Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan cho học sinh khá, giỏi ở THPT (Trang 109 - 113)

3 Thực nghiệm sư phạm

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1 Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm

Dựa vào các nhận xét, ý kiến đóng góp của giáo viên dự giờ tiết thực nghiệm. Dựa vào bài kiểm tra của học sinh sau tiết thực nghiệm. Sau mỗi bài dạy thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều kiểm tra cùng một đề, chấm theo thang điểm 10 và cùng một biểu điểm. Các số liệu thu được từ điều tra và thực nghiệm sư phạm sẽ được xử lí thống kê tốn học với các tham số đặc trưng.

- Điểm trung bình (x): Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo cơng thức

x = 1 N n X i=1 nixi.

- Phương sai s2: Đánh giá mức độ phân tán các giá trị của biến ngẫu nhiên X xung quanh giá trị trung bình của nó. Phương sai càng nhỏ thì độ phân tán càng nhỏ. s2 = 1 N n X i=1 ni(xi −x) 2 .

- Độ lệch chuẩn (s): Biểu thị mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình cộng. s = v u u t 1 N n X i=1 ni(xi −x) 2 .

- Hiệu trung bình (d): So sánh điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong các lần kiểm tra.

d = xT N −xDC.

3.5.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.2.1 Nhận xét của giáo viên qua các tiết dạy

- So với lớp đối chứng, học sinh ở lớp thực nghiệm tích cực hoạt động hơn, làm việc nhiều hơn và độc lập hơn. Các tiết học diễn ra sơi nổi, học sinh nhiệt tình và hào hứng tham gia các hoạt động khám phá kiến thức, tích cực hồn thành nhiệm vụ được giao, hăng hái phát biểu.

- Tâm lý học sinh lớp thực nghiệm cũng tỏ ra thoải mái hơn, tạo được bầu khơng khí cởi mở và thân thiết giữa giáo viên với học sinh. Học sinh thích thú học tập mơn Tốn, bắt đầu cảm nhận được cái hay của lời giải đẹp, cảm nhận được sự thú vị và hấp dẫn của mơn Tốn nói chung cùng phần đa thức bậc bốn và các dạng tốn liên quan nói riêng.

- Học sinh lớp thực nghiệm cũng thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức mới và khả năng giải quyết các bài tập về đa thức bậc bốn cao hơn so với học sinh lớp đối chứng. Học sinh biết cách huy động các kiến thức cơ bản và những tri thức liên quan, kỹ năng lựa chọn phương pháp cũng được cải thiện, trình bày lời giải cũng chặt chẽ, ngắn gọn hơn.

- Trong các hoạt động học tập (giải bài tập, trả lời các câu hỏi, nhận xét) học sinh lớp thực nghiệm bắt đầu hình thành thói quen xem xét các khía cạnh của một vấn đề Toán học, biết cách khai thác một bài toán.

- Học sinh lớp thực nghiệm tham gia các tiết học sôi nổi và hào hứng hơn, tự mình phát hiện và giải quyết vấn đề. Chính vì vậy mà học tập của học sinh luôn chủ động, sáng tạo và tự giác hơn. Học sinh có hứng thú hơn trong học tập.

3.5.2.2 Những đánh giá từ kết quả bài kiểm tra

Để đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức; khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, trong qua trình thực nghiệm chúng tơi cho học sinh làm bài kiểm tra với thời lượng 90 phút. Chúng tôi đã thống kê và đánh giá kết quả của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bảng kết quả sau.

Điểm (xi) Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số (ni) Tổng điểm Tần số (mi) Tổng điểm 0 0 0 0 0 1 0 0 5 5 2 0 0 7 14 3 8 24 8 24 4 6 24 13 42 5 16 90 18 90 6 15 126 18 108 7 16 102 8 56 8 14 112 3 24 9 3 27 0 0 10 2 20 0 0 Tổng số n = 80 489 điểm n = 80 373 điểm Điểm trung bình 6.11 4.66 Phương sai 3.02 3.20 Độ lệch chuẩn 1.74 1.79 Hiệu trung bình 1.45

Từ bảng thống kê chúng ta thấy, điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 6.11, lớp đối chứng là 4.66. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm lớn hơn rõ rệt so với lớp đối chứng là 1.45 điểm. Qua đây có thể thấy kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng. Từ kết quả trên chúng ta có các bảng khảo sát sau:

Số bài trên trung bình Tỷ lệ Số bài dưới trung bình Tỷ lệ

Lớp TN 66 82.5% 14 17.5%

Số bài có điểm trên trung bình của lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng 19 bài, tương đương với sự chênh lệch 23.7%. Trong khi đó số bài có điểm dưới trung bình của lớp thực nghiệm (14 bài) lại ít hơn số bài của lớp đối chứng (33 bài). Qua đó chúng ta thấy lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

Chúng ta cũng nhận thấy số bài khá giỏi của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với số lượng bài khá giỏi của học sinh lớp đối chứng. Từ đó càng khẳng định kết quả của lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đa thức bậc bốn và các dạng toán liên quan cho học sinh khá, giỏi ở THPT (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)