3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Hệ thống các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Tính thực tiễn bao gồm: Cơ cấu, số lượng cũng như trình độ phẩm chất năng lực của đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc; các điều kiện (bao gồm CSVC, môi trường giáo dục địa phương, nguồn lực con người…) phục vụ cho công tác phát triển.
Hệ thống các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo phải phát huy được những ưu điểm của các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang được sử dụng trên địa bàn. Hạn chế và khắc phục được những mặt cịn yếu kém để có thể đẩy mạnh hơn nữa sự sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của các trung tâm GDTX ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo quy trình với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hồn thiện hơn.
Các biện pháp đề xuất phải có tính khả thi, nghĩa là các biện pháp đưa ra phải gần gũi và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của giáo dục ở tỉnh Vĩnh Phúc. Các biện pháp đưa ra phải dễ thực hiện, phù hợp với Giám đốc, TTCM và giáo viên trong trung tâm. Đây là vấn đề then chốt để giải quyết tốt mục đích đề ra. Nếu thực hiện các biện pháp này thì sẽ có tác dụng tốt cho việc phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.