1.3. Nội dung quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng
1.3.5. Giáo viên cần được bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng sáng tạo cũng
cũng như kĩ năng dạy học sáng tạo.
* Kĩ năng sáng tạo cũng như kĩ năng dạy học sáng tạo gồm:
- Kĩ năng dạy học phân hóa, cá biệt hóa. Dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu, sở thích và năng lực của từng em học sinh người giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp.
- Kĩ năng sử dụng các phương pháp và công cụ sáng tạo và dạy học sáng tạo: Đặt câu hỏi sáng tạo, dạy học giải quyết vấn đề sáng tạo, dạy học bằng dự án....
- Kĩ năng dạy học phối hợp ba loại hình trí tuệ: Phân tích, sáng tạo và thực hành.
- Khuyến khích sử dụng cơng nghệ thơng tin truyền thơng để sáng tạo: Khuyến khích truy cập, tìm kiếm thơng tin để phát triển các ý tưởng mới, sử
dụng các phương tiện công nghệ để sáng tạo các sản phẩm mới....
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ thuật để học sinh tham gia, tích lũy kinh nghiệm và phát triển ý tưởng, tạo bầu khơng khí tập thể.
- Đa dạng hóa các loại hình học tập và làm việc của học sinh: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc chung cả lớp, thảo luận, tranh luận, học ngoài trời, trong vườn trường, tổ chức câu lạc bộ...
- Mời các nhà văn, các nghệ sĩ, các doanh nhân và các nhà khoa học...đến để nói chuyện cho học sinh nghe và làm quen.
- Tổ chức các cuộc thi và triển lãm sản phẩm sáng tạo của học sinh. - Kĩ năng đánh giá học sinh sáng tạo: Biết sử dụng các phương pháp đánh giá để đánh giá tư duy sáng tạo của học sinh, đánh giá tính mới, tính độc đáo của các ý tưởng hay sản phẩm mà học sinh tạo ra, khuyến khích những câu trả lời khác lạ. Tăng cường các phương pháp và hình thức đánh giá thường xuyên thay cho đánh giá cuối kì hoặc cuối kì.
1.4. Biện pháp quản lí của Giám đốc nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM