Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và học tập thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 66 - 67)

- Khả năng tự tạo việc làm hoặc đáp ứng yêu cầu

2.2.3. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và học tập thực hành

Với cơ sở vật chất của trường và các trang thiết bị hiện đại thì việc khai thác sử

dụng một cách có hiệu quả những trang thiết bị đó phục vụ cơng tác đào tạo nghề là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Qua khảo sát cơ sở vật chất thiết bị trong dạy học thực hành tại trường. Kết quả

khảo sát 42 cán bộ quản lý, giáo viên và 58 sinh viên đang học và 40 sinh viên đã ra trường cho thấy mực độ đánh giá về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:

Bảng 2.8. Mức độ đánh giá về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật

Mức độ Đủ Tƣơng đối đủ Không đầy đủ

Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

60 46,15 50 38,46 20 15,38

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của giáo viên về mức độ đầy đủ của cơ sở vật chất kỹ thuật

38,46% 46,15% 46,15% 15,38% Đủ Tương đối đủ Không đầy đủ

Qua kết quả khảo sát nêu trên ta thấy chỉ có 15,38% số được hỏi cho rằng mực độ cơ sở vật chất kỹ thuật của của trường chưa đầy đủ, 84,60% có ý kiến đã đáp ứng tốt về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành của trường.

Việc quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học thực hành nhà trường được phân loại và giao trực tiếp cho các khoa giảng dạy quản lý và khai thác phục vụ dạy học thực hành. Khoa cử giáo viên trực tiếp quản lý các phịng học thực hành và có chế độ miễn giảm giờ chuẩn một cách hợp lý. Các phòng học chuyên dùng đều lập hồ sơ lý lịch theo dõi từng máy, hết buổi học đều có nhận xét đánh giá về tình trạng thiết bị để tiện cho việc bàn giao cho các buổi học sau, những thiết bị trong quá trình thực hành bị hỏng hóc đều có mẫu biên bản lập sẵn ghi đầy đủ các nội dung về hiện tượng hỏng hóc đó.

Nhìn chung cơng tác quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành đi vào nền nếp, có hệ thống sổ sách theo dõi chặt chẽ, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ dạy học thực hành. Tuy nhiên, việc quản lý cơ sở vật chất thiết bị kỹ thuật cũng còn một số hạn chế như sau:

- Việc theo dõi quản lý và bàn giao giữa các giáo viên dạy học thực hành chưa chặt chẽ, việc ghi chép chưa tỷ mỷ cho nên khi có sự cố các thiết bị kỹ thuật việc qui trách nhiệm chưa rõ ràng.

- Chưa có chính sách, kế hoạch khuyến khích giáo viên sử dụng các phương tiện kỹ thuật, đồ dùng dạy học vào trong giờ giảng, nên có một số giáo viên cịn ngại, khơng sử dụng thường xuyên các trang bị mới vào dạy thực hành.

- Còn một số thiết bị, máy móc chưa được khai thác, sử dụng vào dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)