tiêu giảm thuế nhập khẩu trên hầu hết hàng hố bn bán giữa các nước thành viên xuống mức tối thiểu từ 0-5%. Việc thực hiện giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT được thực hiện theo từng giai đoạn nhưng phải hoàn tất vào năm 2006. Năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia ký Hiệp định CEPT.

ACFTA là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ASEAN-China Free Trade Area”,

dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc”. Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) và Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Hiệp định khung) đã được lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh, Campuchia tạo nền tảng pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm.

Lời kết

Quy luật cung cầu là một trong những quy luật quan trọng của nên kinh tế. Phân tích thực trạng cung cầu là một trong những phương pháp phân tích kinh tế vi mơ cơ bản, quan trọng và cần thiết, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm rõ tình hình thị trường cụ thể. Qua đó, doanh nghiệp có cơ sở xây dựng những chiến lược mới đúng đắn, người tiêu dùng điều chỉnh hành vi giúp cân bằng, ổn định thị trường.

Sau thời gian tìm hiểu thơng tin và nghiên cứu về mặt hàng thép tại Việt Nam và những chính sách thuế áp dụng trên hàng hóa này, dựa trên cơ sở kiến thức đã được học về Kinh tế vi mơ nhóm chúng tơi đã hồn thành xong bài tiểu luận về đề tài:” Phân tích cung cầu của mặt hàng thép và chính sách thuế của Chính phủ đối với loại hàng hóa này”. Do thời gian làm đề tài cịn hạn chế và kiến thức có hạn nên chắc chắn là bài tiểu luận sẽ khơng tránh khỏi sai sót. Rất mong cơ và các bạn đưa ra những nhận xét, ý kiến đóng góp để bài làm thêm hồn chỉnh.

Cảm ơn Giảng viên: Ths Bùi Thị Hiền đã tận tình giảng dạy và đóng góp ý kiến để nhóm thực hiện có một dàn bài hồn chỉnh!

Tài Liệu Tham Khảo

 Bất động sản B.D.S, Vật liệu xây dựng - bất động sản, http://batdongsan.com.vn

 TS.Nguyễn Minh Tuấn- ThS. Võ Thị Thúy Hoa, Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản thống kê

 Siêu thị sắt thép Việt Nam, Thương mại-Môi giới thương mại sắt thép- nhôm, http://www.satthep.com.vn/

 Tổng cục Hải Quan, Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn  Tổng cục thống kê, Trung tâm Tư liệu Thống kê - Tổng Cục Thống kê Việt

Nam, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217

 VINAMETAL, Sàn Giao dịch Thép Việt nam, http://www.vinametal.com/  VnEconomy, Báo điện tử -Thời báo Kinh tế Việt Nam, http://vneconomy.vn/

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu của mặt hàng thép và chính sách thuế của chính phủ đối với loại mặt hàng này (Trang 39 - 43)