Năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của Công ty TNHH Siemens Việt Nam doc (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5. Mơ hình nghiên cứu và chỉ số đánh giá các nhân tố năng lực cạnh tranh động

2.5.1.3. Năng lực sáng tạo

Năng lực sáng tạo (innovativeness capability) nĩi lên khả năng của doanh nghiệp đề xuất quá trình sản xuất mới, sản phẩm mới hay là ý tưởng mới nhằm làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Damanpour F, 1991).

Desphandé và Farley (2004) cho rằng việc đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới vào thị trường sẽ phản ánh được năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. Theo Szeto (2000), doanh nghiệp phải khơng ngừng cải tiến và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng và là người tiên phong (first-mover) trên thị trường.

Cịn Anderson & Narus (1998) đề cập đến sự tương tác giữa năng lực sáng tạo và giá trị tăng thêm cho khách hàng như là tiết kiệm chi phí, thời gian, v.v…

Năng lực sáng tạo là phương tiện để đạt được những cải tiến và phát minh cho doanh nghiệp, nĩi lên sự mong muốn của doanh nghiệp khắc phục những lề lối, thĩi quen khơng cịn phù hợp trong kinh doanh và theo đuổi những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phù hợp với yêu cầu cạnh tranh (Menguc & Auh, 2006), từ đĩ làm thay đổi doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của nhĩm tác giả G.Tomas M.Hult, Robert F.Hurley và Gary A. Knight (2004) đã khẳng định năng lực sáng tạo của doanh nghiệp trong ngành cơng nghiệp cao hơn so với các ngành khác và cĩ ảnh hưởng trực tiếp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp với định hướng kinh doanh cao luơn luơn theo dõi thị trường để phát hiện những cơ hội và rào cản kinh doanh. Điều này làm tăng khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp. Hay nĩi cách khác, doanh nghiệp cĩ định hướng kinh doanh cao thì khả năng đáp ứng thị trường càng cao. Hơn nữa các doanh nghiệp cĩ định hướng kinh doanh luơn chủ động và tiên phong trong đề xuất và thực hiện những ý tưởng, sản phẩm, quá trình hoạt động mới, dù là để đáp ứng cho mơi trường bên trong và bên ngồi doanh nghiệp hay là để tạo ra lợi thế tiên phong (preemptive move). Vì

vậy, định hướng kinh doanh làm tăng năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. Cả hai yếu tố năng lực sáng tạo và định hướng kinh doanh là những yếu tố cĩ giá trị, hiếm, khơng thể thay thế và khơng thể bắt chước được như tiêu chí VRIN đề ra. Do đĩ chúng là yếu tố quan trọng để làm thay đổi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của Công ty TNHH Siemens Việt Nam doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)