Dạy học dự án theo nhóm bài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học dự án phần văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 61 - 73)

CHƢƠNG 2 : ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ DỰ ÁN DẠY HỌC

2.2. Đề xuất thiết kế DHDA

2.2.2. Dạy học dự án theo nhóm bài:

Trong chương trình SGK, phần VHTĐ, có nhiều văn bản cùng chủ đề, nội dung và sắp xếp gần nhau . Mỗi nhóm bài như thế, có thể tích hợp để thực hiện một dự án học tập. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi đề xuất cụ thể 2 dự án sau:

Dự án 1: Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam

Mô tả dự án: Từ nhóm bài: Tỏ lịng – Phạm Ngũ Lão, Cảnh ngày hè–

Nguyễn Trãi, Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc thêm : Vận nước - Đỗ Pháp Thuận; Cáo bệnh bảo mọi người – Mãn Giác; Hứng trở về – Nguyễn Trung Ngạn ( Ngữ Văn 10); GV có thể tích hợp để thiết kế dự án học tập dưới hình thức một buổi hội thảo với chủ đề: Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung

đại Việt Nam

Mục tiêu của dự án

- Về kiến thức:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân cách của cha ông, đặc biệt là tinh thần yêu nước, quan niệm về lí tưởng của người anh hùng, ý thức tự hào dân tộc.

+ Thấy được sự đa dạng trong nghệ thuật biểu hiện chủ nghĩa yêu nước.

- Kĩ năng :

+ Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại và loại hình tác giả văn học.

+ Biết vận dụng kiến thức đọc hiểu để đi từ khám phá 1 tác phẩm cụ thể đến tự tìm hiểu các tác phẩm tương đồng.

+ Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày trước đám đơng…

- Thái độ :

+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc. + Xây dựng lí tưởng sống cao đẹp.

+ Biết trân trọng vốn văn hóa, văn học dân tộc.

Định hướng các năng lực chính được hình thành:

– Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực đọc hiểu; năng lực kết nối thông tin; năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực quản lí bản thân.

– Năng lực đặc thù bộ môn: năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt: tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản; năng lực thẩm mỹ; năng lực trải nghiệm, thực hành, thuyết trình.

Sản phẩm cuối cùng của dự án:

Tổ chức được 1 buổi hội thảo, in kỉ yếu hội thảo bao gồm 4 bài thuyết trình về các nội dung:

+ Hình tượng người trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hơm nay.

+ Tình u thiên nhiên, u cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè

+ Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”.

+ Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”.

Kế hoạch thực hiện dự án

Thời gian Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của HS Sản phẩm dự kiến Giai đoạn 1: Xác định chủ đề và mục tiêu dự án (tuần 1) - Thảo luận cùng học sinh, đưa định hướng lựa chọn và xây dựng dự án. - Thành lập các nhóm học tập Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương

- Thành lập được nhóm.

nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Giai đoạn 2: Xác định nội dung và kế hoạch thực hiện dự án (tuần 1)

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm , mỗi nhóm tương ứng với một nội dung:

+ Hình tượng người trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hơm nay.

+ Tình u thiên nhiên, u cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè + Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”.

+ Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại

- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành.

- Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm (sưu tầm tư liệu, đọc và xử lí tài liệu, xây dựng đề cương, viết tham luận) – Biên bản họp nhóm - Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm.

Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”.

- Xây dựng và thông báo với học sinh kế hoạch chi tiết thực hiện dự án ( thời gian, nhiệm vụ, kết quả cần đạt) + Tuần 1: các nhóm nhận nhiệm vụ và hồn thành bản thảo các bài tham luận theo chủ đề được phân công

+ Tuần 2: tổ chức thực hiện buổi hội thảo Giai đoạn

3: Thực hiện dự án (tuần 2)

- Cung cấp tư liệu, hình ảnh mang tính chất định hướng để hỗ trợ HS Chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án, phiếu đánh giá sản phẩm và những hổ trợ khác cho việc thực hiện dự án. - Định hướng, lắng nghe và phản hồi những vướng mắc của HS – Các nhóm tự phân cơng tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, video về các nội dung được phân công. - Thường xuyên liên lạc và trao đổi với GV về các nội dung liên

- GV cung cấp được những tư liệu/ nguồn tư liệu cần thiết để hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện dự án

trong quá trình thực hiện dự án.

quan đến dự án - Hoàn thành bài tham luận hội thảo in kỉ yếu - Lên ý tưởng để xây dựng bài thuyết trình tại hội thảo Giai đoạn 4: Báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án (tuần 2)

- Tham gia báo cáo đề dẫn tại hội thảo

- Lắng nghe và đưa cá ý kiến tham luận

- Đánh giá sản phẩm của các nhóm. - Nhận xét và tổng kết hoạt động của nhóm. - Nộp bài tham luận cho GV in kỉ yếu - Trình bày bài tham luận tại hội thảo

-Trao đổi về các vấn đề được trình bày trong hội thảo

– 4 bài tham luận in kỉ yếu hội thảo - 4 bài báo cáo trình bày tại hội thảo - Nhật kí làm việc nhóm và làm việc cá nhân - Bảng đánh giá hoạt động của cá nhân trong nhóm. Kết quả đánh giá sản phẩm của nhóm

Dự án 2: Nguyễn Du và Truyện Kiều

Mơ tả dự án: Dự án được tích hợp bởi nhóm bài : Nguyễn Du, Nỗi thương

mình, Thề nguyền, Trao dun, Chí khí anh hùng trong chương trình SGK Ngữ văn 10, tập 2. Dự án thực hiện dưới hình thức trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy học chuyên đề bao gồm các hoạt động: Khảo sát về vị trí của Nguyễn

Du và Truyện Kiều trong lịng thế hệ trẻ; giá trị đích thực của Truyện Kiều; giải pháp đưa Truyện Kiều đến gần hơn với thế hệ trẻ.

Mục tiêu dự án: Khảo sát được vị trí của Truyện Kiều trong lịng thế hệ trẻ tại

trường học, kết nối được các bạn trẻ yêu mến Nguyễn Du và Truyện Kiều, bước đầu đề xuất được giải pháp để đưa Truyện Kiều đến gần hơn với HS. Cụ thể:

- Kiến thức : HS nhận biết được những giá trị tư tưởng của Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, cảm nhận được các giá trị nội dung tư tưởng của các đoạn trích trong SGK, thể hiện được ý kiến cá nhân về các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của Truyện Kiều

- Kĩ năng: Giúp HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng: làm việc nhóm, tổ chức, lập kế hoạch, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá, sử dụng công nghệ thông tin.

- Thái độ: HS biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc; có quan điểm trung thực, thẳng thắn về các vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm, hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

Hệ thống năng lực cần hình thành: Giao tiếp, hợp tác, cộng tác, phát hiện và

giải quyết vấn đề thực tiễn, cảm thụ văn học, tự quản lí bản thân.

Sản phẩm cuối cùng của dự án:

+ 1 websibe về Nguyễn Du và Truyện Kiều

+ 4 bài thu hoạch theo các nội dung: Vị trí của Nguyễn Du và Truyện Kiều xưa và nay, Thân phận của nàng Kiều, Tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng, Giải pháp đưa Truyện Kiều đi vào lòng giới trẻ

+ 1 buổi triễn lãm Nguyễn Du và Truyện Kiều trong lòng thế hệ trẻ

Kế hoạch thực hiện dự án

HS kiến Giai đoạn 1: Xác định chủ đề và mục tiêu dự án (1 tuần)

- Thảo luận với học sinh về chủ đề và xây dựng mục tiêu dự án - Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chủ đề dự án với GV - Nhận thức rõ về mục tiêu dự án - Xác định tên dự án, và bảng mục tiêu cụ thể của dự án Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung và kế hoạch thực hiện dự án (1 tuần) - Giới hạn phạm vị nội dung dự án: gồm các văn bản trích trong SGK Ngữ văn 10 tập 2: Truyện Kiều – Nguyễn Du, Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng.

- Cung cấp thêm cho HS một số tư liệu cần thiết

- Báo cáo kế hoạch thực hiện với Tổ bộ môn, thông báo với học sinh thời gian, nhiệm vụ, các hoạt động cụ thể trong dự án

- Chia nhóm HS và giao nhiệm vụ cho

- Ghi chép nội dung dự án - Định hướng được phạm vi nội dung cần tìm hiểu để thực hiện dự án. - Nhận nhóm, phâm chia nhóm trưởng , nhóm phó, thư kí - Nhận nhiệm vụ GV phân công - Họp nhóm, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án của nhóm. - Danh sách các nhóm - Bảng phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm - Bảng kế hoạch hoạt động của nhóm

từng nhóm.

+ Nhóm 1: Thiết kế websibe : Nguyễn Du và Truyện Kiều + Nhóm 2: Viết bài thu hoạch về 2 nội dung: Vị trí của Nguyễn Du và Truyện Kiều xưa và nay, Giải pháp đưa Truyện Kiều đến gần hơn với thế hệ trẻ. + Nhóm 3: Viết bài thu hoạch về 2 nội dung: Tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng, Thân phận của nàng Kiều. + Nhóm 4: Sưu tầm tư liệu và tổ chức buổi triễn lãm : Nguyễn Du và Truyện Kiều trong lòng thế hệ trẻ Giai đoạn 3: Thực hiện dự án (2 tuần) - Hướng dẫn HS một số kĩ năng công nghệ thông tin

- Thông qua dạy học

- Huy động mọi nguồn lực để thực hiện dự án - Nhóm 1: Học - Nhật kí làm việc của từng cá nhân và sản phẩm của nhóm.

chuyên đề, GV định hướng cho HS viết bài thu hoạch

- Nhận thông tin và phản hồi mọi thắc mắc của HS

- Yêu cầu HS báo cáo tiến độ thực hiện dự án thường xuyên - Kịp thời có phương án điều chỉnh khi dự án gặp khó khăn - Liên kết hỗ trợ với Tổ bộ mơn, Đồn Thanh niên, Hội phụ huynh tạo điều kiện để dự án được thực hiện với kết quả cao nhất. tập và vận dụng một số kĩ năng về công nghệ thông tin để thiết kế trang web, đề xuất với GV nội dung trang Web - Nhóm 2, 3: Phân cơng thu thập, xử lí tài liệu, xây dựng đề cương, viết bài thu hoạch theo định hướng của GV. Thiết kế power point để trình bày trên lớp trong tuần học chuyên đề.

Duyệt lại nội dung với GV và gửi nhóm 1 đưa lên trang web - Nhóm 4: Sưu tầm, tranh ảnh, video ngâm thơ, bói Kiều, viết thư

- Nhóm 1:

+ Bản dự thảo ý tưởng thiết kế web

+ Bản dự thảo nội dung của trang Web + Các tư liệu, hình ảnh sử dụng trên Web - Nhóm 2, 3: + sưu tầm đủ tư liệu. + Đề cương chi tiết cho bài thu hoạch

+ bản thảo bài thu hoạch

+ 4 bài power point để báo cáo trước lớp

+ 4 bài thu hoạch sau góp ý và chỉnh sửa của GV.

- Nhóm 4: + Kế hoạch chi tiết về buổi Triễn

pháp, phóng tác, trình diễn một số đoạn trích trong SGK và tổ chức triển lãm : Nguyễn Du và Truyện Kiều trong lòng thế hệ trẻ. lãm + Những “tác phẩm” được trương bày tại triễn lãm

+ Bản phân công chi tiết nhiệm vụ của ban tổ chức triển lãm. Giai đoạn 4:Báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án - Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng nhiệm vụ, hoạt động. - Nghiệm thu sản phẩm HS - Tổng kết, nhận xét, đánh giá dự án - Báo cáo sản phẩm - Đóng góp, trao đổi về các nội dung của nhóm khác. - Tự đánh giá cá nhân. - Bảng tiêu chí đánh giá dự án của GV - Bảng kết quả thực hiện dự án của từng cá nhân và nhóm HS. - Bài tổng kết và ý nghĩa của dự án Một trong những đặc điểm nổi bật của VHTĐ là hầu hết các tác phẩm đều chịu sự chi phối của bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng của thời đại. Vì vậy trong q trình tổ chức DHDA có thể tích hợp thực hiện dự án liên mơn với các bộ mơn Lịch Sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân trong một số văn bản ví dụ như: Tiết 60 – 61 Bài “ Đại cáo bình Ngơ” ( Ngữ văn 10 tập 2 – Ban cơ bản – Nhà xuất bản Giáo dục ), có thể thực hiện được dự án liên môn với các bài sau: - Tiết Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( Giáo dục công dân 10 – Nhà xuất bản Giáo dục)

- Tiết 2 – 3 Bài 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam ( Giáo dục Quốc phòng – An ninh 10 – Nhà xuất bản Giáo dục)

Tiết 56,57 Bài : Phú sông Bạch Đằng ( Ngữ văn 10, tập 2), có thể tổ chức thành dự án liên môn : Âm vang Bạch Đằng với các bài sau:

Lịch sử 7, bài 13: Nước Đại Việt thế kỉ XIII

Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược Lịch sử 10, bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV.

Tiểu kết chƣơng 2

Dựa trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học theo dạy án, đưa ra quy trình chung trong dạy học Ngữ văn, từ đó vận dụng để thiết kế và tổ chức dạy và học cho HS một số đơn vị kiến thức Văn học Trung đại Việt Nam (Ngữ văn 10) thông qua việc cho HS thực hiện các dự án học tập. Với hình thức DHDA này, HS khơng những tự tìm cho mình kiến thức mang nội dung bài học mà cịn được tiếp xúc với cơng việc nhóm, chính sự tương tác trong quá trình làm việc sẽ giúp cho HS phát triển nhiều nă ng lực mà trong quá trình học tập theo phương pháp truyền thống HS khó có thể biểu hiện hết được. Tất cả những kĩ năng mà phương pháp hướng đến đều rất phù hợp với nhịp sống hiện đại ngày nay, trong xu hướng CNH-HĐH của đất nước và xu hướng tồn cầu hóa của thế giới. Với sự chuẩn bị chi tiết và sự hỗ trợ nhiệt tình của GV, thì những đơn vị kiến thức mà HS phải tự tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn và không cảm thấy năng nề . Với những thiết kế bài tập dự án như trên, về cơ bản ta đã vận dụng các quan điểm của DHDA để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, đó chính là quan điểm định hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, đặt HS làm trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề, HS tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học dự án phần văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 61 - 73)