Thực trạng việc dạy và học đa thức bậc bốn và các dạng toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan cho học sinh khá, giỏi ở THPT (Trang 26 - 29)

các dạng toán liên quan ở một số trường trung học phổ thông

Qua điều tra thực tế trong công tác giảng dạy bộ mơn Tốn ở trường THPT chuyên Bắc Giang và một số lớp học sinh có năng lực học tập tốt của một số trường THPT không chuyên trong địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tác giả xin đưa ra một số nhận định như sau:

Do cách tiếp cận chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu trang bị kiến thức nên phương pháp dạy học vẫn theo lối truyền đạt một chiều, học sinh thụ động, ghi nhớ máy móc kiến thức trong SGK mà ít được rèn luyện phương pháp học. Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là trên lớp học, chưa dành thời lượng thoả đáng cho các hoạt động trải nghiệm môn học. Những hạn chế về cách thiết kế nội dung mơn học và hoạt động giáo dục; hạn chế về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học; hạn chế về nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, rèn kỹ năng, phát triển khả năng sáng tạo, tự học để học tập suốt đời.

Trong những năm gần đây, Bộ GDĐT đã chỉ đạo mãnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng. Đội ngũ giáo viên đã tiếp nhận

và quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng các kỹ năng tư duy, dạy cách học cho học sinh nhằm định hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi vẫn chưa được chú trọng; giáo viên còn thiên về cung cấp thơng tin, kiến thức; chưa có sự giao nhiệm vụ học tập, yều cầu đối với học sinh, định hướng cách học. Chính vì thế tư duy sáng tạo của học sinh bị kìm hãm, khơng được định hướng phát triển.

Một số giáo viên, nhất là những giáo viên dạy lâu năm có kinh nghiệm trong xử lý tình huống sư phạm. Song cách dạy học truyền thống, nặng về áp đặt, máy móc, khơng đưa được học sinh vào vị trí chủ thể phát huy nội lực để phát triển năng lực, tư duy sáng tạo. Trong dạy học Toán ở đa số các trường THPT, giáo viên thường chỉ phân dạng bài tập, giải bài mẫu, cho bài tương tự học sinh giải theo các bước khuôn mẫu bắt học sinh phải nhớ nhiều. Chính vì vậy, học sinh thường chỉ giải được các bài tập đúng dạng, quen thuộc; khi thay đổi một chút đề bài học sinh rất lúng túng hoặc khơng muốn tiếp tục suy nghĩ, khơng muốn tìm lời giải. Một thực tế nữa, thông thường các em sẽ thoả mãn ngay khi tìm ra được một lời giải, các em khơng chịu suy nghĩ cách giải quyết khác; khi có cách giải quyết khác thì khơng phân tích, chọn lựa cách giải tối ưu hoặc không suy nghĩ mở rộng, phát triển bài toán.

Về dạy học chuyên đề “Dạy học học đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan” trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, qua điều tra cho thấy việc rèn luyện, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh còn hạn chế:

- Việc chuẩn bị nội dung của giáo viên chưa được hệ thống, các phương pháp dạy học hiện đại chưa được sử dụng.

- Việc tổ chức các hoạt động nhóm chưa hiệu quả ở các khâu: Yêu cầu, cách thức tiến hành, giới hạn thời gian, học sinh trình bày sản phẩm; giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra lời giải mà chưa phân các mức độ để rèn thao tác tư duy.

- Việc hướng dẫn và giao nhiệm vụ khi về nhà cho học sinh cịn mang nặng tính hình thức, chưa động viên, khích lệ học sinh say mê tìm ra nhiều lời giải, tổng hợp các dạng tốn, phát triển dạng toán mới.

vào giải toán chưa được nhuần nhuyễn.

- Gặp khó khăn khi chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác; chưa vận dụng linh hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hố, khái qt hố. . . Suy nghĩ cịn dập khn, áp dụng một cách máy móc những kiến thức, kỹ năng đã có vào hồn cảnh mới, điều kiện mới trong đó có những yếu tố đã thay đổi. . .

- Khi giải ra kết quả các bài tốn, các em thường bằng lịng và dừng lại; chưa thực hiện việc rèn luyện tư duy sáng tạo bằng cách tìm nhiều lời giải, phân tích cách giải độc đáo, thay đổi giả thiết bài tốn. . .

- Rất ít học sinh có khả năng và thói quen phát triển bài tốn, ra đề bài. Tính tự giác và độc lập của học sinh chưa cao, cịn phụ thuộc vào các thầy cơ giải bài mẫu; chưa chú tâm tìm cách tự học, tìm tịi, sưu tầm tài liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan cho học sinh khá, giỏi ở THPT (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)