Tác động tiêu cực của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 34)

đáy suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế dương với mức tăng 5.32%. Xuất khẩu của khu vực này trong năm 2009 (kể cả dầu khí) đạt 29.9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52.7% tổng xuất khẩu của cả nước. Nếu khơng tính dầu thơ, khu vực có vố FDI xuất khẩu đựơc 23.6 tỷ USD, chiếm 41.7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008 và chiếm 36.1% tổng nhập khẩu, năm 2009 khu vực FDI đạt 24.z8 tỷ USD , bằng 89.2% so với năm 2008 và chiếm 36.1% tổng nhập khẩu cả nước.

2.2.2 Tác động tiêu cực của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế của ViệtNam Nam

Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.

Sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực và vùng của FDI

Theo ngành nghề:

FDI thường tập trung vào những ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp như khai thác tài ngun khống sản, dầu khí, cơng nghiệp nặng… , cịn các lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Vì vậy, trong các năm qua, nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Trong khi lĩnh vực nơng-lâm-thủy sản thì nhận được ít nguồn vốn đầu tư nhất. Và trong thời gian gần đây dòng vốn FDI tập trung vào các ngành dịch vụ đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng khá cao.

Điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung phân tích vì sao tỷ trọng đầu tư FDI trong nông-lâm-ngư nghiệp những năm qua rất thấp và những chỉ số về FDI trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm.

- Chưa có chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho phát triển nông nghiệp và nơng thơn. Chưa có cơ chế lựa chọn, đề xuất các dự án FDI ưu tiên trong ngành, chưa theo dõi sát sao để giúp đỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI, thiếu sự phối hợp giữa ngành và địa phương.

- Năng lực sản xuất của người dân địa phương cịn thấp, tính rủi ro trong sản xuất cao do Việt Nam nằm trong khu vực chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Thêm vào đó, nền nơng nghiệp Việt Nam nhìn chung cịn là sản xuất nhỏ, manh mún, đầu tư, phân tán; những tiêu chuẩn hiện đại cần thiết cho một nền nơng nghiệp hàng hóa như tn thủ các chu trình sản xuất GAP, kiểm tra chất lượng cịn xa lạ với nơng dân nên càng khó thu hút các dự án nước ngồi; ngồi ra, cơ sở hạ tầng và trình độ lao động ở nơng thơn chưa đủ hấp dẫn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông-lâm ngư nghiệp chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi FDI nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo thị trường riêng cho mình. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cả hai vấn đề chất lượng sản phẩm và thị trường lại là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh.

- Những nguyên nhân bắt nguồn từ thủ tục hành chính, chính sách chung của Nhà nước, mức độ rủi ro cao do chính sách thuế, chính sách sử dụng đất và chế độ ưu đãi đầu tư cịn chưa thống nhất, rõ ràng, khơng đủ hấp dẫn các nhà đầu tư bằng các lĩnh vực phi nông nghiệp khác.

Theo địa phương:

Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi nay đã có mặt tại 64 tỉnh thành của Việt Nam, nhưng FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng

Tàu và một số trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh, còn các tỉnh vùng sâu, vùng xa chiếm tỷ trọng rất thấp.

Các dự án FDI chưa khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng; chưa có dự án đầu tư vào khoa học-cơng nghệ cao. Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu-hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng khơng, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thì mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng khơng được các nhà đầu tư quan tâm.

Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, có nơi thì thừa vốn FDI, có nơi thì thiếu vốn FDI; những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều hơn, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp.

+ Nguyên nhân:

Sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương về cơ sở hạ tầng, thêm vào đó là điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi, mơ hình thị trường hẹp và thiếu lao động có tay nghề ở những vùng sâu, vùng xa.

Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam là những ảnh hưởng về môi trường tự nhiên, hậu quả gây ô nhiễm môi trường từ các dự án FDI đang được bộ lộ rõ và làm hủy diệt môi trường sống nghiêm trọng.

Gần đây, dư luận xã hội rất bức xúc về việc công ty Vedan (chủ đầu tư Đài Loan) phá hoại môi trường Việt Nam trong suốt 14 năm, việc xả thải không qua xử lý

cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường và các quy tắc kinh doanh có trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp. Điều này không chỉ làm hủy diệt cả dịng sơng Thị Vải mà cịn gây thiệt hại lớn về người và của của cư dân trong vùng.

Sau vụ việc của công ty Vedan, nhiều vụ ô nhiễm môi trường trầm trọng của các dự án FDI khác cũng đã và đang được phát giác như vụ công ty Tung Kuang xả thải ra mơi trường, rồi phịng cảnh sát điều tra chống tội phạm môi trường (PC49, công an tỉnh Phú Thọ) đã phát hiện Công ty TNHH một thành viên PangRim Neotex và công ty Miwon với hành vi tương tự và gần đây nhất là cơng ty xi măng Chinfon (Hải Phịng) đã bị người dân phong tỏa do “đầu độc” mơi trường bằng khói bụi. Theo thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà thì thống kê hiện nay trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam thì có đến 80% đang vi phạm các quy định về mơi trường.

Hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ.

Ngồi việc gây ơ nhiễm mơi trường, các dự án FDI còn gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã đặt môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thủy sản, khí hậu và gia tăng ơ nhiễm các lưu vực sông. Các khu cơng nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy để xây dựng các khách sạn, resort 5 sao hay các sân golf với diện tích lớn…

Đây quả thật là một hồi chuông báo động cho Việt Nam trong việc thu hút các dự án FDI vì mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính vì vậy mà trong bài phát biểu với hàng trăm quan chức ngành kế hoạch đầu tư của 64 tình và thành phố mới đây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu phải xiết chặt lại việc cấp giấy phép các dự án vốn FDI bất chấp quy mô lớn như thế nào.

“ Các anh phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường khi cấp phép. Không thể vì cái lợi trước mắt mà cấp phép cho những dự án ảnh hưởng đến mơi trường. Hiện nay, các dịng sông Nhuệ, sông Cầu và sông Đáy ở miền Bắc và sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn ở miền Nam đã đen kịt hết rồi. Nếu cấp phép tràn lan, rồi chúng ta sẽ phải trả không biết bao nhiêu mà kể. Vấn đề mơi trường đã thực sự báo động”, thủ tướng nói.

+ Nguyên nhân:

- Chế tài xử phạt hành vi gây ô nhiễm mơi trường hiện hành cịn q nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Hiện tại Bộ luật Hình sự Việt Nam chưa thiết lập chế định xử lý hình sự đối với pháp nhân, nên các cơ quan chức năng không thể xử lý về mặt hình sự được. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, ở nhiều nước, khi phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo doanh nghiệp mà chưa cần đề cập đến hậu quả, trong khi ở Việt Nam phải xem xét đến hậu quả của hành vi vi phạm mới có căn cứ đưa ra mức xử lý.

- Hiện nay, vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách tồn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới.

Thêm vào đó, Việt Nam vẫn chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn.

- Nhiều trường hợp doanh nghiệp lấy cớ ngân hàng không cho vay tiền để áp dụng sản xuất sạch hơn và xử lý mơi trường vì quan niệm nhiệm vụ môi trường phải được chi từ ngân sách nhà nước, hoặc do các ngân hàng lo ngại đó là khoản cho vay mạo hiểm hơn khoản doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào sản xuất…

Việc đầu tư sử dụng công nghệ mới, chuyển giao và phổ biến công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế.

Nhìn chung cơng nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta.

Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị có cơng nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác.

Một nghiên cứu gần đây về hiệu quả của khu vực FDI thông qua các chỉ số về năng suất như ICOR(tỷ số gia tăng vốn và đầu vào) và TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) đã cho kết quả rằng trong giai đoạn 2004-2009, hệ số FTP của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6. Từ đó, ta thấy được hệ số TFP ở khối FDI mang số âm (-17,6), như thế có nghĩa là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, sự tăng trưởng chủ yếu nhờ vào các yếu tố khác, ví dụ lực lượng lao động rẻ, chứ không phải là do công nghệ. Trên thực tế, khảo sát ở nhiều doanh nghiệp FDI cho thấy máy móc, cơng nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều đã cũ kỹ hoặc khấu hao hết.

Rõ ràng, vấn đề này đang đi ngược với mục tiêu kỳ vọng của nhà nước ta trong việc thu hút nguồn vốn FDI là chuyển giao công nghệ sản xuất mới, hiện đại, chất lượng cao thay thế cho cơng nghệ lạc hậu hoặc máy móc đã được khấu hao nhiều của các doanh nghiệp trong nước,góp phần vào việc phát triển bền vững ở Việt Nam. Ngồi những ngành có trình độ cơng nghệ cao như viển thông, công nghệ thông tin, khách sạn 5 sao…, hầu hết những ngành công nghiệp FDI ở Việt Nam cịn bị xếp vào loại cơng nghệ trung bình hoặc trung bình thấp của thế giới, thậm chí một số cơ sở còn lạc hậu hàng chục năm so với nhiều nền kinh tế phát triển.

Ngồi các ngun nhân khách quan như khn khổ luật pháp về sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, hiệu lực thấp, còn nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp trong nước.

Việc chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Nhưng đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao.

Sự thâm hụt cán cân thương mại

Việc phân bố không đều nguồn vốn FDI giữa các lĩnh vực đã góp phần tác động lên tình trạng thâm hụt mậu dịch của nước ta. Cụ thể là tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào các ngành dịch vụ (bất động sản, khách sạn..), công nghiệp nặng trong những năm qua là lớn nhất nhưng bản chất của những loại hình doanh nghiệp này là hướng vào thị trường nội địa hoặc có doanh thu chủ yếu là nội tệ trong khi phần lớn chỉ dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu, phải nhập vật tư, trang thiết bị về để xây dựng. Trong quá trình này, khi giá trị xuất khẩu thấp hơn so với giá trị nhập khẩu, trong chừng mực nhất định, đã chứng tỏ nguồn vốn FDI đã góp phần gia tăng tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay ở Việt Nam.

Thêm vào đó, một hiện tượng khơng tốt cho nền kinh tế đang xảy ra khi nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chuyển hướng từ sản xuất sang nhập khẩu đã làm gia tăng nhập siêu, khiến cán cân thanh tốn thương mại thâm hụt.

Mợt sớ tác đợng tiêu cực khác

 FDI tạo ra sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân, sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nơng thơn.

lao động, dẫn đến tình trạng đình cơng, bãi cơng làm thiệt hại cho doanh nghiệp và gây bất ổn xã hội.

Nhìn chung, việc thu hút FDI có những biến chuyển lớn trong giai đoạn 2005-2010 cụ thể là số dự án FDI ngày một tăng, quy mô dự án khá lớn, số dự án hàng tỷ USD nhiều, lượng vốn thực hiện khá cao, tập trung cao vào các lĩnh vực như thăm dị dầu khí, luyện thép, bất động sản, dịch vụ, bùng nổ dự án lớn ở mợt sớ tỉnh trước đây khó thu hút FDI như Ninh Thuận, Hà Tĩnh.

Trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam, FDI vẫn đóng vai trị quan trọng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta bằng các đóng góp cụ thể vào tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh vai trị tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề gây hậu quả tiêu cực đến môi trường, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và mất cân đối trong nền kinh tế. Những hạn chế này đã làm cho hiệu quả sử dụng FDI chưa

Một phần của tài liệu Nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)