Về vận tải hàng không:

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES ppt (Trang 40 - 41)

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh:

2.2.2. Về vận tải hàng không:

- Trong giai đoạn 2005 - 2010, vận tải hàng không Việt Nam tăng trưởng với nhịp độ cao, khối lượng vân chuyển hành khách tăng bình quân 13,2% (chỉ tiêu đề ra là 3- 5%), trong đó quốc tế tăng bình qn 18%/năm, năm 2005 đã vận chuyển trên 6 triệu khách, năm 2006 vận chuyển 6,15 triệu lượt khách. Năm 2009 đạt 9,35 triệu lượt khách và năm 2010 là 12,1 triệu. Ngồi ra, trong vịng một năm trở lại đây, VNA đã tăng tuần suất khai thác trung bình từ 225 chuyến bay/ ngày lên thành 320 chuyến/ngày.

- Khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng bình quân 13% (chỉ tiêu 4- 6%), năm 2002 vận chuyển trên 66,6 triệu tấn, so với 1998 tăng 16 lần. Năm 2003 vận chuyển 73 triệu tấn. - Thị phần vận tải hành khách quốc tế đạt chỉ tiêu đề ra với tổng thị phần 50%, trong đó Vietnam Airlines chiếm khoảng 42- 43%, Pacific chỉ chiếm 7- 8%.

- Nguyên nhân chủ yếu là kinh tế Việt Nam đang ở thời kỳ ổn đinh và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Mặt khác Việt Nam còn được coi là nơi an toàn nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương nên rất hấp dẫn đối với khách nước ngồi. Xét ở góc độ quy mơ thị

trường, nhờ chính sách bảo hộ thị trường của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia và phù hợp thông lệ quốc tế, nên tồn bộ khối lượng vận chuyển hàng khơng trong nước đều do các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam thực hiện trong đó Vietnam Airlines là hãng có thị phần lớn nhất, chiếm 85% thị phần hành khách và 75% thị phần hàng hoá.

- Cho đến nay, về cơ bản các mục tiêu phát triển mạng đường bay quốc tế và nội địa giai đoạn 2005 – 2010 của VNA đều đã đạt và vượt. Các đường bay tạm ngừng khai thác do khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh SAR những năm trước đã được khôi phục và khai thác với tần suất cao hơn; một số đường bay quốc tế mới đến Nhật, Trung Quốc, Campuchia, Lào được mở thêm. Tính tới thời điểm hiện tại, trên thị trường vận tải Hàng Không quốc tế Vietnam Airlines đã có đường bay thương mại thường lệ thẳng tới 38 điểm đến lớn thuộc Châu Á, Châu Âu, Úc và Bắc Mỹ. Ngoài ra bằng phương thức hợp đồng trao đổi chỗ, Vietnam Airlines còn muốn vươn xa các điểm khác nhau của Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Từ năm 2009, Vietnam Airlines đã khai trương đường bay từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi Nagoya (Nhật Bản), tăng tần suất đường bay Hồ Chí Minh, Hà Nội – Mascow, Paris, Frankfurt và kịp thời tăng tần suất bay trên nhiều đường bay trọng điểm theo nhu cầu thị trường. Về thị phần quốc tế, Vietnam Airlines chiếm giữ 42- 43% đảm bảo phần lớn nhiệm vụ chuyển 50% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là một kết quả quan trọng Vietnam Airlines trong việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.

- Đối với mạng đường bay trong nước, Vietnam Airlines đã không ngừng tăng năng suất khai thác và tăng cung ứng trên hầu hết các đường bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mạng đường bay nội địa được phủ khắp các sân bay trong cả nước. Đặc biệt hệ thống đường bay tới các địa phương vùng sâu, vùng xa đã được chú trọng phát triển, phục vụ đắc lực chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội vùng núi, hải đảo.

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES ppt (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)