Tám câu thơ đầu: Đất nước được gợi ra qua cái nhìn mớ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến (dạy học online) trong ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 35 - 40)

mẻ, sự phát hiện lí thú về các địa danh, danh lam, thắng cảnh trãi dài theo bản đồ địa lí từ Bắc vào Nam. Mỗi cảnh sắc thiên nhiên của đất nước khơng phải là sản phẩm của tạo hóa mà sự hóa thân của biết bao cuộc đời, cảnh ngộ của nhân dân để làm nên đất nước tươi đẹp.

+ Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật liệt kê những địa danh, sử dụng động từ “góp” lặp đi lặp lại để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước. Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, hòn Trống Mái ở Sầm Sơn là kết tinh của “nỗi nhớ”, của “tình yêu” thủy chung, thắm thiết. Nó khơng

0,25

chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

+ Bằng cách sử dụng các từ ngữ giản dị mà tinh tế "đi qua còn...

để lại", "góp mình dựng", tác giả đã thế hiện một cách bình dị mà

tự hào về cội nguồn thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đồn kết dân tộc của nhân dân ta trong q trình dựng nước và giữ nước: "gót ngựa của Thánh Gióng đi qua

- để lại" bao ao đầm trên Đất Nước ngày nay! Chín mươi chin núi

con Voi ở Phong Châu đã quần tụ, chung sức chung lịng "góp

mình dựng đất Tổ Hùng Vương".

+ Với nghệ thuật liệt kê kết hợp với chất giọng suy tư sâu lắng, Nguyễn Khoa Điềm đưa ta về với Cửu Long Giang với dáng hình thơ mộng, ơm ấp huyền thoại kiêu sa, dịng sơng ấy "nằm im" từ bao đời nay mà Nam Bộ mến yêu có "dịng sơng xanh thẳm'' cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa. Về với Quảng Nam, Quãng Ngãi có “núi Bút

non Nghiên”. Ngắm “núi Bút non Nghiên”, Nguyễn Khoa Điềm

nghĩ về người học trị nghèo về truyền thống hiếu học, về tấm lịng tơn sư trọng đạo của nhân dân ta.

+ Tiếp tục liệt kê các địa danh cùng với hình ảnh giản dị trong đời sống nhân dân, Nguyễn Khoa điềm khẳng định: Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có "con cóc, con gà quê hương

cùng góp cho", những tên làng, tên núi, tên sơng như Ơng Đốc,

Ông Trang. Bà Đen, Bà Điểm... ở vùng cực Nam Đất Nước xa xôi đã do "những người dân nào đã góp tên", đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển làm nên? Cách nói bình dị của tác giả đã ngợi ca đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta "làm nên Đất Nước muôn đời". - Bốn câu thơ cuối đoạn: giọng thơ vang lên say đắm, ngọt ngào. Từ cụ thể thơ được nâng lên tầm khái qt, tính chính luận kết hợp với chất trữ tình đằm thắm. Nguyễn Khoa Điềm khẳng định

sự hóa thân của Nhân dân vào bóng hình Đất Nước.

+ Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên “ruộng đồng”, tên “gò bãi”... bất cứ ở đâu trên đất Việt Nam thân yêu đều mang theo "một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha". Nhân dân góp vào đó những giá trị tinh thần như điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ, hồi bão của ơng cha ta, là phong tục, tập quán, là truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau.

+ Thán từ “ôi” đã diễn tả cảm xúc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Từ đó, tác giả chiêm nghiệm về dịng chảy lịch sử “sau bốn nghìn năm” và nhận ra tầm vóc của Đất Nước. Tầm vóc ấy được hiện hữu khơng chỉ trên bình diện địa lí "mênh mơng" mà cịn đọng ở dịng chảy của thời gian, lịch sử bốn nghìn năm "đằng đẵng", ở bề dày của lớp trầm tích văn hóa dân tộc.

->Đoạn thơ giống như lời tâm tình "dịu ngọt", nhà thơ như đang

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

đối thoại cùng ta về Đất Nước và Nhân dân. Chính Nhân dân với những phẩm chất tốt đẹp, với tâm hồn phong phú, bản lĩnh kiên cường đã hóa thân cho dáng hình Đất Nước. Từ đó, tác giả ca ngợi phẩm chất, tâm hồn, bản lĩnh con người Việt Nam.

*Nghệ thuật:

- Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do, chất chính luận hài hịa chất trữ tình. Câu thơ mở rộng kéo dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thơ giàu sức gợi cảm và khái quát cao.

- Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo, độc đáo.

- Ngôn ngữ gần gũi với đời sống mà vẫn mới mẻ, thủ pháp liệt kê địa danh, động từ “góp” được nhắc lại nhiều lần, cách viết hoa hai chữ Đất Nước . …

0,5

c, Đánh giá, nâng cao:

- Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của Nhân dân trong việc kiến tạo, xây dựng, bảo vệ, làm chủ Đất Nước. Những nhận thức về vai trò của Nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của Đất Nước ở góc độ địa lý- lịch sử -văn hóa càng gợi lên lịng u nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.

- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” đã được diễn tả bằng một hồn thơ đậm đà màu sắc dân gian, làm phong phú thêm cho ý niệm về Đất Nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt

mới mẻ. 0,5

PHỤ LỤC 4:

Một số kinh nghiệm kiểm tra viết bài (thời gian 120 phút).

Các hình ảnh giờ kiểm tra và bài thi của HS gửi vào nhóm lớp Classroom.

PHỤ LỤC 5: Kiểm tra, đánh giá. Phiếu học tập Họ và tên học sinh:……………………………………………………………… Lớp:……………………………………………………………………………… Tổng điểm: /5 điểm ĐỀ BÀI Phần 1: Đọc-hiểu (3 điểm).

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thế giới này tôi đã đi nhiều nơi

Thấy nhiều sách truyện hay, hoàn hảo Nhưng cuốn sách vĩ đại của cuộc đời Là trái đất, mới chỉ là bản thảo.

Nhiều lỗi sai trong cuốn sách địa cầu Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng… Ơi giá gì được chữa gọt từng câu

Được chép lại hoàn toàn trên trang giấy trắng.

(Trích “Những ngôi sao xa” – Raxun Gamazatop)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ gì?

Câu 2: Anh (chị) hãy chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “Cuốn sách vĩ đại của cuộc đời

Là trái đất, mới chỉ là bản thảo”.

Câu 4: Anh/chị hiểu tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ:

“ Ơi giá gì được chữa gọt từng câu

Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng”.

Phần 2: Làm văn (2 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc làm của bản thân góp phần hồn thiện cuốn sách cuộc đời. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Câu Yêu cầu cần đạt Điểm

Phần 1: Đọc- hiểu 3,0

1 Văn bản trên sử dụng thể thơ tự do 0,5

2 Học sinh kể 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: ẩn dụ, liệt kê, so sánh… (mỗi biện pháp tu từ kể đúng được 0,25 điểm)

- Ẩn dụ: “cuốn sách”- thế giới rộng lớn với nhiều mảnh đời cơ cực…

- Liệt kê: “Nhiều vết bẩn”, “nhiều chương cay đắng”…

0,5

3 - Tác giả cho rằng “cuốn sách vĩ đại nhất của cuộc đời” là “trái đất”, đó là cuốn sách vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu, chứa đựng cả kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại chưa thể khám phá hết được. Nhưng cuốn sách đó mới chỉ là “bản thảo” – văn bản được viết lần đầu tiên, còn nhiều lỗi sai, “nhiều vết bẩn”, “nhiều chương cay đắng”, cũng như thế giới này còn nhiều khổ đau, nhiều điều chưa hoàn hảo, chưa tốt đẹp. Hai câu thơ thể hiện nhận thức sâu sắc của tác giả về hiện thực cuộc đời còn nhiều khổ đau, bất hạnh

cần được sẻ chia, yêu thương

4 - Gợi ý:

Hai câu thơ: “Ơi giá gì được chữa gọt từng câu

Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng”

đã thể hiện niềm mong ước, khát khao mãnh liệt của tác giả được “chữa gọt từng câu” và “chép lại hoàn toàn” cuốn sách vĩ đại của cuộc đời - tự mình làm cho thế giới tốt đẹp, hồn hảo hơn để khơng còn “những chương”, những mảnh đời cay đắng, bất hạnh. Đó là ước muốn cao cả của một trái tim nhân hậu, yêu thương con người. Hai câu thơ cũng đánh thức tình người trong mỗi con người, bởi “Thiên đường được tạo ra cho những trái tim dịu dàng, địa ngục cho những trái tim không biết yêu thương” (Voltaire)- yêu thương sẽ tạo ra thiên đường…

1,0

Phần 2: Tạo lập văn bản

1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc làm của bản thân góp phần hồn thiện cuốn sách cuộc đời.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

những việc làm của bản thân góp phần hồn thiện cuốn sách

cuộc đời.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận.

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể triển khai theo

hướng:

- Mở đoạn: Cuộc đời của bạn cũng giống như một cuốn sách mà bạn chính là tác giả của cuốn sách ấy. Bởi vậy, bạn viết gì vào “cuốn sách cuộc đời” để nó trở nên tốt đẹp, có giá trị? (HS có thể nêu vấn đề trực tiếp).

- Thân đoạn:

+ Bàn luận: Một số đóng góp bản thân cho xã hội:

~ Học tập tốt, xây dựng đất nước; Tu dưỡng đạo đức, trở thành công dân tốt; Giúp đỡ mọi người.

~ Sống nhân ái, yêu thương, chia sẻ với mọi người…

~ Ln chủ động lập trình cuộc sống, có ý chí vươn lên vì cuộc sống giống như một cuốn sách, một vài chương khá buồn, một vài chương hạnh phúc, một vài chương khá thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang, bạn sẽ khơng bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo.

+ Dẫn chứng: nhiều bạn trẻ đã viết vào cuốn sách cuộc đời của mình những chương đẹp nhất như Lê Hữu Hiếu…

+ Bàn luận mở rộng: một số bạn trẻ sống khơng mục đích, khơng ước mơ, ln than vãn, tự ti, tuyệt vọng, ngại khó ngại khổ…họ

0,25

0,25

đang viết vào cuốn sách cuộc đời những trang vô nghĩa, đẩy lùi sự phát triển của xã hội.

- Kết đoạn:

+ Bài học: ta khơng thể lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng sẽ lựa chọn thái độ sống và thái độ sống quyết định cuốn sách cuộc đời của bạn có ý nghĩa.

( Lưu ý: trên đây là cấu trúc đoạn văn tổng – phân – hợp, GV cần

tôn trọng những suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề mà thí sinh đưa ra, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục, khơng trái với đạo đức và pháp luật).

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến (dạy học online) trong ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 35 - 40)