Lĩnh vực tạo chữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xác định học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và toán trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 131 - 133)

ST

T Tiêu chí Mức độ Lớp 2 Lớp 5 Toàn mẫu

SL TL SL TL SL TL 1 Cầm bút quá chặt hoặc quá lỏng Thường xuyên 45 56.2 5 26 38.24 71 47.97 2 Đưa bút khó khăn khi

viết

Thường

xuyên 24 30 14 20.59 38 25.68 3 Viết rất chậm Thường

xuyên 38 47.5 27 39.71 65 43.92 4 Viết không thành chữ Thường

xuyên 32 40 22 32.35 54 36.49 5 Hình dạng của chữ khơng đúng quy định Thường xuyên 27 33.7 5 33 48.53 60 40.54 6 Khoảng cách các chữ

cái/chữ không đều

Thường

xuyên 33

41.2

5 39 57.35 72 48.65

Biểu đồ 1: Biểu hiện khó khăn trong viết của học sinh qua phân tích bài viết

Nhìn vào bảng thống kê cho thấy, trong lĩnh vực tạo chữ có 6 tiêu chí. Các tiêu chí đóng vai trị quan trọng trong việc xác định HS khó khăn với việc tạo chữ là: 1/ Đưa bút khó khăn khi viết; 2/ Viết khơng thành chữ; 3/ Hình dạng chữ

khơng đúng quy định . Một HS có khó khăn ở cả 3 tiêu chí này thì chắc chắn là

HS khó khăn về tạo chữ.Các tiêu chí cịn lại, với HS học tập bình thường, khơng gặp khó khăn trong nhận thức cũng như trong kĩ năng viết đều có thể mắc phải.Vì vậy, các tiêu chí này là yếu tố đi kèm để xác định khó khăn của HS. Những HS có vấn đề với cầm bút và đưa bút đều có nguyên nhân. Theo các nghiên cứu thấy, nguyên nhân cơ bản do não bộ suy giảm hoặc khơng có khả năng lên kế hoạch với vận động tinh hoặc do trương lực cơ của các em có vấn đề. Những khó khăn với trương lực cơ xuất phát từ não bộ. Trương lực cơ bị ảnh hưởng dẫn đến các em gặp khó khăn khi cầm bút, thậm chí có em cầm bút rất đau và khó điều khiển bút theo ý muốn của mình.Về tốc độ viết, có 65 HS viết chậm. Khái niệm ―viết chậm‖ ở đây được hiểu là dưới mức cho phép.Sự chênh lệch giữa HS nam và HS nữ không đáng kể. Điều này khẳng định, giới tính không hề ảnh hưởng nhiều đến tốc độ viết của HS.

Số HS gặp khó khăn với tạo chữ là 72 em, chiếm tỉ lệ 4.9% số HS tham gia khảo sát sàng lọc, với SD = 1 và R = 0.966; Chiếm tỉ lệ 2.6% trong tổng số HS lớp 2 và lớp 5 tham gia khảo sát và chiếm 0.5 % của các trường tham gia khảo sát. Như vậy, cứ khoảng 20 HS có kết quả học tập mơn Tiếng Việt thấp thì lại có 1 học sinh khó khăn với chữ viết tay. Trong đó, số HS nam là 35 em, số HS nữ là 22 em. Trung bình cứ khoảng 1.5 HS nam thì lại có 1 HS nữ gặp khó khăn này. Khó khăn với chữ viết tay tuy có vẻ ít liên quan đến sản xuất ý tưởng để tạo lập văn bản nhưng việc không viết được chữ cũng rất ảnh hưởng đến chất lượng văn bản. Bởi vậy, khi lên kế hoạch khảo sát, đưa nội dung này vào để tìm hiểu những mối liên quan giữa vấn đề viết tay và tạo lập văn bản, sự ảnh hưởng lẫn nhau. Số lượng 57 HS tiếp tục đưa ra phân tích, so sánh với hai dạng khó khăn

về viết cịn lại là: Chính tả và tạo lập văn bản để tiếp tục tìm xem có bao nhiêu HS có khó khăn kép: Viết tay – chính tả; chính tả - tạo lập văn bản; viết tay - tạo lập văn bản; viết tay – chính tả - tạo lập văn bản.

2/ Lĩnh vực viết chính tả

Khó khăn về chính tả là một trong ba khó khăn đặc thù của viết. Kết quả sàng lọc thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xác định học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và toán trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)