Thực trạng về tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu đề án 'vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp' (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN

1. Thực trạng về vốn và các phương thức huy động vốn của các doanh

1.2. Thực trạng việc huy động từ vốn nợ của doanh nghiệp

1.2.2. Thực trạng về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp nước ta. Các Tổ chức Tín dụng, đặc biệt là các Tổ chức Tín dụng nhà nước hoạt động chủ yếu vẫn là huy động và cho vay với các hình thức tín dụng truyền thống, chiếm 75 - 80% thị phần cũng như tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tế hội nhập. Điều đó đang đặt ra cho các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức mới. Đó là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng nổi lên như một mắt xích trọng yếu trong hoạt động của nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có một vai trị cực kỳ quan trọng, với vị trí là trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua các nguồn lực xã hội được phân bổ sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Thơng qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác động rất lớn tới q trình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đang lúc chúng ta đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại và cổ phần hố các DNNN thì vai trị của hoạt động tín dụng ngân hàng lại càng quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh hiện tại khu mà vốn của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của DNNN, có trường hợp vốn tín dụng ngân hàng chiếm tới 80% tài sản của doanh nghiệp. Vì thế hoạt động tín dụng ngân hàng lại càng quan trọng hơn trong việc phân bổ lại các nguồn lực nhằm lành mạnh và tối ưu hoá các hoạt động kinh tế của loại hình doanh nghiệp này. Theo đó, cần tích cực cung ứng vốn tín dụng cho

ngành nghề, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế như các ngành: thuỷ sản, may mặc và da giày. Kiên quyết khơng cung ứng và thu hồi vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần dây dưa, mất uy tín trên thương trường, hạn chế đầu tư đối với các ngành mà có sản phẩm khó có thể cạnh tranh trên thị trường, đó cũng là một trong những biện pháp quan trọng để sử dụng tối ưu hố nguồn lực xã hội. Do đó trong thời gian tới cần tăng tỷ trọng vốn tín dụng trung, dài hạn trong hoạt động đầu tư. Lẽ ra việc đầu tư vốn trung dài hạn cần được huy động từ thị trường chứng khoán, nhưng hiện tại hoạt động của thị trường này còn quá non yếu chưa đáp ứng được các bước phát triển của nền kinh tế. Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được nâng tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn từ 25% đến 30% đang là những bước đi tích cực, điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn quan trọng này để đổi mới và trang bị công nghệ hiện đại.

Hơn nữa, các ngân hàng thương mại cần có quan hệ tín dụng thực sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, mà cụ thể là các DNNN và các doanh nghiệp dân doanh, vì theo ước tính những năm gần đây có đến 80% vốn tín dụng được đầu tư vào DNNN và chỉ có 20% vốn tín dụng được đầu tư vào các doanh nghiệp dân doanh trong khi đó khu vực dân doanh đóng góp tới 42% GDP của cả nước. Do vậy, trong thời gian tới cần mở rộng và gia tăng thị phần tín dụng đối với kinh tế dân doanh, ít nhất cũng tương đương với mức đóng góp vào GDP của khu vực này, điều này có thể khả thi vì theo Quy chế cho vay mới - Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN về Nghị định 85/2002/NĐ/CP về sửa đổi bổ sung cơ chế đảm bảo tiền vay thì các ngân hàng thương mại được hoàn toàn chủ động và tự chịu trách nhiệm về vốn tín dụng.

Tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng được ngân hàng quan tâm. Năm 1995, khu vực kinh tế tư nhân chỉ mới nhận được vốn từ hệ thống ngân hàng là 18.198 tỉ đồng. Năm 1999 lưu lượng vốn đạt được 44.873 tỉ đồng, tăng 146% so với năm 1995; trong khi đó, tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng 73%. Đến năm 1997, 1998, 1999 tỉ trọng vốn tín dụng cho khu vực KTTN trong tổng số vốn tín dụng cho các khu vực kinh tế khoảng 46% và từ năm 2000 - 2003 tỉ trọng này đã tăng lên đáng kể (năm 2000: 55,7%; năm 2001: 57,8%; năm 2002: 61,3%; năm 2003: 64,5%).

Hiện nay, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội đang giảm khá rõ rệt cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế. Nếu ở thời điểm cuối năm 2005 dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước (cả Trung ương và địa phương) của hệ thống ngân hàng Hà Nội là 42.170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,6%/tổng dư nợ thì đến nay số dư này cịn khoảng 41.500 tỷ đồng và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng gần 41%/ tổng dư nợ. Trong báo cáo đánh giá hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2006, hầu hết các ngân hàng thương mại đều nêu đối tượng khách hàng được quan tâm hiện nay của họ là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhu cầu vay của người dân... Khơng có ngân hàng nào đặt ưu tiên tín dụng vào doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian này.

Đây là một điểm đáng chú ý nếu như chúng ta nhớ rằng chỉ cách đây một vài năm, doanh nghiệp Nhà nước vẫn là đối tượng khách hàng cạnh tranh của các ngân hàng. Lúc đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70%-80% tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nhưng từ năm 2004 đến nay tình hình đã khác.

Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là

từ kênh ngân hàng. Nhưng theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đáp ứng. Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo đại diện các ngân hàng, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay; thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 – 60% tổng dư nợ như Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNVVN trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 ước tính là 22%. Tuy nhiên, trong một điều tra về thực trạng DNVVN do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp khơng tiếp cận được. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của các DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu đề án 'vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp' (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)