CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN
1. Thực trạng về vốn và các phương thức huy động vốn của các doanh
1.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
- Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mơ vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đồn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng).
Theo Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo Đăng ký kinh doanh từ 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2005, tồn quốc có 39.959 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký 108,03 ngàn tỷ đồng, đạt 107,3% về số lượng và 141% về vốn đăng ký so năm trước.
Ghi nhận từ các phòng đăng ký kinh doanh trong năm 2005 cho thấy, số lượng và số vốn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày càng giảm trong khi các loại hình doanh nghiệp khác tăng lên. Loại hình Cơng ty TNHH 2 thành viên vẫn đứng đầu về số lượng và số vốn đăng ký, nhưng tốc độ tăng khơng
nhiều như các loại hình khác. Trong số các loại hình doanh nghiệp cịn lại, cơng ty TNHH 1 thành viên là loại hình có số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký tăng nhiều nhất so với năm 2005.
Qua 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, đã có 160.752 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại 64 Phòng đăng ký kinh doanh thuộc 64 Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cả nước, huy động 321,25 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký ban đầu. Đồng thời, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng đã đăng ký bổ sung 103,47 ngàn tỷ đồng vốn. Trong đó riêng năm 2005, số vốn đăng ký bổ sung này là 38,34 ngàn tỷ đồng.
Số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quý I năm 2006, có 7.775 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp với số vốn đăng ký 29.063 nghìn tỷ đồng. Tuy giảm 8% về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 25% về số vốn đăng ký.
- Việc huy động vốn từ nguồn lợi nhuận khơng chia để lại thì cịn khá khiêm tốn. Thực tế ở Việt Nam, do TTCK được thành lập rất muộn so với các nước, nên nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và trình độ cao trong đầu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là các nhà đầu tư ngắn hạn. Nếu công ty cổ phần niêm yết khơng thanh tốn cổ tức lập tức sẽ có sự phản ứng tức thời trên thị trường, giá cổ phiếu sẽ giảm. Bởi thông thường các nhà đầu tư cho rằng sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của cơng ty gặp nhiều khó khăn, khi đó đa số nhà mơi giới đều khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi. Vì thế, nguồn tài trợ từ nguồn lợi nhuận giữ lại của các công ty cổ phần hiện nay chưa được quan tâm xem xét đúng mức. Nếu xem xét trên TTCK Mỹ, các cổ phiếu như Microsoft từ trước đến nay không thanh tốn cổ tức cho cổ đơng, chỉ thanh tốn vào năm 2003 với cổ tức năm (0,16 USD) tính đến 30.6.2003 vốn cổ phần thường của Microsoft là 35.344.000.000 USD, lợi nhuận giữ lại là 25.676.000.000 USD đạt
72,65% so với vốn cổ phiếu thường. Như vậy đây là một nguồn vốn khơng nhỏ nếu chúng ta biết cách phát huy nó một cách có hiệu quả.
- Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là một biện pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu từ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng to lớn. Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể khi sử dụng biện pháp phát hành thêm cổ phiếu này. Điển hình nhất phải kể đến các ngân hàng thương mại cổ phần. Như Ngân hàng xuất nhập khẩu VN (Eximbank) đã phát hành thêm 400 tỷ đồng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chiến lược (8/2006). Đồng thời, hiện Eximbank vẫn trong thời gian tiến hành đàm phán để hoàn thành kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 815 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng vào cuối năm nay. Ngồi những loại cổ phiếu mới, nhiều cơng ty cũ trên sàn cũng phát hành thêm cổ phiếu như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu (bằng 100 tỉ đồng mệnh giá), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chuẩn bị phát hành thêm 15,9 triệu cổ phiếu (159 tỉ đồng mệnh giá).
Thị trường chứng khốn Việt Nam cịn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Khoảng một tháng gần đây, hàng loạt cơng ty nộp đơn lên Uỷ ban Chứng khốn nhà nước xin cấp phép niêm yết và phát hành thêm cổ phiếu. Ngoài yếu tố “chạy" ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm tháng 1/2007, sự phục hồi khả quan của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng tạo sức hút đáng kể.
Các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra chỉ tiêu: năm 2006 đưa
tổng giá trị cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK đạt khoảng từ 2-3% GDP. Con số này là khiêm tốn, vì theo đánh giá của Ủy ban chứng khốn Nhà nước thì năm 2005 quy mơ thị trường giao dịch chứng khoán tăng với tốc độ lớn nhất trong 5 năm qua, 64% so với năm 2004. Giá trị thị trường của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch tăng gấp 1,6 lần, tương đương 6,5% GDP năm 2005 (năm 2004 con số này là 3,9% GDP). Mặc dù vậy, kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 cũng chỉ đặt ra mục tiêu tổng giá trị vốn niêm yết trên thị trường chứng khốn đạt 10-15% GDP.
Kế hoạch là một chuyện, cịn thực tế lại diễn ra khác xa. theo ông Nguyễn Sơn (Phó trưởng ban phát triển thị trường, UBCK Nhà nước): kế hoạch năm 2006 đạt 3% GDP, nhưng ngay quý I năm 2006 đã đạt 6,5%. Đây là mức tăng trưởng nhanh. Hiện có khoảng gần 50 DN đã đăng ký niêm yết với tổng giá trị vốn khoảng 50 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% GDP. Đó là cịn chưa tính đến 2 Doanh nghiệp mới và sắp niêm yết, với tổng giá trị vốn khoảng 20 nghìn tỷ đồng nữa. Như vậy, đã có khoảng gần 70 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 8% GDP. Cộng với số trái phiếu trên thị trường 52 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 12% GDP. Như vậy, chúng ta đã nhanh chóng đạt được mục tiêu trong chiến lược đến của năm 2010 là 10- 15% GDP.