CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.3. nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là một yếu tố quan trọng của giáo dục, song nó có mối quan hệ khăng khít với sự phát triển của xã hội, những ảnh hưởng của xã hội như các chủ trương, chế độ, chính sách nhà nước, sự bền vững của giá trị, sự thay đổi hoặc cố gắng duy trì một tình trạng nào đó cũng có tác động đến nhu cầu đánh giá. Kiểm tra, đánh giá có mục đích chung là để thúc đẩy động cơ học tập và phát triển của người học[7]
.
Kiểm tra, đánh giá nghiêm túc sẽ đánh giá chính xác chất lượng giáo dục. Đây là việc có ý nghĩa quan trọng đối với cả người dạy, người học và nhà quản lý.
Đối với ngƣời dạy:
Việc kiểm tra, đánh giá cung cấp cho giáo viên những thông tin giúp cho giáo viên tự điều chỉnh quá trình hoạt động sư phạm của mình.
Kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện cho giáo viên nắm bắt được năng lực học tập của học sinh trong lớp. Trên cơ sở đó giúp cho giáo viên có thể điều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh đồng thời giáo viên cũng tự đánh giá tính hiệu quả cơng tác giảng dạy của mình từ đó có những biện pháp, kế hoạch tự điều chỉnh cả về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động sư phạm.
Đối với ngƣời học:
Việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời thông tin tự liên hệ ngược bên trong về kết quả học tập của người học.
Người học tự điều chỉnh, tự hồn thiện q trình học tập của mình cho phù hợp.
Thơng qua các hình thức kiểm tra, thi cử, người học có điều kiện tiến hành hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái qt hóa, hệ thống hóa kiến thức. Từ đó sẽ phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào tình huống thực tế.
Kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp người học nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý trí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, tin vào khả năng của chính mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn.
Đối với cán bộ quản lý:
Thông qua kiểm tra, đánh giá cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng việc dạy và học trong nhà trường, qua đó có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra của q trình dạy và học trong một nhà trường nói riêng, mục tiêu đào tạo của cả nước nói chung.
Như vậy, trong quá trình dạy và học thì việc kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng, không thể thiếu được khi thực hiện các mục tiêu đào tạo giáo dục.
1.4. Mối quan hệ giữa thi, kiểm tra kết thúc học phần với chất lƣợng đào tạo
Chất lượng đào tạo được tạo nên bởi rất nhiều thành tố như hoạt động học tập của người học, hoạt động giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý. Các bài kiểm tra đánh giá cần được lập kế hoạch ngay từ đầu mỗi học phần/mơn học, nói cách khác chúng là một bộ phận nội tại của quá trình giáo dục, mục đích giáo dục của chúng là giúp cho người học học tập. Chúng tạo nên sự đóng góp thơng qua việc giúp xác định mục tiêu giảng dạy nhờ việc cung cấp thông tin phản hồi về kết quả học tập, bằng việc giảng dạy trực tiếp thông qua việc ôn luyện và thảo luận câu hỏi.
Trong quá trình đào tạo, người học cần được kiểm tra, đánh giá để người học tự đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng so với mục tiêu đặt ra, từ đó người học tự hồn thiện các kiến thức, kĩ năng bằng việc nâng cao tinh thần tự học, từ đó góp phần hình thành phương pháp tự học ở người học. Cũng nhờ thơng tin ngược đó giáo viên tự đánh giá quá trình dạy học của mình để điều chỉnh cho phù hợp và hoàn thiện hơn kiểm tra nhằm trực tiếp đánh giá kết quả học tập của người học và cũng là đánh giá kết quả dạy học của giảng viên.
Mỗi trường học cần giải quyết đồng bộ nhiều khâu của quá trình giáo dục, đào tạo, trong đó kiểm tra, thi là một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Mục đích của kiểm tra, thi là để thơi thúc tinh thần tích cực của người học trong học tập từ đó chất lượng học tập mới được nâng cao. Kiểm tra, thi còn nhằm để tạo ra thông tin ngược từ người học trở lại người dạy. Thông qua kết quả kiểm tra, thi biết được chỗ mạnh, yếu trong dạy và học đối với các bài học, mơn học. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ điều chỉnh cách dạy và hướng dẫn người học cách học cho phù hợp để quá trình giáo dục, đào tạo đạt kết quả tốt hơn.
Như vậy, kiểm tra, thi có chức năng kiểm sốt và chức năng giáo dục tinh thần cố gắng học tập đối với người học, cho dù đó là người học ở độ tuổi nào, cấp học nào.
Kiểm tra, thi có thể thực hiện theo nhiều hình thức. Thơng thường người ta hay sử dụng các hình thức kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm.
Để kiểm tra, thi có tác dụng thiết thực cần đảm bảo các nguyên tắc: - Phải nắm vững nội dung, mục đích của vấn đề kiểm tra, thi.
- Phải đưa ra được những câu hỏi bao quát nội dung chương trình đã học, đồng thời phải sát với từng loại hình đối tượng đào tạo.
- Tổ chức kiểm tra, thi nghiêm túc, chấm bài đúng đáp án, đánh giá kết quả khách quan, chính xác.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH THỨC THI, KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN CỦA HỆ CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
2.1. Một vài nét về hệ Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gia Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học chính trị của Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội. Học viện có nhiều hệ lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau và được quyền cấp các loại bằng tốt nghiệp: cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân chuyên ngành Báo chí, xuất bản, xã hội học, tổ chức, kiểm tra... và thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành lý luận chính trị, xã hội và nhân văn. Học viện là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu về khoa học chính trị, có khả năng tổ chức nghiên cứu các chương trình khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp bộ, cấp cơ sở; các đề tài và các dự án khoa học quan trọng.[18]
Trong 5 năm (2012 - 2016), toàn Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng trên 16709 lượt học viên cao cấp lý luận chính trị. Riêng Trung tâm Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng được 71 lớp với 2709 học viên cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung, 128 lớp với 12400 học viên cao cấp lý luận chính trị hệ khơng tập trung, 16 lớp với hơn 1600 học viên cao cấp lý luận chính trị hệ hồn chỉnh kiến thức.
Nội dung giảng dạy ở các hệ đào tạo được điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, định hướng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ lãnh đạo, quản ký được điều chỉnh theo hướng kết hợp giữa truyeefnt hụ kiến thức với tự nghiên cứu, nghiên cứu thực tế và thảo luận nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học viên.
Văn bản được ban hành theo Kết luận số 57-KL/TW, ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về “tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,” trên cơ sở thống nhất với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan, tại công văn số 4741 - CV/BTCTW.
Theo văn bản trên, đối tượng được cử đi học cao cấp lý luận chính trị- hành chính gồm hai nhóm cán bộ. Cụ thể, nhóm cán bộ thứ nhất là các vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương trở lên của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này. Nhóm cán bộ thứ hai là các trưởng, phó phịng và tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; trưởng phịng, ban, ngành, đồn thể cấp huyện và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên. Văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương cũng quy định tiêu chuẩn cán bộ cử đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính. Theo đó, đối tượng đi học cao cấp lý luận chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam , có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Về độ tuổi, đối với hệ tại chức, cán bộ đang giữ chức danh trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời từ 40 tuổi trở lên đối với nam, 35 tuổi trở lên đối với nữ; Đối với hệ tập trung, cán bộ đang giữ
chức danh quy định trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ.
Ngoài các tiêu chuẩn chung trên, Ban Tổ chức Trung ương cũng đưa ra một số quy định riêng với từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị, hiện đang cơng tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí cơng tác đặc thù, nếu chưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên môn và bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trịhoặc trung cấp lý luận chính trị.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị hiện đang cơng tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí cơng tác đặc thù, được ưu tiên học hệ tại chức trẻ hơn 5 tuổi so với quy định độ tuổi theo tiêu chuẩn chung. Các chức sắc tơn giáo có u cầu học cao cấp lý luận chính trị thì được học tại các Học viện khu vực, do cấp ủy trực thuộc Trung ương đề nghị và có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
Về tổ chức đào tạo cao cấp lý luận chính trị, Ban Tổ chức Trung ương quy định nhóm cán bộ thứ nhất sẽ được đào tạo tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; nhóm cán bộ thứ hai sẽ được đào tạo tại các học viện khu vực của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Số lượng học viên mỗi lớp học: Lớp hệ tập trung không quá 50 học viên/lớp, lớp hệ tại chức không quá 110 học viên/lớp.
Theo Quy chế đào tạo Cao cấp lý luận chính trị [19] ban hành kèm theo Quyết định số 3842/QĐ-HVCTQG ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại Điều 3. Mục tiêu, hình thức và thời gian đào tạo quy định:
“1. Mục tiêu đào tạo: Giúp học viên nắm vững một cách cơ bản, có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới; khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo quản lý; kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn. Bồi dưỡng cho học viên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, củng cố lập trường cách mạng, ý thức trách nhiệm chính trị - xã hội trước Đảng, trước nhân dân và tinh thần tích cực tu dưỡng, rèn luyện nhân cách người lãnh đạo, quản lý trong điều kiện mới.
2. Hình thức và thời gian đào tạo:
a. Hình thức đào tạo tập trung: học tập trung liên tục 8 tháng. b. Hình thức đào tạo khơng tập trung: học khơng liên tục 18 tháng.
c. Hình thức đào tạo hoàn chỉnh kiến thức: học không liên tục tối đa 5 tháng (hình thức này khơng áp dụng đối với các Học viện trực thuộc).”.
Như vậy, hiện nay đối với hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có 3 hình thức đào tạo là hệ tập trung, hệ không tập trung và hệ đào tạo kiến thức hoàn chỉnh được đào tạo với khung chương trình theo quyết định số 3166/QĐ-HVCTQG ngày 18-7-2014 gồm 4 khối kiến thức:
Khối thứ nhất: Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm
có 4 mơn: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị học Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khối thứ hai: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 4
môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Xây dựng Đảng; Giáo dục quốc phòng - an ninh; Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội.
Khối thứ ba: Các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo, quản lý gồm 5
mơn: Chính trị học; Khoa học lãnh đạo; Nhà nước và pháp luật; Quản lý kinh tế; Quan hệ quốc tế.
Khối thứ tư: Các chuyên đề đặc thù và hỗ trợ, gồm các chuyên đề có
buộc và các chuyên đề tự chọn. Các chuyên đề bắt buộc và tự chọn do Học viện trung tâm và mỗi Học viện khu vực chuẩn bị và trình để Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quyết định.
Trong đó, 3 khối kiến thức đầu là chung cho toàn hệ thống Học viện và là phần cứng của chương trình. Trong các khối kiến thức được sắp xếp theo môn và bài. Riêng khối kiến thức thứ 2 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có mơn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội gồm có 5 bài, phản ánh đường lối cách mạng của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền con người và tơn giáo tín ngưỡng.
Khối kiến thức thứ 3: Khoa học chính trị và lãnh đạo quản lý, ngồi các mơn học đã có trong chương trình trước đây, nay bổ sung thêm môn Khoa học lãnh đạo quản lý. Mơn học này có nhiều tư liệu khai thác từ kinh nghiệm các nước nhằm giúp học viên tiếp cận với những vấn đề mới của lý luận lãnh đạo quản lý hiện đại. Mặt khác, các bài trong chương trình đều yêu cầu phải