Theo mơ hình này thì trách nhiệm chính trong cơng tác phát triển ĐNGV thuộc về cá nhân hoặc tập thể ĐNGV. Mơ hình quản lý này dựa trên quan điểm: Các cá nhân GV hiểu rõ hơn ai hết cả về điểm mạnh lẫn điểm yếu và các nhu cầu của bản thân. Vì vậy, họ có đủ điều kiện xác định đúng hơn cho bản thân các chương trình phát triển nghề nghiệp và phát triển các nhân để họ được tồn diện hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng, mơ hình quản lý này mang lại hiệu quả cao vì nó thúc đẩy người GV tham gia tích cực vào hoạt động phát triển bản thân và nó phù hợp với nhu cầu của cá nhân họ.
Tuy nhiên, để áp dụng kiểu mơ hình quản lý này trước hết đòi hỏi các cá nhân GV phải có sự nhận thức rõ ràng về nhu cầu bản thân và các điều kiện cũng như khả năng vốn có, để có thể đạt được những nhu cầu đặt ra trong triển vọng phát triển chung của nhà trường. Khi người GV biết cân nhắc đối chiếu với nhu cầu và kết quả cơng việc của mình với mục đích và mục tiêu của nhà trường thì khi đó người GV thấy được khoảng cách trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ hiện có với điều mong muốn và tìm ra con đường tối ưu để khắc phục.
Đặc biệt ở mơ hình này, địi hỏi người GV thực sụ có ý thức gắn bó với nhà trường, nhiệt tình, trách nhiệm trong cơng tác, có động cơ phát triển thực sự thì thực hiện mới có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả công việc phát triển ĐNGV do các cá nhân hay chính ĐNGV khởi xướng, cịn phụ thuộc vào khả năng của họ là chính. Vì vậy, làm hạn chế việc tận dụng những thông tin, kinh nghiệm và sự hỗ trợ có ích của người quản lý và các chuyên gia có định hướng tích cực cho ĐNGV.
Như vậy, mơ hình quản lý từ dưới lên cũng không thể đảm bảo được hiệu quả công tác phát triển ĐNGV.