CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
2.3. Thực trạng triển khai thi, kiểm tra đánh giá kết thúc học phần tại Học
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Đối với hình thức thi viết:
Học viện đã và đang triển khai áp dụng hình thức thi viết đánh giá kết quả kết thúc học phần. Trong đó, thi viết dạng tự luận được triển khai đa dạng: tự luận đề đóng và tự luận đề mở, viết tiểu luận.
Về hình thức thi viết dạng đề tự luận mở:
Hướng dẫn số 6630/HD-HVCTQG ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng ngân hàng đề thi kết thúc học phần bằng hình thức tự luận mở thí điểm cho hệ Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhằm đa dạng hóa các hình thức đánh giá và khách quan hóa hoạt động đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có những yêu cầu cụ thể như sau:
- Tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng đề thi kết thúc học phần bằng hình thức tự luận mở thí điểm cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị phải được tiến hành đúng uy trình, quy định của Học viện.
- Đề thi phải chuẩn xác về văn phong, ngữ nghĩa, có nội dung chun mơn phù hợp với nội dung của từng học phần và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện.
- Đề thi phải có tính tổng hợp, bao qt nhiều nội dung trong học phần, có khả năng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và rèn luyện kĩ năng của học viên.
- Mỗi đề thi không quá 02 câu hỏi. Về nguyên tắc, học viên được sử dụng tài liệu và mỗi đề thi sẽ có quy định riêng.
- Mỗi đề thi có đáp án riêng. Đáp án đề thi chỉ mang tính định hướng, gợi mở, không quá chi tiết. Đáp án đề thi theo cơ cấu điểm như sau:
Phần lý thuyết: 04 điểm; Phần vận dụng: 04 điểm;
Phần sáng tạo: 01 điểm;
Phần văn phong, trình bày: 01 điểm. - Thời gian làm bài quy định như sau:
Nội dung Số tiết quy định của học phần
=<60 75 >=90
Thời gian làm bài (phút) 120 150 180 Trong quá trình triển khai theo Quyết định 6629/QĐ-HVCTQG ngày 29- 12-2016 về việc Ban hành Hướng dẫn tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng đề thi kết thúc học phần/mơn học bằng hình thức tự luận mở cho hệ Cao cấp lý luận chính trị của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho thấy:
Thi kết thúc học phần bằng hình thức thi tự luận mở tại Học viện trong năm học 2016-2017 đối với hệ cao cấp lý luận chính trị, theo chủ trương của Giám đốc Học viện là đúng và rất cần thiết nhằm từng bước đa dạng hóa các hình thức thi, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đây là hình thức thi tuy khơng mới, nhưng được áp dụng thí điểm đồng thời với tất cả các mơn, với các lớp học có địa điểm học tại Học viện và ngoài Học viện. Việc chuẩn bị các điều kiện gửi đề tương đối gấp nên đơn vị tổ chức cịn gặp nhiều khó khăn, phải thường xuyên liên hệ các đơn vị liên quan (Viện giảng dạy, Vụ Quản lý đào tạo, Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý) để hoàn chỉnh kịp phục vụ đợt thi.
Trong khi triển khai, có một số lưu ý và kiến nghị được đề xuất như sau: 1. Nới lỏng tài liệu tham khảo, không nên hạn chế danh mục tài liệu tham khảo mà học viên được phép sử dụng, tuyệt đối nghiêm việc sử dụng các thiết bị điện tử.
2. Cơng bố hình thức thi của học phần trước khi bắt đầu giảng dạy môn học.
3. Cần xây dựng kế hoạch thi theo đợt thi nhằm giảm tải tần suất, kinh phí, thời gian ra đề thi.
4. Nghiên cứu xây dựng ngân hàng đề thi theo hình thức tự luận mở. 5. Đề nghị Giám đốc Học viện quán triệt đến các Viện giảng dạy, cán bộ ra đề thi cần trau dồi kỹ năng ra đề thi nhằm nâng cao chất lượng đề thi.
6. Đề nghị Giám đốc Học viện cho phép mở lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng ra đề thi đối với các đối tượng có liên quan (đội ngũ giảng viên, cán bộ phục vụ ra đề thi, cơ quan Quản lý đào tạo).
Về hình thức thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính (Áp dụng với
mơn Triết học Mác-Lênin, Xây dựng Đảng, Khoa học lãnh đạo):
Thực hiện Kế hoạch 110/KH-HVCTQG ngày 15/7/2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị; Kết luận của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong Thơng báo 440/TB-HVCTQG ngày 29/10/2015, kết quả cho thấy:
Stt Tên đơn vị giảng dạy Số lƣợng câu hỏi Số tiết
1 Viện Triết học 530 câu hỏi trắc nghiệm 110 tiết 2 Viện Xây dựng Đảng 360 câu hỏi trắc nghiệm 80 tiết 3 Viện Lãnh đạo học và Chính
sách cơng
330 câu hỏi trắc nghiệm 70 tiết
Hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần bằng hình thức thi trắc nghiệm tại Học viện, cụ thể trong năm học 2015-2016 là 03 môn của hệ cao cấp lý luận chính trị, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Quy trình xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần tại Học viện được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo tính khách quan và bảo mật.
Thi trắc nghiệm trên máy tính là hình thức đánh giá, nhờ đó góp phần khách quan hóa kết quả học tập của học viên, khắc phục đáng kể hiện tượng đánh giá tùy tiện, chủ quan. Cũng nhờ đó thái độ học tập của học viên nghiêm túc hơn; học viên quan tâm hơn đến việc tự nghiên cứu, dành nhiều thời gian hơn để tự học.
Hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần bằng hình thức thi trắc nghiệm đã khách quan hóa được kết quả học tập của học viên đối với từng học phần/môn học theo Kế hoạch 110/KH- HVCTQG. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý trong quá trình này như sau:
- Đây là hình thức thi tuy khơng mới, nhưng lần đầu tiên được áp dụng thí điểm tại Học viện và đặc biệt là áp dụng với các môn khoa học lý luận, thời gian xây dựng ngân hàng câu hỏi thi tương đối gấp nên trong quá trình chuyển sang dữ liệu số còn gặp một số trục trặc kỹ thuật phát sinh.
- Sự phối kết hợp giữa các đơn vị liên quan (Trung tâm Công nghệ thông tin, Vụ Quản lý đào tạo, Viện nghiên cứu giẩng dạy) đã được cải thiện rất nhiều, song đôi khi vẫn chưa thật tốt và cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện, thời kỳ đầu, do có quá nhiều đơn vị tham gia nên khó khăn cho sự phối hợp và mặt khác gây thêm tâm lý căng thẳng cho học viên.
Từ đó, có một số đề xuất kiến nghị như sau:
- Đề nghị Giám đốc Học viện cho chủ trương để các Viện chuyên ngành tổ chức rà soát hệ thống câu hỏi thi, kịp thời điều chỉnh, bổ sung đối với những câu hỏi thi có sai sót.
- Đề nghị cho kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống phần mềm, cung cấp thêm một số máy tính dự phịng.
- Sau khi sơ kết, đề nghị Giám đốc cho tổ chức xây dựng tiếp đề thi trắc nghiệm trên máy tính đối với một số đơn vị khác, để hình thành hệ thống ngân hàng câu hỏi với các hình thức: Tự luận, Trắc nghiệm, Vấn đáp.
Thực hiện Kết luận của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong Thơng báo số 624/TB-HVCTQG ngày 18-10-2016 về thực hiện thí điểm thi kết thúc học phần bằng hình thức thi vấn đáp cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tập trung tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện đã triển khai thí điểm hình thức thi vấn đáp đối với 3 học phần: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Theo Báo cáo sơ kết thí điểm thi kết thúc học phần bằng hình thức thi vấn đáp (từ ngày 19-10-2016 đến hết 11-11-2016) cho hệ CCLL tập trung cho thấy:
Bảng 2.1. Thống kê tỉ lệ điểm thi vấn đáp thí điểm
của 13 lớp Cao cấp lý luận chính trị tập trung K67.A01 đến K67.A13:
Stt Môn thi Điểm 6 (%) Điểm 6,5 (%) Điểm 7 (%) Điểm 7,5 (%) Điểm 8 (%) Điểm 8,5 (%) Điểm 8,75 (%) Điểm 9 (%) 1 Triết học 0,2 1,7 9,7 20,9 33 34,3 0 0,2 2 Kinh tế chính trị 1,3 1,5 8,6 20,6 31,8 23,9 0 12,3 3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 0 0,2 2,6 17,1 41,7 27,6 0,2 10,6 Đánh giá chung:
Thứ nhất, có thể nói, tổ chức thi vấn đáp thí điểm cho hệ Cao cấp lý luận chính trị tập trung là đúng hướng bởi việc làm này góp phần đa dạng hóa các hình thức thi.
Thứ hai, việc tổ chức thi vấn đáp đã có tác động tích cực đối với học viên. Nhìn chung, học viên quan tâm học tập nhiều hơn.
Tuy đạt được kết quả tốt khi thực hiện thí điểm thi vấn đáp song vẫn còn tồn tại một số lưu ý cần phải rút kinh nghiệm như sau:
1. Trong q trình thi, vẫn cịn hiện tượng học viên sử dụng tài liệu, do vậy cần nâng cao trách nhiệm quản lý thi của các giảng viên hỏi thi.
2. Phổ điểm của học viên mặc dù đã có sự phân hóa song nhìn chung vẫn cịn khá cao.
Từ đó, có thể thấy:
Thi vấn đáp có nhiều ưu điểm, nhất là các lớp có số lượng học viên không quá đông song khơng nên tuyệt đối hóa hình thức này. Theo nghiên cứu của khoa học giáo dục, tỷ lệ thi vấn đáp không nên quá 30% tổng số các môn thi.
Đối với hệ Cao cấp lý luận khơng tập trung vẫn có thể áp dụng thi vấn đáp nhưng điều kiện đảm bảo phải đầy đủ, nhất là đội ngũ giảng viên.
- Đối với hình thức thi quan sát, thực hành:
Hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện tổ chức thi bằng hình thức quan sát, thực hành dưới dạng đi nghiên cứu thực tế tại các địa phương. Đây là một phần học trong chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị được tổ chức vào cuối khóa học. Phần học này giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp phần thực hiện trong thực tế nguyên lý “học đi đôi với hành”. Kết thúc đợt đi thực tế, học viên phải viết bài thu hoạch về một chủ đề mà học viên đã lựa chọn, đăng ký. Học viên không đi nghiên cứu thực tế cuối khóa hoặc bài thu hoạch khơng đạt u cầu thì khơng đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Điểm của bài thu hoạch được tính vào điểm tổng kết tồn khóa học.
Các yêu cầu cơ bản đối với nghiên cứu thực tế:
Nội dung đi nghiên cứu thực tế cuối khóa là những vấn đề cơ bản trong chương trình đào tạo. Cụ thể:
- Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng ở địa phương; Nội dung cơ bản của khối liên minh công - nông trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam và sự vận dụng ở địa phương; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (đại đồn kết, cán bộ và công tác cán bộ).
- Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở (Lịch sử Đảng bộ địa phương và vấn đề phát huy các giá trị của lịch sử Đảng bộ địa phương; Công tác phát triển Đảng viên; Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng).
- Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính nhà nước (Cơng tác cải cách Hành chính ở địa phương; Thực trạng cơng tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, tư pháp; Kiểm tra, xử phạt hành chính; Tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo).
- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội (Việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quyền con người, phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm).
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ cơng tác mặt trận Tổ quốc và Đồn thể nhân dân cấp cơ sở (Thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; Công tác đánh giá, sử dụng cán bộ ở địa phương; Thực trạng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở).
Về thời điểm, cách thức tổ chức đi thực tế: - Thời điểm:
Sau khi hoàn thành 5/6 phần học, giáo viên chủ nhiệm họp lớp lấy ý kiến học viên về thời gian, địa điểm đi nghiên cứu thực tế cuối khóa. Sau khi lớp thống nhất, giáo viên chủ nhiệm lập biên bản gửi về Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý tổng hợp trình Giám đốc Học viện quyết định.
- Cách thức tổ chức đi nghiên cứu thực tế:
Học viện tổ chức đi nghiên cứu thực tế cho học viên các lớp theo kế hoạch tồn khóa, ban hành quyết định thành lập đoàn và cử Trưởng đoàn, soạn thảo công văn liên hệ với địa phương nơi học viên về nghiên cứu thực tế.
- Bố cục và hình thức bài thu hoạch cuối khóa: Bố cục: gồm 03 phần:
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. + Nội dung: gồm 03 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận (Học viên nêu khái quát, ngắn gọn phần lý luận đã được học gắn với chủ đề nghiên cứu).
- Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (Đặc điểm tình hình địa phương; Thực trạng của vấn đề nghiên cứu; Thành tựu và nguyên nhân (có số liệu); Hạn chế và nguyên nhân).
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị. + Kết luận: Đánh giá khái quát vấn đề nghiên cứu. - Hình thức trình bày:
Bài thu hoạch được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4; cỡ chữ 14; dãn dịng 1,5; Phơng chữ Times New Roman; căn lề: lề trên, dưới 2,5cm, lề phải 2cm, lề trái 3,5 cm; số thứ tự trang được đánh ở giữa và cuối trang. Số trang: không quá 30 trang giấy A4.
Bài thu hoạch phải đóng bìa bằng giấy cứng (bìa cacton), ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu.
Học viên nộp 02 bản về phòng Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo. Thời gian chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt nghiên cứu thực tế.
Như vậy, với những yêu cầu cụ thể, nghiên cứu thực tế giúp cho học viên củng cố những kiến thức đã được học trong chương trình, gắn lý luận với thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ trong thời kỳ mới, bên cạnh đó trang bị kiến thức cho học viên, nắm bắt tình hình giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tế ở cơ sở gắn với nhiệm vụ cơng tác sau khi hồn thành khóa học.
Kết quả đánh giá chung khi áp dụng hình thức nghiên cứu thực tế của học viên sau khi kết thúc học phần cho thấy: 20% học viên đạt mức độ xuất