Công tác tuyển dụng ĐNGV trong các trường THPT hiện nay phải đảm bảo đầy đủ các mặt đó là: Về số lượng ĐNGV, về cơ cấu ĐNGV và về chất lượng ĐNGV.
1.4.2.1. Số lượng ĐNGV
Số lượng ĐNGV là biểu thị về mặt định hướng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của ĐNGV tương xứng với quy mô của mỗi nhà trường
THPT. Số lượng ĐNGV phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường.
Số lượng ĐNGV của mỗi trường THPT phụ thuộc vào quy mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động khách quan khác, chẳng hạn như: Chỉ tiêu biên chế công chức của nhà trường, các chế độ chính sách đối với ĐNGV. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động về số lượng đội ngũ với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường.
1.4.2.2. Cơ cấu ĐNGV
Cơ cấu ĐNGV là một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, bao gồm:
Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đảm bảo tỷ lệ giáo viên giữa các đơn vị
trong nhà trường phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành.
Về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh
tình trạng “lão hố” trong ĐNGV, tránh sự hẫng hụt về ĐNGV trẻ kế cận,
cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giáo viên.
Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giáo viên nam và giáo viên
nữ trong từng tổ, nhóm bộ mơn của nhà trường.
1.4.2.3. Chất lượng ĐNGV a) Về phẩm chất
Thông tư 30/2009/BG&ĐT ngày 22/10/2010 chỉ rõ:
Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ quy chế; quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
Tiêu chí 3: Ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
Tiêu chí 4: Ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Tiêu chí 5: Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Phẩm chất của các giáo viên tạo nên phẩm chất của ĐNGV, phẩm chất ĐNGV tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ này. Phẩm chất của ĐNGV trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng giúp cho người giáo viên phải có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục tồn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hồn, chun mơn là cái xác, có chun
mơn… Nói tóm lại, chính trị là đức, chun mơn là tài, có tài mà khơng có đức là hỏng”.[27, tr. 188] Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng sư phạm, người giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp người giáo viên có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước và có khả năng xử lý được những tình huống chính trị nảy sinh trong hoạt động đào tạo. ĐNGV là một trong những người trực tiếp xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của ngành. Khơng thể cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối giáo dục của Đảng và đưa nghị quyết vào cuộc sống nếu ĐNGV khơng có một trình độ chính trị nhất định và khơng được cập nhật với tình hình chính trị ln diễn biến sơi động.
Giáo dục có tính chất tồn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy
“nghề” thì điều rất cần thiết là dạy cho học sinh cách học để làm người, là
xây dựng nhân cách cho học sinh. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, học sinh các trường THPT đã và đang trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hóa khác nhau. Sự nhạy cảm cũng như đặc tính ln thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần có sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thơng tin đó. Việc khơng ngừng nâng cao phẩm chất chính trị cho ĐNGV là rất cần thiết, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền giáo dục Việt Nam.
Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nhà giáo. Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố nền tảng của nhà giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù có tài giỏi đến
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.[27] Trong sự nghiệp “trồng người” phẩm chất đạo đức ln có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung và
ĐNGV nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải “chí cơng, vơ tư,
cần, kiệm, liêm, chính” để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để
giáo dục đạo đức và xây dựng là nhân cách cho thế hệ trẻ.
b) Về trình độ
Trình độ ĐNGV là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trình độ ĐNGV trước hết là được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ.
Trình độ của ĐNGV cịn được thể hiện ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong GD&ĐT để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của khoa học hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giáo viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và khả năng đổi mới. Hiện nay, trình độ về ngoại ngữ và tin học của ĐNGV đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
c) Về năng lực
Đối với ĐNGV, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống những tri thức mà người giáo viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ năng của người giáo viên được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào hoạt động sư phạm và biến nó thành kỹ xảo. Kỹ xảo là kỹ năng đạt tới mức thuần thục.
Giảng dạy là hoạt động cơ bản, đặc trưng của người giáo viên THPT. Năng lực giảng dạy của người giáo viên là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng quy mô đào tạo; là khả năng truyền thụ tri thức mới cho học sinh… Điều đó phụ thuộc rất lớn ở trình độ, kỹ năng của người giáo viên, điều kiện và thiết bị dạy học và chủ yếu là được thể hiện ở chất lượng sản phẩm do họ tạo ra, đó chính là chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Năng lực giảng dạy của người giáo viên được thể hiện ở chỗ họ là người khuyến khích, hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để học sinh phát huy tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý khoa học.
Hiện nay thị trường sức lao động phát triển rất sơi động địi hỏi người giáo viên bằng trình độ, năng lực, kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm tạo điều kiện cho học sinh phát triển nhân cách, định hướng cho họ những con đường để tiếp cận chân lý khoa học, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực học tập và năng lực thích nghi cho học sinh.
Cơng tác tự đào tạo của giáo viên trong các trường THPT không chỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, chất lượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giáo viên trước những vấn đề bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng chất lượng giáo dục cho nhà trường. Việc nâng cao trình độ của ĐNGV nhằm xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh, xây dựng cho họ bản lĩnh khoa học và chính trị, đồng thời cịn đóng góp vào tiềm lực khoa học và cơng nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH .