Sự thay đổi trong cơng tác quản lý chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi trong hoạt động quản lý đào tạo của trường đại học công nghệ giao thông vận tải trong giai đoạn 2011 2015 dưới cái nhìn của cán bộ quản lý (Trang 42)

Theo hình 3.1, trong số 4 tiêu chí được lấy ý kiến phản hồi, khơng có tiêu chí nào đánh giá không thay đổi.

Theo tỷ lệ % lựa chọn các mức độ đánh giá ở ba tiêu chí “Mục tiêu đào tạo”, “Nội dung CTĐT”, “Cấu trúc CTĐT” có số lượng đánh giá ở mức độ đã thay đổi chiếm tỷ lệ % cao hơn, cụ thể 55,6% ở “Mục tiêu đào tạo”, 57,1% ở “Nội dung CTĐT”, 57.1% ở “Cấu trúc chương trình đào tạo”. Riêng tiêu chí “Chuẩn đầu ra” được đánh giá ở mức độ đang điều chỉnh sau thay đổi nhiều hơn là 77,8%.

Với “Mục tiêu đào tạo”, 100% số lượng cán bộ quản lý khẳng định tiêu chí này đã thay đổi. Trong số đó, có 44,5% khẳng định đang tiếp tục được điều chỉnh sau thay đổi.

Với “Chuẩn đầu ra”, 100% số lượng cán bộ khẳng định tiêu chí này đã thay đổi, trong đó có 77,8% đánh giá ở mức độ đang tiếp tục điều chỉnh sau thay đổi.

Cả hai tiêu chí “Mục tiêu đào tạo” và “Chuẩn đầu ra” đều được đánh giá đang điều chỉnh sau thay đổi, tuy nhiên số % đánh giá mức độ này ở tiêu chí “Mục tiêu đào tạo” lại nhỏ hơn số % đánh giá của tiêu chí “Chuẩn đầu ra”.

Đối với 2 tiêu chí “Nội dung CTĐT” và “Cấu trúc CTĐT”, số % đánh giá đã thay đổi là 100% và % đánh giá đang điều chỉnh sau thay đổi của 2 tiêu chí này bằng nhau cụ thể là 42,9%, gần tương đương với số % đánh giá của tiêu chí “Mục tiêu đào tạo”.

3.1.2. Kết quả phỏng vấn tự do

Căn cứ kết quả khảo sát, tác giả phỏng vấn đồng thời 3 cán bộ quản lý của trường, trong đó có 1 cán bộ lãnh đạo trường và 2 cán bộ thuộc phòng Đào tạo. Câu hỏi phỏng vấn của tác giả như sau:

- Nguyên nhân của sự khác biệt giữa % đánh giá ở mức độ đang điều chỉnh sau thay đổi của hai tiêu chí “Mục tiêu đào tạo” và “Chuẩn đầu ra”?

- Những tiêu chí trên đã thay đổi và được điều chỉnh cụ thể như thế nào? Những điều chỉnh đó đã phù hợp với thực tế chưa?

Do trường được nâng câp từ bậc cao đẳng lên bậc đại học, tất cả các chương trình đào tạo đã được nâng cấp lên thành CTĐT hệ đại học, đó chính là câu trả lời cho việc 100% đánh giá CTĐT đã thay đổi. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong % đánh giá mức độ “Đã điều chỉnh sau thay đổi” của “Mục tiêu đào tạo” và “Chuẩn đầu ra” là do sau khi điều chỉnh mục tiêu đào tạo từ khi trường lên đại học, đối với các ngành Cơng trình xây dựng giao thơng và Cơ khí, để đáp ứng yêu cầu của xã hội và sự tiến bộ trong khoa học công nghệ, Nhà trường nâng cao chuẩn đầu ra của một số chuyên ngành để trình độ sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầu việc làm của doanh nghiệp và xã hội. Những điều chỉnh trong chuẩn đầu ra vẫn phù hợp và xuyên suốt với mục tiêu đào tạo.

Sự thay đổi và điều chỉnh mục tiêu đào tạo dẫn đến sự thay đổi và điều chỉnh nội dung CTĐT và cấu trúc CTĐT. Vì vậy, 3 tiêu chí có số lượng % đánh giá ở cả 2 mức độ đã thay đổi và mức độ đang điều chỉnh sau thay đổi tương đương nhau.

Nội dung chương trình đào ta ̣o đang từng bước được điều chỉnh chuẩn hóa theo hướng nghề nghiệp ứng dụng , tuy nhiên khối lượng chương trình mới chỉ được điều chỉnh ít : phần thực hành , thí nghiệm, thực tâ ̣p còn thấp (chiếm khoảng 20-25%); kiến thức lý thuyết còn nhiều ; thời gian thực tâ ̣p ngoài trường (10 - 12 tín chỉ) nhưng hiê ̣u quả khơng cao nên chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được với mu ̣c tiêu đào tạo đề ra nhất là kỹ năng thực hành , trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực sáng tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội cịn hạn chế.

Nội dung CTĐT đã có sự thay đổi so với thời kỳ trường cao đẳng và có sự tham khảo, nghiên cứu và xây dựng dựa trên những CTĐT của các trường cùng ngành trong nước và quốc tế, tuy nhiên chưa có sự gắn kết với nhu cầu của các doanh nghiệp và vẫn thiếu chương trình đào ta ̣o cho những ngàn h nghề mà thực tiễn sản xuất đang có nhu cầu như kết cấu- vâ ̣t liê ̣u; bảo trì- khai

thác cơng trình ; giao thơng thông minh ; cầu- hầm; thanh tra giao thông ; an tồn lao động trong xây dựng cơng trình...

3.1.3. Đánh giá chung về sự thay đổi trong cơng tác quản CTĐT:

Như đã phân tích ở trên, kết quả khảo sát và phỏng vấn đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Công tác quản lý chương trình đào tạo của Nhà trường đã được thay đổi tích cực và hiện tại đang tiếp tục được điều chỉnh, trong đó tập trung điều chỉnh tích cực về xây dựng chuẩn đầu ra để theo kịp yêu cầu của xã hội.

3.1.4. Khuyến nghị:

- Cải tiến nội dung chương trình đào tạo hướng tăng thực hành , coi trọng đào tạo phát triển kỹ năng (thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập, đồ án trên 50% khối lượng chương trình);

- Hàng năm, tổ chức Hội thảo về đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội . Mời các cơ quan , đơn vị, doanh nghiê ̣p, chuyên gia, cựu sinh viên tham gia ý kiến vào việc xây dựng và chỉnh lý mục tiêu chương trình đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn chất lượng đào ta ̣o.

3.2. Sự thay đổi trong công tác quản lý hoạt động đào tạo 3.2.1. Quản lý tuyển sinh 3.2.1. Quản lý tuyển sinh

3.2.1.1. Kết quả khảo sát

Hình 3.2. Sự thay đổi trong công tác quản lý tuyển sinh

Theo Hình 3.2, trong số 4 tiêu chí trong lĩnh vực “Quản lý tuyển sinh”, 3 tiêu chí “Chỉ tiêu tuyển sinh”, “Phương thức nhận hồ sơ tuyển sinh” và “Phương thức tổ chức tuyển sinh” đều được đánh giá là đã thay đổi do số % đánh giá các tiêu chí này ở mức độ đã thay đổi cao, tương ứng cụ thể là 95,2%, 92,1% và 92,1%.

Tiêu chí “Đối tượng tuyển sinh” là tiêu chí duy nhất được đánh giá không thay đổi với 85,7% và chỉ có 14,3% đánh giá nội dung này đã thay đổi. Tại sao lại có sự khác biệt trong đánh giá các tiêu chí này, tác giả sẽ làm rõ trong kết quả phỏng vấn tự do.

3.2.1.2. Kết quả phỏng vấn tự do

Để làm rõ thêm kết quả khảo sát trên, tác giả phỏng vấn đồng thời 1 cán bộ lãnh đạo Trường và 1 cán bộ quản lý của Phòng Đào tạo, 2 cán bộ quản lý cấp Khoa và Bộ môn với câu hỏi phỏng vấn như sau:

“Tại sao tiêu chí “Đối tượng tuyển sinh” lại được đánh giá ở mức độ không thay đổi trong khi các tiêu chí cịn lại đều được đánh giá ở mức độ đã thay đổi?”

“Tại sao vẫn có một số cán bộ lựa chọn mức độ đánh giá không thay đổi và đang điều chỉnh sau thay đổi ở các tiêu chí này?”

Kết quả phỏng vấn thu được như sau:

Đối với câu hỏi thứ nhất, tất cả cán bộ quản lý đều có chung câu trả lời, đó là: Do cơng tác quản lý tuyển sinh của Nhà trường tuân thủ theo các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, vì vậy từ khi được nâng cấp lên đào tạo bậc đại học, đối với những tiêu chí “Chỉ tiêu tuyển sinh”, “Phương thức tổ chức tuyển sinh” và “Phương thức nhận hồ sơ tuyển sinh”, Nhà trường đều thay đổi để phù hợp đối với các quy định tuyển sinh đối với một trường đại học. Duy nhất tiêu chí “Đối tượng tuyển sinh” không thay đổi do yêu cầu đặt ra đối với đối tượng tuyển sinh của trường khi còn là trường cao đẳng và khi trường lên cấp đại học khơng có sự khác biệt, đối tượng là những học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thơng. Vì vậy, đối tượng tuyển sinh giữa hai thời kỳ của Nhà trường được đánh giá khơng có sự thay đổi.

Đối với câu hỏi thứ hai, cán bộ quản lý thuộc Khoa và bộ môn trả lời nguyên nhân như sau: Do công tác quản lý tuyển sinh được thực hiện trực tiếp bởi phịng đào tạo, các khoa và bộ mơn chỉ có nhiệm vụ thực thi những hoạt động cụ thể trong khi tuyển sinh. Vì vậy, có một số cán bộ chưa nắm rõ những tiêu chí này đã thay đổi hay đang được điều chỉnh sau thay đổi.

3.2.2. Tổ chức đào tạo 3.2.2.1. Kết quả khảo sát 3.2.2.1. Kết quả khảo sát

Hình 3.3. Sự thay đổi trong cơng tác tổ chức đào tạo

Trong Hình 3.3, có thể thấy tất cả các tiêu chí trong cơng tác tổ chức đào tạo được đánh giá đã thay đổi 100%, trong đó “Việc thơng báo kết quả học tập của sinh viên” là tiêu chí được đánh giá khác biệt nhất vì có 77,8% đánh giá tiêu chí này đang được điều chỉnh sau khi thay đổi.

Đối với tiêu chí “Quy chế hỗ trợ và miễn giảm học phí cho sinh viên”, trong 100% đánh giá đã thay đổi thì có 44,4% đánh giá tiêu chí này đang được điều chỉnh sau thay đổi.

Các tiêu chí “Kế hoạch học tập của người học”, “Chuẩn bị thời khóa biểu”, “Lịch trình giảng dạy” tuy cũng được đánh giá đang điều chỉnh sau thay đổi nhưng số % đánh giá ở mức độ này thấp hơn, cụ thể là 34,9%, 28,6% và 28,6%.

Các tiêu chí cịn lại được đánh giá ở mức độ đã thay đổi với hơn 90% ở mỗi tiêu chí. Tại sao lại có sự khác biệt trong đánh giá các mức độ giữa các tiêu chí này? Tác giả sẽ làm rõ hơn trong phần phỏng vấn tự do.

3.2.2.2. Kết quả phỏng vấn

Để làm rõ nguyên nhân sự khác biệt trong đánh giá giữa 2 mức độ của các tiêu chí trên, tác giả phỏng vấn lần lượt 4 cán bộ quản lý trong đó, 1 cán bộ thuộc phòng Đào tạo, 1 cán bộ thuộc phịng Cơng tác Học sinh sinh viên, 1

cán bộ thuộc phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và 1 cán bộ thuộc Khoa với câu hỏi phỏng vấn như sau:

- Tại sao tiêu chí thơng báo kết quả học tập của sinh viên lại có % đánh giá mức độ đang điều chỉnh cao nhất? Những điều chỉnh này được thể hiện như thế nào?

- Tại sao tiêu chí “Quy chế hỗ trợ miễn giảm học phí cho SV” lại có 44,4% đánh giá ở mức độ đang điều chỉnh sau thay đổi trong khi các tiêu chí “Kế hoạch học tập của người học”, “Chuẩn bị thời khóa biểu”, “Lịch trình giảng dạy” lại có % ở mức độ đánh giá này thấp hơn?

- Các tiêu chí “Sinh viên tham gia lấy ý kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên và các hoạt động hỗ trợ”, “Sinh viên tham gia lấy ý kiến về các dịch vụ hỗ trợ người học”, “Sinh viên cuối khóa tham gia lấy ý kiến về CTĐT” đã có thay đổi như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau trong kết quả khảo sát ở mức độ đang điều chỉnh sau thay đổi của ba tiêu chí này?

Kết quả phỏng vấn cho thấy:

- Việc thông báo kết quả học tập của sinh viên trước đây khi trường còn là trường cao đẳng, hình thức thơng báo kết quả học tập chỉ qua bảng thông tin của Nhà trường và song song gửi về cho các cán bộ giáo vụ khoa để từ đó gửi về cho các giáo viên chủ nhiệm và thông báo cho sinh viên. Tuy nhiên khi trường được nâng cấp lên đại học, hình thức này đã được bổ sung và cải tiến. Việc thông báo kết quả học tập của người học được tin học hóa bằng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo IU và hệ thống tin nhắn SMSU tới số thuê bao đăng ký nhận tin nhắn. Mỗi cá nhân sinh viên được cung cấp một tài khoản cá nhân trên hệ thông phần mềm đào tạo, từ đó có thể chủ động theo dõi và cập nhật kết quả học tập của bản thân sau mỗi kì thi hoặc thực tập. Ngồi ra mỗi sinh viên còn đăng ký số điện thoại cá nhân cho Nhà trường để Nhà trường thông báo kết quả qua hệ thống tin nhắn SMSU. Đối với hệ thống SMSU này, Nhà trường đã có điều chỉnh về sau khi ngoài số điện thoại cá nhân của sinh

viên, Nhà trường còn yêu cầu số điện thoại của phụ huynh để thông báo cùng lúc tới phụ huynh và người học.

- Tiêu chí “Quy chế hỗ trợ miễn giảm học phí cho sinh viên” là tiêu chí được phụ trách chuyên trách bởi phịng Cơng tác Học sinh sinh viên. Vì vậy, đây là đơn vị nắm rõ nhất những điều chỉnh trong quy chế miễn giảm học phí, sau đó là các phịng ban liên quan là phòng Đào tạo và Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc này trả lời cho câu hỏi tại sao tiêu chí này lại có 44,4 % đánh giá đang điều chỉnh sau thay đổi.

- Các tiêu chí “Kế hoạch học tập của người học”, “Chuẩn bị thời khóa biểu”, “Lịch trình giảng dạy” là những cơng việc được thực hiện trực tiếp bởi phịng Đào tạo. Vì vậy, những cán bộ thuộc phòng này là những người nắm rõ nhất những điều chỉnh trong nội dung này và đánh giá tiêu chí này đang được điều chỉnh sau thay đổi. Còn lại đa số cán bộ quản lý đánh giá tiêu chí này đã thay đổi thuộc về đánh giá của những cán bộ phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo, phịng Cơng tác HSSV và các cán bộ quản lý của khoa, bộ môn.

- Các tiêu chí “SV tham gia lấy ý kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên và các hoạt động hỗ trợ”, “SV tham gia lấy ý kiến về các dịch vụ hỗ trợ người học”, “SV cuối khóa tham gia lấy ý kiến về CTĐT” chỉ mới được thực hiện từ khi trường được nâng cấp lên bậc đại học. Trước đây khi còn là trường cao đẳng, những hoạt động này không được thực hiện. Hai hoạt động trong tiêu chí “SV tham gia lấy ý kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên và các hoạt động hỗ trợ”, “SV tham gia lấy ý kiến về các dịch vụ hỗ trợ người học” được thực hiện thường niên và do ba phòng bao gồm phòng Đào tạo, phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và phịng Cơng tác HSSV phối hợp và trực tiếp thực hiện. Đối với hoạt động trong tiêu chí “SV cuối khóa tham gia lấy ý kiến về CTĐT”, vì Trường mới có 1 khóa sinh viên tốt nghiệp nên hoạt động này” được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ các khoa, bộ môn và các giảng viên trong Nhà trường để phối hợp nhằm thu được tối đa số lượng kết quả phản hồi của SV.

3.2.3. Tổ chức thi hết học phần 3.2.3.1. Kết quả khảo sát 3.2.3.1. Kết quả khảo sát

Hình 3.4. Sự thay đổi trong cơng tác tổ chức thi hết học phần

Hình 3.4 cho thấy tất cả tiêu chí trong cơng tác “Tổ chức thi hết học phần” được đánh giá 100% đã thay đổi. Trong đó, tiêu chí “Lên lịch thi” là tiêu chí có 44,4% đánh giá đang điều chỉnh sau thay đổi. Các tiêu chí cịn lại được đánh giá đã thay đổi.

3.2.3.2. Kết quả phỏng vấn

Qua kết quả khảo sát, để làm rõ nguyên nhân cho tiêu chí “Lên lịch thi” có số lượng cán bộ đánh giá ở mức độ đang điều chỉnh sau thay đổi nhiều nhất, tác giả phỏng vấn đồng thời 4 cán bộ quản lý trong đó 1 cán bộ lãnh đạo Nhà trường, 1 cán bộ thuộc phòng Đảm bảo chất lượng, 1 cán bộ thuộc phòng Đào tạo và 1 cán bộ thuộc Khoa.

Kết quả phỏng vấn cho thấy:

Khi còn là thời kỳ trường cao đẳng, tất cả tiêu chí trong lĩnh vực “Tổ chức thi hết học phần” đều do giáo vụ các khoa phụ trách và thực hiện. Đối với các môn học đại cương, hoạt động này lại được thực hiện bởi phòng Đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi trong hoạt động quản lý đào tạo của trường đại học công nghệ giao thông vận tải trong giai đoạn 2011 2015 dưới cái nhìn của cán bộ quản lý (Trang 42)