Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường cao đẳng du lịch hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 35)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy,

tại các trường chuyên nghiệp

1.3.1. Định hướng giảng dạy

Định hướng giảng dạy được hiểu là phương hướng hành động mà hoạt động giảng dạy cần hướng tới. Nó được cụ thể hố bằng các chương trình, kế hoạch giảng dạy trong một thời gian nhất định. Thông qua định hướng các nhà quản lý xác định được nội dung đào tạo cần hướng tới, các mơn học cần giảng dạy, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể: chương trình đào tạo, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, kế hoạch tuyển sinh, chuẩn bị các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, các hoạt động hỗ trợ khác (nghiên cứu khoa học, tham quan học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ.....). Định hướng giảng dạy được xác định bởi yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường cũng như nhu cầu của xã hội. Xác định rõ định hướng giảng dạy giúp cho công tác quản lý hoạt động giảng dạy thuận lợi, là cơ sở tạo niềm tin cho đội ngũ giáo viên yên tâm phấn khởi cống hiến khả năng, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Định hướng giảng dạy là nền tảng cơ sở, phương hướng và kim chỉ nam cho công tác quản lý giáo dục trong nhà trường, phấn đấu đạt được mục tiêu đào tạo quy định rõ trong điều 29 luật giáo dục nghề nghiệp: "đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình đồ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nhiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng

nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phịng an ninh".

1.3.2. Chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy là kế hoạch tổng thể các hoạt động giảng dạy của nhà trường. Để thực hiện chương trình có hiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra công tác quản lý các hoạt động giảng dạy phải tiến hành nghiêm túc và khoa học. Chương trình giảng dạy khoa học, có sự thống nhất về nội dung, cách thức giảng dạy, bám sát nhu cầu thực tế giúp cho giáo viên tự tin, triển khai các bài giảng có hiệu quả, cơng tác quản lý giảng dạy thuận lợi. Ngược lại nếu chương trình giảng dạy thiếu cơ sở khoa học, sơ sài, xa rời thực tế làm cho giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc triên khai các bài giảng, gây trở ngại cho công tác quản lý giảng dạy trong nhà trường.

1.3.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng cốt cán giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, chuyển hóa các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Vì vậy để quản lý hoạt động giảng dạy, học tập có hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu giáo dục trước hết phải thực hiện tốt việc quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên: chăm lo các hoạt động đào tạo giảng viên, có chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giảng viên, khuyến khích người giỏi tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học phục vụ cho giảng dạy, sử dụng và phát huy năng lực, ghi nhận công sức và khả năng cống hiến của giảng viên.

Quản lý hoạt động giảng dạy, học tập trước hết phải quan tâm đến cơng tác chính trị, tư tưởng, động viên tinh thần và khuyến khích giảng viên để họ "phấn đấu trở thành những cơng dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm với xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu khơng khí dân chủ trong nhà trường, có lịng u trẻ, có khả năng hợp tác với trẻ".[18,tr.14].

Quản lý hoạt động giảng dạy cần quan tâm đến năng lực, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và các yếu tố nhân chủng học (giới tính, lứa tuổi...) để có sự khái quát về những khó khăn, thuận lợi trong việc điều hành quá trình giảng dạy.

Quản lý hoạt động giảng dạy cần quan tâm đến với sự phát triển nhân cách, hướng phấn đâú và phát triển của từng người để có kế hoạch quy hoạch cán bộ tương xứng với sự phát triển của nhà trường trong tương lai.

1.3.4. Người học

Cùng với giảng viên, người học vừa là chủ thể của hoạt động dạy học, vừa là đối tượng quản lý giáo dục. Vì vậy người học có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động quản lý giáo dục nói chung cũng như quản lý hoạt động dạy học. Căn cứ vào năng lực, trình độ nhận thức và thái độ với nghề nghiệp của người học các nhà quản lý giáo dục xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với mục đích giáo dục cho từng ngành, nghề, đối tượng sinh viên. Trong quá trình giảng dạy mục đích đó được cụ thể hoá bằng các nội dung, hình thức đào tạo, lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp với từng môn học, bài học cho từng đối tượng, từng hệ đào tạo và đặc điểm tâm sinh lý, năng lực tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực tế của từng nhóm sinh viên. Các hoạt động trên phải được lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chu đáo tại các trường, cơ sở đào tạo.

1.3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy - học

Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện cần thiết, cũng là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đào tạo, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới cơng tác quản lý nói chung và hoạt động giảng dạy nói riêng. Để hoạt động giảng dạy được duy trì, bên cạnh các yêu cầu về nhân lực, đảm bảo nội dung chương trình đào tạo, các nhà quản lý giáo dục cần có kế hoạch cụ thể trong việc khai thác các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có. Tuy nhiên muốn nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với yêu cầu thực tế của ngành, của xã hội và đặc biệt phải đứng vững trong cơ chế cạnh tranh gay gắt về

chất lượng đầu ra đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải có chiến lược phát triển đào tạo. Một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển đào tạo đó là cần phải quan tâm đến vấn đề hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học.

1.3.6. Thị trường lao động

Thị trường lao động trong cơ chế thị trường được hiểu là nhu cầu của xã hội đối với phát triển nguồn nhân lực. Tại các địa bàn khác nhau, nhu cầu của thị trường lao động có sự khác nhau về cơ cấu ngành nghề, chất lượng lao động.

Để đáp ứng được nhu cầu thực tế về thị trường lao động tại địa phương, chương trình đào tạo phải hết sức mềm dẻo và linh động. Về nguyên tắc chương trình đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở khung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Tuy nhiên chương trình này khơng khn phép và cứng nhắc, ngồi nội dung kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc thì các trường có thể điều chỉnh nội dung phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (khoảng 20%) cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, vùng miền.

Trong điều kiện khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nhà trường không phải là nơi cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp duy nhất. Trong thực tế có nhiều kiến thức, kỹ thuật mới được cập nhật theo các con đường khác nhau đòi hỏi nhà trường phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực tại các cơ sở. Đây là đòi hỏi cấp bách trong công tác quản lý hoạt động dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường cao đẳng du lịch hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)