3 Thực nghiệm sư phạm
3.6 Kết luận chương 3
Kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép kết luận. Nếu dạy học chuyên đề “Đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan cho học sinh khá, giỏi” theo định hướng bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thì sẽ góp phần hình thành sự hứng thú, tăng cường khả năng sáng tạo và lôi các em vào các hoạt động tự giác, tích cực trong học tập đối với mơn Tốn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tốn ở bậc THPT. Như vậy, mục đích sư phạm và giả thuyết khoa học nêu ra phần nào đã được kiểm nghiệm.
Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn “Dạy học đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan cho học sinh khá, giỏi ở THPT” tác giả đã thu được một số kết quả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể như sau:
Với nội dung lý luận ở chương 1, tác giả nêu khái quát những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường THPT; làm sáng tỏ thêm các yếu tố của tư duy sáng tạo và các đặc trưng quan trọng của hoạt động sáng tạo trong khoa học và trong toán học; tác giả đã đi sâu vào một số biện pháp nhằm bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đồng thời cũng xem xét được mức độ ứng dụng của chuyên đề “Dạy học đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan” trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT.
Với nội dung ở chương 2, tác giả đã hệ thống được lý thuyết vận dụng và các dạng toán liên quan cho chủ đề đa thức bậc bốn trên tinh thần định hướng bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
Với nội dung ở chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết các kế hoạch cụ thể của nội dung thực nghiệm sư phạm và kiểm nghiệm tính khả thi của việc dạy học chuyên đề “Đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan” trong việc bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
Điều đó khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo
viên giảng dạy Tốn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn Tốn ở trường THPT nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề “Đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan” nói riêng.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Mậu (1993), Phương pháp giải phương trình và bất phương trình, NXB Giáo dục.
[2] Nguyễn Văn Mậu (2005), Bất đẳng thức, định lý và áp dụng, NXB Giáo dục.
[3] Nguyễn Văn Mậu, Lê Ngọc Lăng, Phạm Thế Long, Nguyễn Minh Tuấn (2006), Các đề thi Olympic Tốn sinh viên tồn quốc , NXB Giáo dục.
[4] Nguyễn Văn Mậu, Trịnh Đào Chiến, Trần Nam Dũng, Nguyễn Đăng Phất (2008), Chuyên đề chọn lọc về đa thức và áp dụng, NXB Giáo dục.
[5] Tạ Duy Phượng (2006), Phương trình bậc ba và các hệ thức trong tam giác, NXB Giáo dục.
[6] Hoàng Chúng (1991), Rèn luyện khả năng sáng tạo cho học sinh phổ thơng, NXB TP Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ (1992), Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB Giáo dục.
[8] G. Polya (1978), Sáng tạo Tốn học, NXB Giáo dục.
[9] Tơn Thân (1992), Xây dựng câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi ở trường Trung học cơ sở Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục.
[10] G. Polya (1995), Toán học và những suy luận có lý, NXB Giáo dục.
[11] Teodora-Liliana T.R., Vicentiu D.R., Titu Andreescu (2009), Problems in real analysis: Advanced calculus on real axis, Springer.
[12] Nguyễn Quang Uẩn (2005), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[13] I.Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục.
[14] Hoàng Chúng (1969), Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở trường phổ thơng, NXB Giáo dục.
[15] Nguyễn Cảnh Tồn (1995), Soạn bài trên lớp theo tinh thần dẫn dắt học sinh sáng tạo, tự giành lấy kiến thức, NXB Giáo dục.
[16] Nguyễn Thái Hoè (2001), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập tốn, NXB Giáo dục.
[17] Hồng Phê (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội.
[18] Tạ Duy Phượng (2006), Phương trình bậc ba và các hệ thức trong tam giác, NXB Giáo dục.
[19] Hội đồng Quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4, NXB Từ điển Bách khoa,Hà Nội.