Phát triển đội ngũ giảng viên/giáo viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ trong giai đoạn phát triển mới (Trang 27 - 28)

ĐNGV là nguồn nhân lực cơ bản của nhà trường, phát triển ĐNGVchính là phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường. Việc phát triển ĐNGV là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển nhà trường.

Phát triển ĐNGV vừa nhằm mục tiêu phục vụ yêu cầu tăng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy ở giai đoạn hiện tại, vừa chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo của nhà trường. Phát triển ĐNGV là việc làm hết sức cần thiết trên cả ba phương diện: Số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là việc phổ biến hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.

Theo quan niệm này, mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội biến đổi tăng tiến số lượng, thay đổi chất lượng, kể cả dưới tác động của bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là phát triển.

Như vậy, ta có thể hiểu: Phát triển ĐNGV là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến theo hướng tích cực của ĐNGV trong việc hồn thành mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường.

Muốn phát triển ĐNGV, trước hết phải chăm lo cho đủ về số lượng và vững mạnh về trình độ, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề để thực

hiện các mục tiêu đào tạo của trường. Song một điều quan trọng nữa là làm sao cho ĐNGV biết đoàn kết và đủ điều kiện để sáng tạo trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường, tìm thấy lợi ích của cá nhân trong mục tiêu chung của tổ chức. Họ thấy được sự phát triển của cá nhân gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của nhà trường. Phát triển ĐNGV phải gắn công tác đào tạo - bồi dưỡng với sử dụng, điều này chỉ có thể thực hiện được khi có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp.

Như vậy, hai mục tiêu cơ bản của phát triển ĐNGV là:

- Một là: Chăm lo xây dựng đủ số lượng, loại hình và chất lượng về mọi mặt của ĐNGV nhằm thực hiện tốt nội dung và kế hoạch đào tạo.

- Hai là: Làm cho mọi người đều cảm thấy hài lịng và gắn bó với nhà trường, hào hứng, phấn khởi và đủ sức sáng tạo.

Nhìn chung, phát triển ĐNGV là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả đào tạo - bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp cả sự tăng tiến về số lượng lẫn chất lượng và sử dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ trong giai đoạn phát triển mới (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)