CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
i) Công tác quản lý chương trình đào tạo của trường Đại học Cơng
nghệ GTVT đã có những thay đổi như thế nào trong giai đoạn 2011-2015? ii) Công tác quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Cơng nghệ GTVT đã có những thay đổi như thế nào trong giai đoạn 2011-2015?
Trên cơ sở hai câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu được mơ tả như hình vẽ ở mục 6 của phần Mở đầu. Khung lý thuyết chỉ rõ bộ máy quản lý đào tạo của trường Đại học Công nghệ GTVT
có cấu trúc tuân thủ quy định chung của Luật Giáo dục đại học về cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý. Hoạt động quản lý đào tạo được sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám hiệu đến các phòng ban liên quan trực tiếp là phòng Đào tạo, phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và phịng Cơng tác Học sinh – Sinh viên. Sau đó, những phịng này có trách nhiệm thực hiện và đưa những chỉ đạo của Ban Giám hiệu đến các khoa và bộ mơn. Cơ cấu gồm ba phịng trên kết hợp với các khoa và bộ môn trực tiếp thực hiện các chức năng trong hoạt động quản lý đào tạo. Theo giới hạn đề tài của tác giả, trong hoạt động quản lý đào tạo có hai nhân tố chính, đó là: Quản lý chương trình đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo. Từ hai nhân tố này, đề tài đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực với nội hàm cụ thể như sau:
- Nhân tố quản lý CTĐT bao gồm: + Mục tiêu đào tạo
+ Chuẩn đầu ra + Nội dung CTĐT + Cấu trúc CTĐT
- Nhân tố quản lý hoạt động đào tạo bao gồm 5 lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có các tiêu chí cụ thể. Năm lĩnh vực trong nhân tố quản lý hoạt động đào tạo bao gồm:
+ Quản lý tuyển sinh + Tổ chức đào tạo
+ Tổ chức thi hết học phần + Quản lý tốt nghiệp
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Trên cơ sở hai phương pháp này, tác giả triển khai thành những phương pháp chi tiết như sau:
- Phương pháp định tính:
+ Phương pháp khảo cứu: Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc đọc các cơng trình nghiên cứu liên quan nhằm tìm hiểu các cơng trình đó đã nghiên cứu được những gì và học hỏi kinh nghiệm từ những cơng trình đã cơng bố.
+ Phương pháp chun gia: Khi xây dựng phiếu khảo sát, tác giả tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ quản lý trong Nhà trường.
+ Phương pháp phỏng vấn tự do các cán bộ quản lý, lãnh đạo Nhà trường: Phỏng vấn được thực hiện sau khi đã có kết quả phân tích số liệu khảo sát để làm rõ một vấn đề mà kết quả khảo sát chưa trả lời được.
- Phương pháp định lượng:
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc thiết kế phiếu khảo sát để định lượng phân tích, trả lời những câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
2.2.1.1. Công cụ nghiên cứu
Phiếu khảo sát được sử dụng để lấy ý kiến của các cán bộ quản lý để đánh giá sự thay đổi trong hoạt động quản lý đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn trường đã lên đào tạo bậc đại học so với thời kỳ trường còn là trường cao đẳng.
Câu hỏi phỏng vấn tự do được sử dụng sau khi xử lý và phân tích kết quả thu được từ phiếu khảo sát để làm rõ một số vấn đề mà kết quả khảo sát chưa giải thích được.
2.2.1.2. Mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý trong trường có chức năng nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý đào tạo. Tuy nhiên, mục
đích của nghiên cứu là đánh giá sự thay đổi trong hoạt động quản lý đào tạo của trường Đại học Công nghệ GTVT trong giai đoạn 2011-2015 nên tác giả chỉ lấy số mẫu là những cán bộ quản lý công tác tại trường trong cả hai thời kỳ, khi trường còn là trường cao đẳng và trường được nâng cấp lên thành trường đại học. Vì vậy, số lượng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu khảo sát của đề tài là 75 cán bộ. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ khảo sát tất cả 75 cán bộ quản lý này và không phân biệt mẫu dựa trên chức vụ hay số lượng năm công tác.
2.2.1.3. Thu thập thông tin nghiên cứu
- Thu thập thơng tin bằng phương pháp định tính
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quát hoá để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài;
Phỏng vấn tự do: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát đã có.
Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, gặp gỡ xin ý kiến của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng + Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
+ Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phần mềm Quest.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS, Quest để xử lý số liệu.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
2.2.2.1. Quy trình nghiên cứu lý luận
Tiến hành nghiên cứu, phân tích và tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài;
Nghiên cứu các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan để xác định nội dung nghiên cứu và xây dựng đề cương;
Xây dựng bộ cơng cụ đo lường.
2.2.2.2. Quy trình nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thử nghiệm phiếu khảo sát:
Do số lượng mẫu để lấy ý kiến khảo sát ít nên tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để thử nghiệm và đánh giá phiếu hỏi . Sau khi xây dựng phiếu hỏi, tác giả đã tiến hành xin ý kiến tư vấn và góp ý chỉnh s ửa của Ban Giám hiệu và các cán bộ quản lý của trường Đại học Công nghệ GTVT.
- Nghiên cứu chính thức:
+ Phát phiếu khảo sát ý kiến các cán bộ quản lý:
Mẫu nghiên cứu của đề tài là 75 cán bộ quản lý. Các phiếu thu lại được kiểm tra thô, nếu phiếu nào không trả lời quá 80% câu hỏi hoặc trả lời chung một đáp án thì bị loại.
+ Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý:
Sau khi phân tích kết quả khảo sát bằng phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý để làm rõ các vấn đề cần thiết liên quan đến kết quả khảo sát.
2.2.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn
- Nhập và xử lý số liệu từ phiếu khảo sát.
- Phân tích, kết luận từ kết quả khảo sát và kết quả phỏng vấn. - Viết báo cáo hoàn chỉnh đề tài.