Sự phát triển của Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn hà nội hiện nay (Trang 43 - 45)

Chương 1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dạy nghề

2.1. Sự phát triển của Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam

- Năm 1963, Chính phủ quyết định thành lập Vụ đào tạo CNKT trực thuộc Bộ Lao động (nay là Bộ LĐ-TB&XH).

- Năm 1969, Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục đào tạo CNKT cũng thuộc Bộ Lao động.

Trong 10 năm (1969 - 1978), hệ thống trường, lớp đào tạo CNKT đã phát triển ở khắp các ngành - vùng - địa phương. Hàng triệu lao động được đào tạo ở trong và ngồi nước, cung cấp đội ngũ CNKT có chất lượng cho các ngành kinh tế quốc dân.

- Năm 1978, Chính phủ quyết định đổi tên thành Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Chính phủ.

Trong thời kỳ 1978 - 1986, đã có 336 trường dạy nghề. Sự nghiệp đào tạo CNKT phát triển mạnh, kể cả trong hợp tác quốc tế, do đó số CNKT được đào tạo tăng cả về số và chất lượng.

- Năm 1987, Nhà nước sắp xếp lại bộ, ngành, Tổng cục Dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học - THCN (và đổi tên là Bộ Đại học - THCN và Dạy nghề); Tổng cục dạy nghề trở thành Vụ dạy nghề.

- Năm 1991, khi hợp nhất hai Bộ (Bộ Giáo dục, Bộ Đại học thành Bộ GD&ĐT thì Vụ Dạy nghề và và Vụ THCN nhập lại thành Vụ THCN và Dạy nghề.

Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) họp tháng 12 năm 1996 đã chỉ rõ giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo CNKT có lúc suy giảm mạnh trong

một thời gian dài, lĩnh vực dạy nghề chưa có sự quan tâm đúng mức cả của Nhà nước, của các doanh nghiệp và xã hội, cả từ phía người học làm cho quy mô đào tạo nghề giảm sút, xuất hiện sự mất cân đối lớn về cơ cấu trình độ đào tạo (giữa đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học xuất hiện “hình nón ngược”); về đầu tư chưa cân đối so với các cấp học, bậc học khác (nhất là so với đào tạo đại học) làm cho hệ thống các trường dạy nghề suy giảm về số lượng trường, cả về các ngành nghề đào tạo và các điều kiện đảm bảo đào tạo có chất lượng, mất cân đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều ngành sản xuất. Quy mô đào tạo nghề quá nhỏ bé, trình độ thiết bị đào tạo lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. [47, tr 10]

- Trước yêu cầu đổi mới, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khố VIII), Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/3/1998 về việc chuyển giao nhiệm vụ QLNN về đào tạo nghề từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH bắt đầu từ ngày 1/7/1998. Chính phủ đã tái lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH (Nghị định số 33/1998/NĐ- CP, ngày 23/5/1998). Với sự quan tâm của các cấp các ngành, những năm qua sự nghiệp dạy nghề đang được phục hồi và phát triển. Về hệ thống tổ chức quản lý dạy nghề đã được hình thành từ trung ương đến địa phương. Đã có 43/61 tỉnh thành phố đã thành lập Phòng quản lý dạy nghề, 18 tỉnh đã thành lập bộ phận quản lý doanh nghiệp trong phòng chức năng thuộc Sở LĐ- TB&XH. [39, tr 13]

Dựa vào sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, chúng ta có thể thấy được một cách rõ nét vị trí của hệ thống dạy nghề trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay:

Sơ đồ 2.1: Hệ thống Dạy nghề theo Luật Giáo dục 2005 và Luật Dạy nghề năm 2006

(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề; Tài liệu báo cáo Dạy nghề của Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn hà nội hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)