Thiên nhiên mùa thu

Một phần của tài liệu Tiểu luận thiên nhiên trong thơ haiku của basho (Trang 42 - 45)

Chương 2 : THIÊN NHIÊN TRONG THƠ HAIKU CỦA BASHO

2.3. Thiên nhiên gắn với các mùa trong năm

2.3.3. Thiên nhiên mùa thu

Nằm ở xứ cận nhiệt đới, Nhật Bản mang trong mình cái đẹp của thiên nhiên nhiệt đới lẫn ơn đới. Thiên nhiên đi vào thi ca với vẻ đẹp có sức quyến rũ mê hồn. Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên mùa thu Nhật Bản được các thi sĩ khắc họa trong những câu thơ Haiku vừa cô động nên thơ, vừa sinh động lạ thường. Một chiếc lá thơ xinh xắn ta âm thầm nhặt lên, nâng niu trên tay bao chiếc lá khô giản dị, đơn sơ mà thanh khiết, tao nhả đến lạ lùng.

Viết về mùa thu, các thi sĩ thường thể hiện cái đẹp của mùa bằng cảm thức sabi đầy quyến rũ, ngàn năm lay động hồn người dù chỉ bằng một chút men thu. Basho cũng vậy. Mùa thu là mùa của lễ hội ngắm lá, ngắm hoa. Đặc biệt đối với Basho, mùa thu được ơng miêu tả đa số qua hình ảnh những khóm, những nhành, những cành hoa cúc tưởng chừng như bé nhỏ và mong manh là vậy, nhưng lại ẩn giấu dưới sắc vàng rực rỡ một sức sống tiềm tàng tràn trề sinh lực.

Mong manh mong manh một nhành hoa cúc vừa đơm nụ vàng Dẫu thân hao gầy cành hoa cúc ấy nụ hoa căng đầy

Không chỉ đẹp trong cái sắc trắng ngần, hoa cứ đến trong cuộc đời trần trụi bụi bặm này một cách hồn nhiên, trong veo, thanh khiết, vơ tư.

Kìa hoa cúc trắng ngần không mảy may hạt bụi nở ngay trước mắt trần

Bơng hoa cúc Nhật ấy cũng như đóa sen trong ca dao Việt vậy. Cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật thường hài hòa với cái nghèo nàn , đơn sơ mợc mạc, xù xì bé nhỏ gần gủi quanh ta :

Quanh chiếc cối xay trên mình cúc trắng chút bụi bám bay

Cái lam lũ của cối xay, cái tội nghiệp nghèo nàn của bụi bám vương vào cánh hoa cúc trắng tinh khôi tạo nên một tương giao của vạn vật hiền hòa . Và đến khi thu vàng sắp từ biệt, những đóa cúc ṃn màng cuối mùa cũng ra đi, vạn vật hầu như chỉ còn là hư không trống vắng , như có mợt cái gì đó vừa trơi qua tầm tay ta.

Hoa cúc hết mùa ngồi cây củ cải cịn lại gì đâu

Mùa thu Nhật bản còn quyến rũ lòng người với sắc hoa triều nhan xanh tím. Cái màu tím phai hòa lẫn trong đám lá xanh vừa rực rỡ vừa khiêu gợi vô cùng, lại thêm lá cành quấn quýt, đọt non đu đưa càng làm cho cảnh vật thêm sức gợi tình:

Triều nhan một đóa suốt ngày chốt cửa cài vào cổng tôi

Trong thế giới của tĩnh lặng và tách biệt bụi trần, triều nhan bé nhỏ thầm lặng làm người gác cổng đáng yêu bên lối nhỏ vào đường thiền vạn nẻo, vào tâm thiền thênh thang. Thi sĩ Basho đã bắt được cái thần của cảnh vật và biểu đạt nó hết sức tinh tế mà giản dị đến bất ngờ.

Mùa thu Nhật Bản không chỉ được biểu đặt bằng sắc thu vàng mà còn được cảm nhận qua làn hương của vạn vật khắp đất trời. Đó có thể là mùi hương quen tḥc của dòng nước trong:

Ở Yamankta

không cần ngắt hoa cúc bỏ vào mà nước suối vẫn thơm

Hay mùi hương của đóa phù dung lan tỏa khắp khơng gian, hòa lẫn trong sương mù:

Mưa mù sương phù dung một đóa làm mùa dâng hương

Mùa thu bao giờ cũng đem lại cho con người cảm giác buồn hơn vui. Bởi vì mùa thu đẹp quá! Cái đẹp trong tâm thức, trong cảm thức người Nhật bao giờ cũng gắn liền với cái buồn xao xuyến, cái hoài niệm, cái tiếc nuối và sự dùng dằng ,ngập ngừng như níu kéo để còn được khát khao , được mong đợi dù biết rằng thu đã sang mùa .

Con trai sò

chia xác vỏ ra hai mùa thu sắp đi Thu đã cuối rồi nhưng quả xoài xanh

vẫn tin vào ngày sắp tới

Kết cấu vòng tròn của bài thơ khơng chỉ khẳng định tình u dành cho mùa thu của Basho mà còn ấn giấu một niềm lạc quan và phát lộ một bản lĩnh trường tồn của tạo vật. Có rồi khơng, khơng để rồi lại có. Đó là sự hằng thường của lẽ vô thường, là quy luật vận hành của vạn vật.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thiên nhiên trong thơ haiku của basho (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)