Tổng quan về liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) trên bệnh nhân trầm cảm đến điều trị tại bệnh viện tâm thần đà nẵng luận văn ths tâm lý học 83104 (Trang 25)

1.3.1. Giới thiệu liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý

Vào giữa những năm 1950, Albert Ellis một nhà tâm lý học lâm sàng, lúc đầu ông được đào tạo như một nhà phân tâm học nhưng sau đó nhận thấy phương pháp này có hiệu quả rất chậm ở các bệnh nhân và những bệnh nhân này có khuynh hướng cải thiện tốt hơn khi thay đổi cách suy nghĩ đối với bản thân, những vấn đề mà những bệnh nhân này đang gặp phải và với thế giới bên ngồi. Vì vậy, ơng đã phát triển một liệu pháp gọi là liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (Rational Emotive Behaviour Therapy) [28], [29], [30].

- Từ những thành công ban đầu của liệu pháp hướng đến nhận thức này,

xúc trong trị liệu tâm lý” trong đó nêu lên những sai lệch trong nhận thức đã góp phần vào nguyên nhân của trầm cảm.

- Liệu pháp này của Ellis và một số liệu pháp của các tác giả khác như

“liệu pháp thực tế” (Reality Therapy) và “phân tích thỏa hiệp” (Transactional Analysis) được xếp chung vào một loại mà sau này gọi là những liệu pháp nhận thức hành vi.

- Aaron Beck (1960) xuất bản cuốn “tự nhận thức và trầm cảm” (The self

conception in depression) và ông đã phát triển liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy) vào thời kỳ này, liệu pháp này của Beck trở nên nổi tiếng do có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh nhân trầm cảm .

- Maxie C. Maultsby, một học trò của Ellis phát triển một liệu pháp nhấn

mạnh đến kỹ năng tự tư vấn hợp lý của bệnh nhân (Rational self counseling skills) và những bài tập trị liệu gọi là liệu pháp hành vi hợp lý.

Năm 1990, tên gọi “liệu pháp nhận thức hành vi” bắt đầu được sử dụng. Tên gọi này để chỉ tất cả những liệu pháp tâm lý có định hướng đến nhận thức (cognitively – oriented psychotherapy) như liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý của Ellis, liệu pháp nhận thức của Beck, liệu pháp hành vi hợp lý của Maultsby

1.3.2. Nền tảng triết lý

Triết lý của nhà triết học Hy lạp cổ đại Epictetus: “Con người bị rối

loạn khơng phải do chính bản thân sự kiện mà do quan niệm của họ về sự kiện đó”.

Cơ sở triết lý của REBT: “Con người bị rối loạn khơng phải do chính bản

thân sự kiện mà do quan niệm cứng nhắc và cực đoan của họ về sự kiện đó”.

Lý thuyết REBT phát biểu rằng một cá nhân phiền muộn có những niềm tin phi lý có đóng góp cho các ý nghĩ phi lý và rằng khi những yếu tố trên được điều chỉnh thông qua việc đối mặt với chúng thì chúng sẽ biến mất và rối loạn cũng sẽ hết. Nhà trị liệu nhận thức theo mơ hình quy nạp sẽ giúp

bệnh nhân biến các diễn giải và niềm tin của mình thành những giả thuyết và sau đó sẽ được đưa ra kiểm nghiệm thực chứng. Nhà trị liệu REBT lại nghiêng về phía mơ hình diễn dịch nhằm chỉ ra các niềm tin phi lý. Nhà trị liệu nhận thức thường thích dùng cụm từ rối loạn chức năng hơn là phi lý bởi các niềm tin có vấn đề mang tính chất kém thích nghi hơn là phi lý. Chúng góp phần tạo nên các rối loạn tâm lý bởi chúng tác động đến quá trình nhận thức chứ khơng phải là vì chúng phi lý.

1.3.3. Các nguyên lý cơ bản

1.3.3.1. Mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

- Suy nghĩ có thể dẫn đến các cảm xúc và hành vi - Rối loạn cảm xúc xuất phát từ các suy nghĩ

- Các rối loạn cảm xúc đó có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi những suy nghĩ

1.3.3.2. Cấu trúc ABCDEF

Cấu trúc ABCDEF là một mơ hình đơn giản để chỉ rõ niềm tin quyết định các đáp ứng của ta về mặt cảm xúc và hành vi như thế nào:

A: Sự kiện hoạt hố (Activating event); Ví dụ: con đi học về trễ B: Niềm in (Belief); Ví dụ: Có chuyện khơng lành xảy ra với con C: Hậu quả (Consequence); Ví dụ: Lo lắng, bồn chồn

D: Tranh luận (Dispute); Ví dụ: có thể con bận việc gì đó E: Hiệu quả (Effective); Ví dụ: cảm giác lo lắng giảm đi

F: Hành động hơn nữa (Further action): làm cái gì để tránh lặp lại các

A: Sự kiện B: Niềm tin C: Hậu quả

D: Tranh

luận E: Hiệu quả

F: Hành động hơn

nữa

Từ mơ hình trên ta thấy A khơng gây ra C. Chính B là nguyên nhân gây ra C. Vì vậy để thay đổi C ta phải thay đổi được B.

A. Sự kiện hoạt hóa

Định nghĩa: Sự kiện hoạt hoá là một sự kiện mà người ta quan tâm đến

nó và sự kiện đó gây cho họ các hậu quả về cảm xúc và hành vi.

Phân loại

Người ta có nhiều cách để phân loại các sự kiện hoạt hóa: - Các sự kiện thực tế

- Sự suy luận, diễn giải một sự kiện thực tế, đơi khi đó là một linh cảm về một sự kiện thực tế

- Các sự kiện bên ngoài - Các sự kiện bên trong

- Các sự kiện hiện tại, quá khứ và tương lai

B. Niềm tin

Định nghĩa: Niềm tin (B) là các suy nghĩ về sự kiện hoạt hoá (A) Phân loại:

- Niềm tin có thể là niềm tin về bản thân, về những người xung quanh và thế giới, về tương lai

-Nó có thể là niềm tin tự động hoặc suy nghĩ cốt lõi

Người ta phân biệt niềm tin lành mạnh và niềm tin không lành mạnh dựa vào các tiêu chí sau:

- Niềm tin lành mạnh: linh hoạt, chính xác, có ý nghĩa, tích cực

- Niềm tin không lành mạnh: cứng nhắc, sai lầm, không logic, khơng tích cực

Niềm tin lành mạnh:

Sở thích: người ta khẳng định rằng họ muốn nhưng thừa nhận họ khơng nhất thiết phải có nó.

Ví dụ: Tôi yêu cô ta, nhưng không nhất thiết cô ta cũng phải yêu tôi

như vậy.

Niềm tin chống lại sự khó chịu: Người ta khẳng định rằng thật là tồi tệ nếu họ khơng đạt được gì họ muốn nhưng cũng thừa nhận rằng nếu điều đó có xảy ra thì cũng khơng đến nỗi sẽ làm cả thế giới sụp đổ.

Ví dụ: thật là tồi tệ nếu cô ta không yêu tơi nhưng điều đó khơng phải là

q kinh khủng.

Niềm tin dung nạp sự bất toại cao: Người ta khẳng định rằng họ cảm thấy khó khăn khi họ khơng đạt được điều họ mong muốn, nhưng khơng phải là khơng chịu được.

Ví dụ: Nếu cơ ta khơng u tơi, thật khó cho tơi để chịu đựng điều này

nhưng tơi có thể chịu được.

Niềm tin chấp nhận: Người ta khẳng định rằng mọi thứ đều phức tạp và bao hàm cả điều tốt, điều xấu.

Niềm tin khơng lành mạnh:

Sự địi hỏi: người ta địi hỏi rằng họ phải có cái họ muốn với bất kỳ giá nào. Ví dụ: Cơ ta phải yêu tôi.

Niềm tin khó chịu: Họ khẳng định rằng mọi thứ đều sụp đổ nếu họ không đạt được cái họ muốn.

Ví dụ: Thật là quá kinh khủng nếu cô ta không yêu tôi.

Niềm tin dung nạp sự bất toại thấp: Họ khẳng định rằng họ không chịu được nếu họ không đạt được cái họ muốn.

Ví dụ: Tơi khơng thể chịu được nếu cơ ta không yêu tôi.

Niềm tin sự coi khinh: Họ không chấp nhận mọi thứ đều có mặt xấu của nó, từ đó họ coi kinh bản thân mình, mọi người và thế giới.

Niềm tin khơng hợp lý:

Để mô tả niềm tin không hợp lý chúng ta đề cập đến các vấn đề sau: Niềm tin đó ngăn khơng cho ai đó đạt đến các mực tiêu của họ, tạo ra các cảm xúc mạnh mẽ và dai dẳng, niềm tin đó làm cho họ khó chịu và dẫn đến các hành vi nguy hiểm cho bản thân họ, người khác và cuộc sống nói chung.

Nó lệch lạc với thực tế: nó diễn giải sai điều đang xảy ra và khơng có bằng chứng có giá trị.

Nó bao gồm các cách đánh giá không hợp lý về bản thân, về người khác và thế giới, về tương lai

Suy nghĩ tất cả hoặc khơng có gì:

Đúng - Sai

Thành công - Thất bại Tốt - Xấu

Trắng - Đen.

Màng lọc tâm thần: Trong bệnh nhân có các điều tốt và điều xấu

nhưng bệnh nhân chỉ nói đến, nhớ đến và quan tâm đến các điều xấu.

Khái quát hóa: Từ một sự kiện hoặc 1 đặc điểm người ta suy luận rộng ra, nhân rộng ra và như thể hiện tượng đó/đặc điểm đó khơng bao giờ chấm dứt.

Quá thổi phồng: Chuyện nhỏ xé thành to và đánh giá nhẹ khả năng

vượt qua khó khăn của bản thân.

Nhảy đến kết luận: Một sự kiện chưa rõ ràng, nhưng bệnh nhân đánh

giá ngay và cho kết luận ngay.

Dán nhãn: Tự gán cho mình một biệt danh, một “loại người” tiêu cự

như vơ tích sự, hậu đậu,…

C. Hậu quả

Định nghĩa: Hậu quả (C) là các vấn đề về cảm xúc, hành vi, nhận thức

do niềm tin (B) gây ra.

Phân loại: Có 3 loại hậu quả là hậu quả cảm xúc, hậu quả hành vi và

Hậu quả cảm xúc:

+ Cảm xúc tiêu cực lành mạnh giúp con người: Chấp nhận tính tiêu cực của sự kiện hoạt hóa, Thay đổi sự kiện nếu có thể, Tự chấn chỉnh lại mình nếu khơng thay đổi sự kiện

+ Cảm xúc tiêu cực không lành mạnh dẫn con người đến: Quá nhấn mạnh đến tính tiêu cực của sự kiện,Từ chối những phần tích cực của sự kiện đó

Nhiệm vụ của nhà trị liệu là giúp bệnh nhân xác định được loại cảm xúc chính xác và mức độ cảm xúc đó. Việc xác định loại cảm xúc rất quan trọng vì khi xác định đúng cảm xúc chúng ta mới xác định được suy nghĩ gây ra cảm xúc đó.

Hậu quả hành vi: Khi đánh giá hành vi chúng ta nên trả lời đầy đủ

các câu hỏi sau: Cái gì? đâu? Khi nào?Như thế nào? Thường xuyên như thế nào?

Hậu quả nhận thức: Nhận thức về bản thân, người khác, thế giới và

tương lai.

D. Tranh luận

Mục đích của REBT là giúp mọi người thay đổi những niềm tin không hợp lý của họ thành những niềm tin hợp lý. Nhà trị liệu sẽ tranh luận với bệnh nhân về những niềm tin khơng hợp lý của họ.

Để có thể tranh luận hiệu quả và giúp được bệnh nhân, nhà trị liệu cần: + Biết được các phương pháp để tranh luận với các suy nghĩ không hợp lý của bệnh nhân

+ Biết cách thảo luận để đưa ra các suy nghĩ hợp lý. + Biết cách duy trì các suy nghĩ

Các phương pháp sau thường được áp dụng:

Chứng minh: Nhà trị liệu đề nghị bệnh nhân tiếp xúc thực tế để chứng

minh. Phương pháp này thường áp dụng đối với suy nghĩ quá mức, khái quát hóa, nhảy đến kết luận, đọc các ý nghĩ của người khác.

Định nghĩa từ: Nhà trị liệu đề nghị bệnh nhân định nghĩa một từ, rồi so

sánh định nghĩa đó với bản thân bệnh nhân, rồi định nghĩa lại từ và tiếp tục so sánh định nghĩa này với bản thân họ. Phương pháp này thường áp dụng với những suy nghĩ tự dán nhãn, nhảy đến kết luận.

Đóng vai: Nhà trị liệu đổi vai cho bệnh nhân, vào vai bệnh nhân, thể

hiện vai bệnh nhân trong hòan cảnh bệnh nhân đã nêu ra và để bệnh nhân nhận xét về thể hiện đó. Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện nhảy đến kết luận, đọc ý nghĩ của người khác, suy nghĩ kiểu khái qt hóa.

Tìm bằng chứng: Nhà trị liệu đề nghị bệnh nhân đưa bằng chứng ủng

hộ và bằng chứng chống lại niềm tin (không hợp lý) của họ và đề nghị họ tự đưa ra quyết định về niềm tin đó.

Tự đặt câu hỏi, tự trả lời:

Nhà trị liệu có thể dùng:

Tranh luận “kinh nghiệm”: Hỏi bệnh nhân bằng chứng nào chứng tỏ niềm tin của họ là đúng? Hoặc/và hỏi quy luật tự nhiên nào chứng tỏ niềm tin của họ là đúng?

Tranh luận “logic”: Hỏi bệnh nhân xem có lý không khi họ muốn mọi yêu cầu của mình phải được đáp ứng? hoặc/và hỏi xem có lý khơng khi chuyển các điều bạn mong muốn thành đòi hỏi?

Tranh luận “thực dụng”: Nhà tri liệu hỏi bệnh nhân xem những niềm tin đó giúp được gì cho họ? và/hoặc những niềm tin đó giúp họ giải quyết được vấn đề như thế nào?

E. Hiệu quả

Sau khi đã làm cho các niềm tin hợp lý phát triển và làm yếu đi các niềm tin không hợp lý, chúng ta cần đánh giá kết quả của quá trình thay đổi, nhằm các mục đích sau:

- Để bệnh nhân thấy được sự thay đổi từ đó tin tưởng vào điều trị.

- Thầy thuốc biết được tiến triển của bệnh nhân từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp

F. Hành động hơn nữa

Đây là bước giúp trả lời câu hỏi bệnh nhân cần làm gì để tránh lặp lại các phản ứng suy nghĩ không hợp lý trong tương lai.

1.3.4. Mục tiêu của liệu pháp và nhiệm vụ của nhà trị liệu

1.3.4.1 Mục tiêu

Dạy cho bệnh nhân biết cách thay đổi các cảm xúc và hành vi khơng có lợi cho sức khỏe của họ thành cảm xúc và hành vi có lợi cho sức khỏe thơng qua việc thay đổi những niềm tin không hợp lý của họ bởi những niềm tin hợp lý.

1.3.4.2. Nhiệm vụ của nhà trị liệu

Thông qua các buổi trị liệu, nhà trị liệu cần trao đổi với bệnh nhân để: Xác định các suy nghĩ và niềm tin không hợp lý của bệnh nhân

Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao các suy nghĩ và niềm tin đó là khơng hợp lý

Giúp bệnh nhân thấy được sự liên kết giữa các niềm tin không hợp lý với rối loạn cảm xúc

Giúp bệnh nhân xác định được suy nghĩ và niềm tin nào là hợp lý để thay thế niềm tin không hợp lý

Tạo điều kiện để họ thay đổi các niềm tin đó Giúp họ duy trì được sự thay đổi đó

1.3.5. Chỉ định

REBT được dùng cho các vấn đề : - Rối loạn trầm cảm

- Trầm cảm: Nó bao gồm rối loạn ám ảnh cưỡng bức, sợ khoảng trống, sợ đặc hiệu, rối loạn stress sau sang chấn

- Rối loạn ăn uống - Nghiện các chất - Nghi bệnh

- Rối loạn kiểm soát xung động - Hành vi chống đối xã hội. - Ghen tng

1.3.6. Tiến trình thực hiện REBT

1.3.6.1. Xác định cảm xúc và hành vi C

Bệnh nhân đến điều trị không phải do các sự kiện cũng không phải do niềm tin mà chính do các cảm xúc và hành vi của bệnh nhân, đó chính là hậu quả C trong mơ hình. Đó là điều bệnh nhân quan tâm nhiều nhất và muốn thay đổi nhất.

Bước đầu tiên khi làm REBT là nhà trị liệu phải làm việc với bệnh nhân để xác định cụ thể hậu quả đó là gì: Cảm xúc, hành vi, nhận thức hoặc cơ thể?

Tiếp theo cần xác định mức độ của hậu quả đó. Hãy lập thang đánh giá để xác định mức độ, thường để bệnh nhân xác định mức độ theo bậc thang 9 (có triệu chứng nặng nề, khó chịu nhất) - 0 (khơng có triệu chứng)

Với các hậu quả về hành vi thì cần nêu các câu hỏi cụ thể: cái gì? ở đâu? khi nào? như thế nào? mức độ hường xuyên như thế nào?

- Hãy xác định động cơ thay đổi của bệnh nhân bằng cách hỏi bệnh nhân có muốn thay đổi hậu quả đó khơng?

1.3.6.2. Xác định sự kiện hoạt hoá A

- Hỏi lại bệnh nhân về hoàn cảnh xuất hiện các hậu quả

- Xác định cụ thể hồn cảnh đó là gì: con người nào? mơi trường nào? thời điểm nào?

- Xếp loại sự kiện hoạt hóa đó

1.3.6.3. Xác định niềm tin B

- Để tìm niềm tin hay suy nghĩ về sự kiện hoạt hóa, nhà trị liệu có thể sử dụng các câu hỏi sau:

+ Tại sao [sự kiện hoạt hóa] lại làm cho anh/chị [hậu quả]?

+ Lúc sự kiện đó xảy ra trong đầu anh/chị ngay lập tức xuất hiện ý nghĩ gì?

+ Nếu điều đó [sự kiện hoạt hóa] xảy ra, nó có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?

+ Nếu điều đó xảy ra, anh/chị cảm nhận như thế nào về bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) trên bệnh nhân trầm cảm đến điều trị tại bệnh viện tâm thần đà nẵng luận văn ths tâm lý học 83104 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)