Thiên nhiên mùa đông

Một phần của tài liệu Tiểu luận thiên nhiên trong thơ haiku của basho (Trang 45 - 49)

Chương 2 : THIÊN NHIÊN TRONG THƠ HAIKU CỦA BASHO

2.3. Thiên nhiên gắn với các mùa trong năm

2.3.4. Thiên nhiên mùa đông

Khi cái nóng oi nồng làm tàn lụi những cánh anh đào rực rỡ của mùa xuân qua đi thì cái se lạnh của mùa thu ùa về làm cho màu xanh chuyển sang màu vàng, tiếng chim hót bỗng dừng và rồi những bơng tuyết trắng xóa bắt đầu rơi báo hiệu mùa đông đến. Sự xoay vần của tạo hóa trên đất nước đã tạo cho con người Nhật mang những nét tính cách thật đặt biệt. Mùa đông bắt đầu từ tháng mười hai, các cánh đồng và núi non trở nên nâu xám vì các cành cây đều trụi lá. Thiên nhiên khốc lên mình chiếc áo chồng trắng lạnh lẽo u tịch của tuyết, vạn vật mang một vẻ đẹp cổ kính tự ngàn đời. Trăng, tuyết mùa đơng và lá chết là những hình ảnh thơ ca mà người Nhật yêu thích. Đồng hành với mùa đông là những cơn rét buốt, những bông tuyết rơi và không gian ngập trong tuyết phủ và lạnh giá, cây cối trơ trọi, khẳng khiu. Trước thiên nhiên khắc nghiệt mà mùa đông đem lại, Thiền sư Basho động lòng trước những số phận vất vả đang lao động giữa tuyết rơi

Trong tuyết ban mai đơi mắt ta nhìn cả những con ngựa gầy

Đông giá lạnh mà trái tim Basho lại ấm áp tình người, nổi niềm thương cảm của ơng như muốn tỏa hơi ấm đến mọi sinh linh nhỏ bé. Mùa đông đến rồi đi, dẫu không muốn ngập trong giá rét thì đơng vẫn đến

tuyết mà ta ngắm bây giờ lại rơi?

Nếu khơng có tuyết rơi thì chắc hẳn núi Phú Sĩ không đép được đến thể, mùa đông ở Nhật Bản là mùa tuyết rơi, vạn vật chìm trong tuyết trắng và con người bình thản đón nhận nó

Đi nữa bạn ơi ngắm nhìn tuyết đổ cho dầu ta rơi!

Ơng say sưa ngắm tuyết rơi tới khi trượt ngã

Hãy ra ngoài

ngắm tuyết rơi tới khi tôi trượt ngã

hay say sưa ngắm những chiếc lá cuối cùng sắp sửa rơi trước những cơn gió giá rét

Đến đây xem để thấy một chiếc lá cô đơn trên cành Kiri ấy

Và đây là cảnh vườn chùa mùa đông trống vắng:

Những chiếc lá rơi dường như trăm tuổi

Basho yêu thiên nhiên nên ta dễ dàng tìm thấy trong thơ ca của ơng những bức tranh tứ bình về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Với những nét vẽ đơn sơ, ông gần như đã thâu tóm được cả thần sắc vũ trụ trong đó.

KẾT LUẬN

Những tác phẩm Văn học Nhật Bản thâm trầm sâu lắng như tính cách người Nhật nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao mang tính nhân loại. Basho là một thiên tài lỗi lạc của dân tộc Nhật Bản, người đưa thơ haiku lên đỉnh cao thi ca dân tợc và vươn mình ra thế giới. Ơng là mợt nhà thơ thiền sư được mọi người mến mợ, là mợt hình bóng vĩ đại của văn hóa Nhật Bản.

Thơ haiku Basho khơng chỉ là đại biểu cho thơ ca Nhật Bản mà còn đại diện cho văn học và văn hóa Nhật Bản. Thơ Basho đến với mọi người bằng chính tình u thiên nhiên, u c̣c sống tươi đẹp. Thiên nhiên trong thơ Basho được phản chiếu qua “chiếc gương mỹ cảm” của người Nhật và phong thái Basho nên thiên nhiên ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa có cái thơ hòa lẫn cái tình. Thơ ơng khơng chỉ là những tác phẩm nghệ thuật giải trí thơng thường mà còn là tình u thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người và cuộc sống. Thơ ông là những bài ca dung dị về thiên nhiên, con người Nhật Bản. Thiên nhiên trong

thơ ông là những bức tranh văn hóa đợc đáo đậm màu sắc Nhật Bản trải dài khắp bốn mùa xuân, ha, thu, đông. Bức tranh thiên nhiên mỗi mùa đều có những nét đẹp, nét đợc đáo riêng, và với tài năng thiên bẩm cùng với lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, Basho đã phác thảo chúng thơng qua những lời thơ đặc sắc của riêng mình.

Thơ haiku đang trên đường lan tỏa, trở thành một dòng thơ độc đáo của thế giới và gây ảnh hưởng đến thơ ca hiện đại. Thơ ca phương Tây tiếp thu và thể nghiệm phong thái haiku như Rille (Đức), Seferis (Hi Lạp), Tablada (Mexico)… “Những chiều thu cô đơn” của Basho trở thành những ngày xuân

vĩnh cửu trên trái đất. Ở Việt Nam, thơ haiku được đưa vào giới thiệu trong

sách Ngữ văn lớp 10 tập II chủ yếu là thơ của Basho và phần đọc thêm của một số tác giả như Chiyo, Buson, Issa. Luận văn góp phần giới thiệu sự tiếp nhận văn học văn hóa Nhật Bản ở Việt Nam và trường Phổ thơng nói riêng. Nếu có điều kiện, người viết hy vọng có thể tìm hiểu khám phá sâu hơn về thơ haiku Basho và thơ haiku nói chung trong nền văn học Nhật Bản. Bởi cuôc đời rất cần những khúc ca trữ tình sâu lắng, những bài ca đẹp có xen lẫn những nốt nhạc buồn. Đọc thơ Basho ta cảm thấy tâm hồn mình thanh thản, yêu đời và u c̣c sống. Lòng mình thêm rợng mở. C̣c đời thật đẹp và đáng yêu làm sao !. Cuộc sống có ý nghĩa vơ cùng phong phú mà thơ Basho đã giúp ta khám phá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ueda Makoto, Nguyễn Nam Trân (biên dịch, chú thích) (2018), Matsuo Basho – Bậc đại sư thơ Haiku, Nxb Hồng Đức.

2. Matsuo Basho (Vĩnh Sính dịch), (1999), Lối lên miền Oku, Nxb Thế giới Hà Nội.

3. Nhật Chiêu, (2013), Văn học Nhật Bản – Từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Nhật Chiêu, (2003), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục Hà Nội.

5. Nguyễn Phương Khánh, (2018), Nhật Bản – Từ mỹ học đến văn chương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Lưu Đức Trung, (2008), Giáo trình văn học Châu Á 2 (Văn học Ấn Độ, Đông Nam Á và Nhật Bản), Nxb Đại học Sư Phạm.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thiên nhiên trong thơ haiku của basho (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)