Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông hoài đức b thành phố hà nội (Trang 88 - 89)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

3.2.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động GDNGLL, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDNGLL rất đa dạng, bất cứ hoạt động GDNGLL cũng cần được hỗ trợ về các điều kiện để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện chương trình.

Mục tiêu của biện pháp này là tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện để hoạt động đạt kết quả cao, tận dụng tiềm năng của xã hội dành cho hoạt động GDNGLL, huy động các tổ chức cá nhân có kế hoạch phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động GDNGLL.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tuy nhiên cần phải biết sử dụng và quản lý cơ sở vật chất hợp lý, tránh lãng phí. Ngay từ đầu năm học BGH phải xây dựng một kế hoạch dài hạn trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho các hoạt động GDNGLL. Kinh phí hoạt động có thể sử dụng từ ngân sách được cấp hoặc kinh phí nhà trường.

Nhà trường cần có kế hoạch tu sửa trang thiết bị của nhà trường ngay từ dịp hè, khuyến khích GV, học sinh thiết kế các đồ dùng dạy học tự làm đảm bảo tính tiện ích, hiệu quả sử dụng cao, tiết kiệm kinh phí.

Bên cạnh đó, việc xã hội hóa giáo dục cần được làm thường xuyên và có hiệu quả. Muốn làm được như vậy nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng về nhà trường, tạo lập mối quan hệ tốt, uy tín, niềm tin đối với người dân địa phương và PHHS thông qua việc khẳng định uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường, thơng qua các buổi họp PHHS làm tăng thêm niềm tin của PHHS với nhà trường.

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt

động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay tổ chức chính trị, xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dựng các chương trình hay dự án.

Cần có những hoạt động liên kết với các tổ chức xã hội để học sinh tham gia vào các tổ chức này, hiệu quả hoạt động của các em sẽ tạo niềm tin để các tổ chức này đầu tư cho nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông hoài đức b thành phố hà nội (Trang 88 - 89)