1.4.2. Phương pháp kiểm định giả thuyết T – test
Một quy trình kiểm định giả thuyết được thực hiện qua các bước sau:
B1: Phát biểu giả thuyết và giả thuyết thay thế B2: Chọn loại hình thống kê
B3: Chọn mức nghĩa mong muốn
B4: Tính giá trị khác biệt: giá trị xác suất p, so sánh p và mức có nghĩa B5: Ra quyết định
B6: Diễn giải kết quả
Bảng 1.2: Lựa chọn phép kiểm định về trị trung bình của tổng thể
Một mẫu Hai mẫu độc lập k- mẫu
T-Test X2 Indepent-sample T – test T-Test for paired- samples
X2
One way ANOVA
Nguyên tắc trong kiểm định giả thuyết là dùng giá trị p-value. - P-value là xác suất phạm sai lầm loại 1– nghĩa là xác suất loại bỏ giả thuyết Ho với thơng tin tính tốn được với mức có nghĩa α.
- Quy luật chung là không bác bỏ Ho nếu p-value quá lớn.
Giá trị tới hạn cần xem xétđộ lớn của p - value nhƣ sau:
- Nếu p-value < 0,1 -> kiểm định có nghĩa với độ tin cậy 90% (khái niệm có nghĩa được hiểu là giả thuyết Ho có thể bị bác bỏ với độ
tin cậy 90%)
- Nếu p-value < 0,05 -> kiểm định có nghĩa với độ tin cậy 95% (khái niệm có nghĩa được hiểu là giả thuyết Ho có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95%). Đây là điều kiện thường được sử dụng.
- Nếu p-value < 0,001 -> kiểm định có nghĩa với độ tin cậy 99% (khái niệm có nghĩa được hiểu là giả thuyết Ho có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 99%)
SPSS gọi p-value là Sig(observed significance level): mức có nghĩa quan sát
Từ nguyên tắc của p-value, quyết định theo nguyên tắc:
- Chấp nhận Ho nếu sig > α, vì nếu bác bỏ Ho khả năng phạm sai lầm sẽ lớn hơn mức có nghĩa cho phép.
- Bác bỏ Ho nếu sig < α,vì lúc này xác suất bác bỏ Ho nhỏ hơn mức cho phép nên có thể an tồn khi bác bỏ Ho.
Điều kiện để thực hiện Two-Sample T Test: independent T-Test -
cho hai mẫu độc lập với nhau: Thực hiện kiểm định cân bằng phương sai
(Levene test):
- Nếu Sig Levene test < 0,05 -> xác định giá trị t ở phần không cần cân bằng phương sai
- Nếu Sig Levene test > 0,05 -> xác định giá trị t ở phần cân bằng phương sai
Kết luận: với t < 0,05 ->khác biệt có ý nghĩa thống kê
với t ≥ 0,05 -> khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
Với giả thuyết mối tương quan theo cặp giữa kết quả bài thi đánh giá năng lực chung và kết quả học tập năm học lớp 12 là mối tương quan khơng hồn tồn, có mức tương quan là trên trung bình. Theo đó, nhiều SV có điểm cao khi thi ĐGNL cũng là những người có kết quả học tập tốt ở các nội dung Tốn, Ngữ văn và tổng hợp ba mơn theo khối. Ngược lại, nhiều thí sinh có điểm thấp khi thi ĐGNL cũng là các thí sinh có điểm tổng kết trung bình năm học khơng cao. Tuy nhiên, các SV có kết
quả học tập cao khơng phải đều có điểm cao khi thi ĐGNL. Từ đó, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích so sánh để làm rõ mối quan hệ thuận/nghịch giữa kết quả bài thi đánh giá năng lực chung với kết quả học tập năm học lớp 12 để đánh giá một cách khách quan, khoa học về độ chính xác, độ tin cậy của bài thi đánh giá năng lực, khả năng nhận thức, năng lực tích lũy kiến thức trong q trình học tập của thí sinh.
1.5. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
1.5.1. Những nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phương thức tuyển sinh có ảnh hưởng lớn tới chất lượng SV được tuyển vào các trường đại học (Handa & Gordon, 1999; Scott, 2012). Hiện nay, trên thế giới có hai hình thức tuyển sinh phổ biến đang được áp dụng rộng rãi (áp dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau), đó là thi tuyển và xét tuyển. Trong hai hình thức này, hình thức thi tuyển được áp dụng nhiều ở các nước Châu Á, điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hình thức xét tuyển được các nước ở Bắc Âu và Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand, Anh quốc, v.v. sử dụng nhiều hơn. Cũng có một số nước ở phương Tây như Pháp sử dụng hình thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển để tuyển chọn người học xuất sắc vào học hệ thống những trường đặc biệt (Grande Ecole) của mình.
Về mặt hình thức, việc tuyển sinh thơng qua hình thức thi tuyển, lựa chọn người học chủ yếu dựa vào điểm tổng hợp của một bài thi hoặc một nhóm bài thi bằng cách sắp xếp các thí sinh theo điểm tổng hợp của họ và lấy người học từ trên xuống dưới dựa theo chỉ tiêu hoặc số lượng người học được tuyển hoặc muốn tuyển. Cách tuyển sinh SV đại học ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là minh chứng điển hình cho hình thức tuyển sinh này.
Trong khi đó, với hình thức tuyển sinh thơng qua xét tuyển, các cơ sở đào tạo lựa chọn người học dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Thành tích học tập và điểm của một hoặc một số bài thi tuyển sinh chỉ là một
trong số các yếu tố được xem xét để đưa ra quyết định nhận vào học.Các yếu tố khác cũng được xem xét bao gồm: đánh giá về các bài luận của thí sinh và nội dung các thư giới thiệu về thí sinh và/hoặc kết quả các cuộc phỏng vấn giữa ban tuyển sinh và thí sinh cũng như những thành tích nổi bật khác của các thí sinh trong các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, ...
Các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đã và đang sử dụng các đề thi chuẩn hóa đánh giá năng lực (standardized tests) để kiểm tra các kiến thức, năng lực và kỹ năng học thuật của ứng viên như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phản biện và năng lực tư duy logic… Một trong những thành tố quan trọng của phương thức tuyển sinh theo đánh giá năng lực toàn diện là bài kiểm tra đánh giá năng lực ứng viên. Các bài kiểm tra này được thiết kế theo một quy trình chặt chẽ và dựa trên một lý thuyết khoa học có tên là Lý thuyết hồi đáp (Item Response Theory). Việc thiết kế và xây dựng này đảm bảo rằng điểm của thí sinh sẽ phản ánh chính xác và khách quan năng lực của thí sinh. Đề kiểm tra được xây dựng trên nền tảng các tiểu mục đã được xác định các thuộc tính về độ khó, độ phân biệt và sự phù hợp của lời dẫn, câu hỏi và các phương án trả lời. Việc này đảm bảo các đề kiểm tra sẽ được xác định các thông số cơ bản thông qua một hàm thông tin chứa các thông tin cần thiết của đề kiểm tra. Các thông tin này sẽ được sử dụng trong quá trình xử lý các điểm thi và do vậy sẽ đưa ra được những điểm số của từng thí sinh phù hợp với năng lực của họ. Đồng thời, các điểm thi này, do được xác định dựa theo thông số của các đề thi nên sẽ khách quan và khơng phụ thuộc nhiều vào mức độ khó của đề thi giống như khi sử dụng các đề thi theo lý thuyết khảo thí cổ điển.
Như vậy, phương thức tuyển sinh đại học trên thế giới rất là đa dạng, trong đó phương thức xét tuyển dựa trên các kết quả học tập trước đó và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến, bên cạnh đó hình thức thi tuyển vẫn được sử dụng ở nhiều nước
song nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nhược điểm trong hình thức tuyển sinh này. Các nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy sử dụng kết quả học tập ở bậc phổ thông và thi đánh giá năng lực làm căn cứ xét tuyển vào đại học là đảm bảo đánh giá toàn diện năng lực người học vào học đại học. Tuy nhiên, ở Việt Nam để đổi mới phương thức tuyển sinh hiện tại, việc sử dụng kết quả học tập trước đó cũng như kỳ thi đánh giá năng lực, cần thiết tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa hai kết quả này ở học sinh phổ thông Việt Nam.
Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu về mối tương quan giữa kết quả tuyển sinh đầu vào và các kết quả học tập của SV ở bậc đại học. Nghiên cứu về mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh và điểm thi tốt nghiệp của SV đã tốt nghiệp được đăng trên Tạp chí Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, 1(1): 33-37, 2012 ISSN: 2298-0032. Chọn các SV tài năng là rất cần thiết và là vấn đề quan trọng đối với mỗi trường đại học. Đại học International Black Sea University (IBSU) sử dụng một số đo để lựa chọn và nhận học sinh như các trường đại học khác. Bài viết này tìm và so sánh mối tương quan giữa các điểm NUEE (điểm thi tuyển sinh của National Unified Entrance Examination – đơn vị tổ chức thi của cơ quan quản lí giáo dục bang Georgia) và điểm trung bình (GPA) tốt nghiệp đại học của các SV ở hai khoa. Trong số các biện pháp đạt được trước khi học tập, điểm thi đại học được kiểm tra để dự đốn điểm trung bình của SV tốt nghiệp. Phân tích tương quan và hồi quy chỉ ra rằng có mối tương quan thuận giữa điểm kỳ thi tuyển sinh đại học và điểm trung bình tốt nghiệp đại học.
Khoảng cách các trường học và các trường đại học cung cấp một cơ hội để thu thập dữ liệu theo chiều dọc trên những học sinh ở lớp 7 đến lớp 12. Các mối quan hệ giữa điểm thi và lớp học đã được dự kiến sẽ giảm theo thời gian.Trường Đại học International Black Sea University (IBSU) đã nghiên cứu về mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh và điểm thi tôt nghiệp của SV đã tốt nghiệp. Nghiên cứu này tìm và so sánh
mối tương quan giữa các điểm NUEE (điểm thi tuyển sinh của National Unified Entrance Examination – đơn vị tổ chức thi của cơ quan quản lí giáo dục bang Georgia) và điểm trung bình (GPA) tốt nghiệp đại học của các SV ở hai khoa. Trong số các biện pháp đạt được trước khi học tập, điểm thi đại học được kiểm tra để dự đoán điểm trung bình của SV tốt nghiệp. Phân tích tương quan và hồi quy chỉ ra rằng có mối tương quan thuận giữa điểm kỳ thi tuyển sinh đại học và điểm trung bình tốt nghiệp đại học.
Cũng theo Tạp chí giáo dục kỹ thuật quốc tế [Vol.27, No.6, pp.1343–1351, 2011], hai tác giả J. C. F. DE WINTER and D. DODOU đã đưa ra các dự đoán hiệu quả học tập trong ngành kỹ thuật sử dụng điểm thi THPT. Nghiên cứu này xem xét những đánh giá từ điểm thi THPT để dự đoán điểm trung bình (GPA - grade point averages) trong năm đầu tiên và việc hồn tất chương trình cử nhân khoa học (B.Sc – Bachelorof Science) tại một trường Đại học kỹ thuật Hà Lan. Giả định từ các kết quả kiểm tra, các lĩnh vực toán học và vật lý sẽ là những yếu tố dự đoán tốt nhất về hiệu quả học tập. Các yếu tố dùng để phân tích từ kết quả kiểm tra THPT đã được thực hiện trên một nhóm 1050 học sinh.
Phân tích hồi quy của các yếu tố được rút ra ở trên được dùng để tiến hành dự đoán điểm trung bình năm đầu tiên và tồn bộ q trình hồn tất chương trình cử nhân khoa học. Các kết quả cho thấy các môn khoa học tự nhiên và các mơn thuộc lĩnh vực tự nhiên (Vật lý, hóa học, tốn học) trở thành yếu tố dự đoán mạnh nhất. Các yếu tố nghệ thuật tự do khơng có nhiều giá trị dự đoán và những yếu tố về ngơn ngữ hồn tồn khơng có giá trị dự đốn. Sự khác biệt được xác định thông qua các chương trình cử nhân khoa học, các chương trình dựa trên các mơn khoa học tự nhiên và toán học tạo nên hiệu suất học tập cao hơn. Bên cạnh đó, nữ giới nhập học đại học với số điểm trung bình cao hơn nam giới nhưng giới tính lại khơng quyết định số điểm trung bình trong năm học đầu, đây cũng là một dự báo yếu của tồn bộ q trình hồn thành chương trình
cử nhân. Những phát hiện trên có thể là những minh chứng quan trọng trọng việc tiếp tục phát triển thêm các chương trình dự đốn kết quả học tập trong các ngành kỹ thuật.
Từ năm học 2006 – 2007, tất cả các học sinh thuộc phía Bắc Carolina đều phải trải qua bài kiểm tra cuối khóa gồm 05 môn học (EOC) để có thể nhận bằng tốt nghiệp. Vào tháng 03 năm 2010, một báo cáo của tác giả Anne-Sylvie M. Boykin nghiên cứu về mối quan hệ giữa kết quả EOC và các kết quả học tập của mơn Tốn 1 và Tiếng Anh 1, hai trong năm môn học yêu cầu để tốt nghiệp. Các phân tích đã thể hiện kết quả theo hai hướng là SV đạt kết quả cao ở hai mơn Tốn 1 và Tiếng Anh 1 nhưng điểm EOC không cao (nhóm 1) và ngược lại, kết quả ở hai môn không cao nhưng điểm EOC cao (nhóm 2). Trong thời gian bốn năm, số lượng SV có kết quả như nhóm 1 có chiều hướng giảm và gia tăng ở nhóm 2. Ngồi ra cịn có sự khác biệt thể hiện rõ rệt bởi yếu tố giới tính, SV nữ thường có kết quả học tập tốt hơn cũng như điểm EOC cao hơnso với các SV nam.
Cũng theo một nghiên cứu vào tháng 05/2009 của Saudi J Kidney Dis Transpl về mối tương quan giữa các tiêu chuẩn nhập học vào các trường đại học về khoa học sức khỏe và kết quả học tập của các trường này. Nghiên cứu được thực hiện trên 91 nam SV đang theo học chương trình dự bị hai năm tại Saud bin Đại học King Abdulaziz Khoa học Y tế (KSAU-HS), Riyadh, Saudi Arabia. Kết quả học tập dựa trên điểm trung bình đạt được vào cuối học kỳ đầu tiên của chương trình dự bị chuyên nghiệp được phân tích bằng hệ số tương quan Pearson trong phần mềm thống kê SPSS (phiên bản 12.0). Một mối tương quan mạnh mẽ giữa các thành tích học tập và thi tích, năng khiếu thi và trường trung học lớp cuối cùng, với Pearson Hệ số tương quan là 0,96; 0,93; 0,87, tương ứng. Kết quả chỉ ra rằng thành tích học tập cho thấy mối tương quan tốt với các tiêu chuẩn nhập học được sử dụng, cụ thể là thức lớp chất lượng cao, năng khiếu,…
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích mối tương quan giữa các điều kiện nhập học với kết quả học tập đã đạt được trong năm học đầu tiên mà chưa đi sâu phần tích về mối quan hệ với kết quả học tập của những năm học trước đó.
1.5.2. Những nghiên cứu trong nước
Về hướng tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực, đây là hình thức ko mới trên thế giới và đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về hình thức này. Việt Nam cũng là một trong những nước đã và đang tiến tới thực hiện phương án đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực. Năm 2012, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQGHN đã nghiên cứu và xây dựng Đề án “Cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng hệ
thống đánh giá năng lực để tuyển chọn nhân lực trong đào tạo, khoa học công nghệ, lãnh đạo, quản lí và kinh doanh” dựa trên việc nghiên cứu
một cách có hệ thống các hình thức tuyển sinh đại học, sau đại họcở các nước tiên tiến trên thế giới và các bộ công cụ dùng để tổ chức thi tuyển sinh vào đại học. Mục đích của các nghiên cứu này là giúp đề xuất những giải pháp và xây dựng được các bộ công cụ tuyển sinh, tuyển chọn có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đạt trình độ quốc tế. Đề án đã xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc