+ Tổ chức cho HS – SV đi tham quan các cơ sở sản xuất hiện đại như : Công ty may Sông Hồng, Công ty may 10, Công ty may Chiến thắng….
+ Thu hút các em vào các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích ngồi giờ lên lớp vào sau các buổi tự học hàng ngày, các ngày nghỉ, ngày lễ bằng cách mở câu lạc bộ thời trang, vừa tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng, năng khiếu nghề, đồng thời qua các buổi sinh hoạt các em có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn cùng lớp hoặc các anh, chị khoá trên .
+ Khoa, tổ mơn thường xun tổ chức đêm trình diễn thời trang do chính các em thiết kế, may và trình diễn với những sản phẩm phong phú và đa dạng bao gồm: trang phục học đường, trang phục công sở, trang phục áo dài và đặc biệt trang phục ấn tượng thu hút rất nhiều HS – SV tham gia và thể hiện rõ nét khả năng sáng tạo, óc thẩm mỹ của các em.
+ Sau mỗi hoạt động cần phải họp rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả, đây cũng là dịp bồi dưỡng các em về khả năng đánh giá hoạt động của tập thể, hướng dẫn các em nhận định cả ưu điểm và tồn tại để khắc phục .
- Phát hiện bồi dưỡng HS – SV giỏi có năng khiếu nghề, phụ đạo bổ sung kiến thức cho HS – SV kém.
+ Lựa chọn HS – SV có năng khiếu nghề ngay từ khố học đầu tiên. Tổ chức cho các em được học chuyên sâu, nâng cao kiến thức về lý thuyết và thực hành nghề, giúp các em tham gia vào các cuộc thi học sinh giỏi nghề của thành phố, toàn
quốc và khu vực các nước ASEAN tổ chức.
+ Việc bồi dưỡng HS – SV giỏi phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Những GV tham gia đảm nhận công việc giảng dạy này phải là người có trách nhiệm, kinh nghiệm nghề nghiệp và tay nghề cao.
+ Đối với HS – SV ở mức độ yếu hơn GV cần phải phân loại, có kế hoạch bồi dưỡng, quan tâm, uốn nắn cho các em nhất là trong những giờ thực hành, đồng thời yêu cầu đối với HS – SV kém, ngoài giờ học trên lớp các em phải tăng cường thời gian học ở nhà bằng cách cứ sau mỗi buổi giao thêm bài tập hoặc những bài thực hành đơn giản (những đường may cơ bản, bộ phận của quần áo, các sản phẩm) để giúp các em từng bước vươn lên trong học tập .
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động học thực hành của HS-SV. + Hiệu trưởng chỉ đạo sự phối hợp của phòng đào tạo, phòng quản lý học sinh- sinh viên với các khoa chuyên ngành để nắm vững toàn bộ kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động thực hành nghề nghiệp ở các chuyên ngành đào tạo. Từ đó, tiến hành tổng hợp thành kế hoạch quản lý chung. Phân công các thành viên của tổ chức phụ trách, theo dõi hoạt động giảng dạy thực hành theo các chuyên ngành đào tạo.
+ Đánh giá kết quả hoạt động dạy học thực hành của các khoa, bộ môn thông qua thực hiện kế hoạch giảng dạy thực hành nghề nghiệp của các chuyên ngành đào tạo. Kết quả đánh giá “tay nghề” của học viên thông qua mức độ “thành thạo” của họ trong thao tác ở bài thực hành cũng như tồn bộ q trình rèn luyện những sai sót trong việc tổ chức hoạt động quản lý để có những quyết định điều chỉnh kịp thời.
3.3.5. Biện pháp 5. Cải tiến việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học thực hành gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của sản phẩm đào tạo. với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của sản phẩm đào tạo.
3.3.5.1 Mục têu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá chất lượng trong dạy học thực hành là một trong những khâu cơ bản của quá trình dạy học nhằm định hướng và thúc đẩy hoạt động dạy học đạt kết quả tối ưu. Đối tượng của việc kiểm tra, đánh giá bao gồm cả giáo viên và HS-SV. Kiểm tra đánh giá đúng qui chế, khách quan, công bằng không chỉ cho
những kiến thức kỹ năng, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của HS-SV, mà còn giúp GV điều chỉnh quá trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy cho phù hợp.
3.3.5.2 Nội dung và cách thức thực hiện - Đối với sinh viên
+ Giáo dục cho HS-SV nhận thức là kết quả học tập, rèn luyện đó là của mình, giáo viên chỉ có quyền cơng nhận các kết quả đó, khơng có quyền “tự cho điểm”, phân loại HS-SV. Có như vậy mới tránh được việc HS-SV “xin” điểm giáo viên để không phải thi lại hoặc được nhận học bổng.
+ Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của từng môn học, từng bài giảng để kiểm tra, đánh giá trình độ của HS-SV về: kiến thức, kỹ năng , thái độ. Vấn đề này phải được qui định thống nhất cho từng môn học, bài thực hành, bài thi, về số lượng điểm hệ số 1, hệ số 2, hệ số 3, điểm thi hết môn, hệ số môn học, cách tính điểm trung bình chung, hình thức tổ chức thi, kiểm tra.
+ Tiếp tục bổ xung “ ngân hàng câu hỏi” đề thi, kiểm tra cho tất cả các môn học. Nội dung các câu hỏi trong ngân hàng phải dàn trải trong tồn bộ chương trình học phần và mơn học để có đủ cơ sở đánh giá quá trình học tập của HS-SV.
+ Tổ chức coi, chấm thi theo đúng qui định: đề thi do phòng đào tạo lấy trong ngân hàng câu hỏi, yêu cầu tất cả giáo viên coi thi nghiêm túc. Chấm thi chéo lớp, phòng đào tạo dọc phách ,bài thi kèm theo đáp án do hai người chấm, chấm thi thực hành nên công bố kết quả ngay sau khi thi. Kết quả chấm thi phaỉ được trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn kiểm tra xác suất, nếu thấy việc chấm thi khơng chính xác giao cho giáo viên khác chấm lại.