- Hệ thống tổ chức quản lý học sinh.
Hệ thống tổ chức quản lý học sinh được thực hiện theo sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý của nhà trường. Trong đó các lực lượng tham gia công tác quản lý học sinh có mối liên hệ mật thiết với nhau, dưới sự chỉ đạo chung của Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường.
- Cơ chế quản lý học sinh.
Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng là người chỉ huy cao nhất về quản lý học sinh, một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về cơng tác này.
Phịng Quản lý học sinh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phòng, tổ bộ mơn, Đồn thanh niên để tổ chức các hoạt động quản lý học sinh. Lãnh đạo phòng trực tiếp phân cơng cho cán bộ của phịng phụ trách.
Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu, lãnh đạo phòng quản lý học sinh về công tác quản lý học sinh khối, lớp phụ trách.
Ban chấp hành chi đoàn, Ban cán sự lớp chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động trong lớp mình.
- Chức năng phịng Quản lý học sinh.
Tham mưu cho Chi ủy, Ban giám hiệu về cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh nhà trường.
Phối hợp với các đơn vị: các phịng chức năng, tổ bộ mơn, Cơng đồn, Đồn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức công dân cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động đa dạng nhằm phục vụ quyền lợi chính đáng của học sinh.
- Nhiệm vụ phòng Quản lý học sinh.
Xây dựng, trình Ban giám hiệu phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, nếp sống văn minh lành mạnh nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự trong nhà trường.
Thực hiện công tác HSSV về chế độ chính sách xét điểm rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật... theo đúng quy chế của Bộ GDĐT.
Tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.
Xây dựng quy trình và giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng cho phù hợp với kế hoạch hoạt động của nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm.
Là người thường xuyên tiếp xúc với học sinh nên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của học sinh, giáo viên chủ nhiệm có vai trị quan trọng trong việc rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Lập kế hoạch hoạt động rèn luyện đạo đức cụ thể cho hàng tháng, từng học kỳ, mỗi năm học.
Tổ chức giáo dục đạo đức, y đức thơng qua q trình học tập và các hoạt động của lớp.
Chỉ đạo trực tiếp ban cán sự lớp tổ chức các hoạt động cụ thể.
Thường xuyên quan tâm, giám sát, theo dõi các hoạt động giáo dục đạo đức, y đức, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện trong quá trình triển khai.
- Ban cán sự, Chi đoàn các lớp học sinh.
Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, phòng quản lý học sinh để phối hợp và chủ động tổ chức, triển khai, lập kế hoạch rèn luyện cho lớp mình. Đồng thời báo cáo các hoạt động này cho giáo viên chủ nhiệm để có kế hoạch bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.
Đôn đốc học sinh trong lớp chấp hành tốt việc thực hiện rèn luyện học tập và đạo đức trong quá trình học tập.
Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đàn thanh niên trong các hoạt động rèn luyện.
Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện đạo đức theo tháng, học kỳ, năm học và những việc đột xuất nảy sinh của lớp với phòng quản lý học sinh.