THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học dự án phần văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 73)

3.1. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích là đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu, cụ thể:

- Đánh giá xem quy trình dạy học được thiết kế trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy học theo dự án có nâng cao hiệu quả dạy học trong bộ môn Ngữ văn hay khơng; có giúp HS nắm vững nội dung bài học một cách sâu sắc và hiểu rõ hơn về Văn học Trung đại Việt Nam nói chung, các văn bản trích trong chương trình Ngữ văn lớp 10 nói riêng.

- Đồng thời, qua đó đánh giá tính khả thi của quy trình được xây dựng, trên cơ sở đó bổ sung, sửa đổi tiến trình dạy học đã soạn thảo cho phù hợp. Nhận xét tính khả thi của đề tài trong điều kiện thực tế hiện nay.

Thực hiện mục đích trên, ta làm một số nhiệm vụ sau: - Giới thiệu để HS hiểu về DHDA

- Vận dụng DHDA vào việc DH phần Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 THPT

- Lựa chọn đối tượng thực nghiệm.

- Tổ chức dự án theo tiến trình đã soạn thảo trong chương 2 - Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.1.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm

Đối tượng Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Nho Quan B, Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đây là ngơi trường có bề dày lịch sử, đội ngũ GV nhiều kinh nghiệm, được đầu tư về cơ sở vật chất, tuy nhiên chất lượng HS chưa thực sự cao, việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới cịn nhiều hạn chế.

Lớp thực nghiệm là 10 A1, lớp đối chứng là 10A2, đây là 2 lớp có điểm đầu vào cao nhất khối 10, là điều kiện thuận lợi để chúng tơi tiến hành thực nghiệm.

Quy trình thực hiện:

- Xin phép ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp, tổ Ngữ văn trong trường

- Khảo sát tình hình học tập của hai lớp trước thực nghiệm. - Tiến hành thực nghiệm dự án

- Theo dõi việc tiến hành dự án của các nhóm, thu thập sản phẩm

- Từ kết quả thực nghiệm đánh giá những gì đạt được những gì cần chỉnh sữa cho phù hợp với quy trình dạy học theo dự án.

3.2. Nội dung và Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm dự án “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong thời gian 3 tuần chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Trước dự án

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho dự án, trong giai đoạn này chúng tôi tiến hành khảo sát về nhu cầu của HS trong q trình học VHTĐ nói chung, tác giả Nguyễn Du và một số trích đoạn của Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng . Mục đích của việc khảo sát là để tìm hiểu mức độ hứng thú của HS đối với phần VHTĐ, tác giả Nguyễn Du, một số trích đoạn của Truyện Kiều, những tồn tại, hạn chế trong quá trình dạy học VHTĐ từ góc nhìn của HS, những đề xuất của HS trong quá trình dạy học nội dung này. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm hiểu mức độ nhận thức của HS về các hình thức, phương pháp dạy học tích cực. Việc khảo sát là căn cứ khoa học để chúng tôi xây dựng nội dung, thiết kế dự án, đồng thời tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy mức độ quan tâm của HS dành cho phần VHTĐ, tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều khơng nhiều. Ngun nhân dẫn đến thực trạng đó xuất phát cả từ người dạy lẫn người học. Bản thân GV chưa

cho quá trình thực hiện dự án, trong giai đoạn này cũng tôi đã dành 1 buổi để tập huấn cho HS một số vấn đề cơ bản về DHDA (khái niệm, đặc trưng, vai trò của người học, yêu cầu của việc thực hiện dự án học tập). Kết quả của quá trình khảo sát là cơ sở để chúng tôi so sánh, đánh giá hiệu quả của việc dạy và học phần VHTĐ trước và sau thực nghiệm từ đó đánh giá về mức độ khả quan của đề tài.

Giai đoạn 2: Trong dự án

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong dự án, chúng tôi đã tiến hành thực hiện dự án theo kế hoạch.

- Tuần 1: Thơng báo với HS kế hoạch, chương trình thực hiện dự án Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện dự án

- Tuần 2: Theo dõi, hỗ trợ quá trình thực hiện dự án của HS - Tuần 3: Hỗ trợ HS tổ chức báo cáo sản phẩm dự án.

Giai đoạn 3: Sau dự án

Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án. Trong giai đoạn này, chúng tôi tiến hành chấm điểm các sản phẩm và đánh giá khả năng hoạt động của các nhóm dự án.

Thu thập dữ liệu thực nghiệm

- Nhìn chung, các HS tham gia vào quá trình thực nghiệm với thái độ nghiêm túc. Phần lớn HS đều thể hiện sự say mê, hứng thú với những hoạt động trải nghiệm. Các em cho rằng, hoạt động trải nghiệm giúp các em được học tập thoải mái hơn, có cơ hội được rèn luyện các kĩ năng tư duy phát hiện giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, phát triển năng lực sáng tạo. Học qua trải nghiệm cũng giúp các em lĩnh hội kiến thức chủ động và lâu bền hơn. Các hoạt động trải nghiệm không chỉ sử dụng trong môn Ngữ văn mà cịn có thể áp dụng cho tất cả các mơn học.

- Mặc dù phải có sự chuẩn bị cơng phu, mất nhiều thời gian để thực hiện, nhưng đa số HS đều cho rằng nếu phát huy hết vốn kiến thức, năng lực cá nhân thì quá trình học tập sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Thơng qua Nhật kí học tập cá nhân, chúng tơi nhận thấy, q trình tham gia các hoạt động học tập, trải nghiệm của HS rất tích cực, sẵn sàng khắc phục những khó khăn, trao đổi, thảo luận với GV, các bạn cùng nhóm, các lực lượng xã hội có liên quan để tìm phương án giải quyết. Từ đó tạo nên một không gian học tập sinh động, thoải mái.

- Đa số các GV tham gia vào quá trình thực nghiệm đều cho rằng mơ hình hoạt động phù hợp với đặc trưng phân môn, bài học. HS đã thể hiện được sự chủ động trong học tập, tự tin, sáng tạo trong khi thực hiện nhiệm vụ.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

Trước thực nghiệm:

Để tìm hiểu kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập của HS đối với môn Ngữ văn trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tổ chức cho cả 2 lớp: thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra khảo sát.

Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.1 So sánh trình độ HS trước khi thực nghiệm

Kết quả Lớp

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

10A1 2/35 HS (5,7%) 17/35 HS (48,6%) 13/35 HS (37,1%) 3/35 HS (8,8)% 0/35HS (0%) 10A2 3/38 HS ( 7,9 %) 18/38 HS (47,4%) 14/38 HS (36,8%) 3/38 HS ( 7,9 %) 0/38 HS ( 0%)

0 10 20 30 40 50 60

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

10A1 10A2

Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả trước khi thực nghiệm

Theo kết quả của bảng thống kê có thể thấy phần lớn HS cả hai lớp đều đạt kết quả khá (7-8 điểm)và trung bình (5-6 điểm), trong đó số điểm khá nhiều hơn. Số lượng HS đạt điểm yếu kém ở cả hai lớp đều dưới 10%. So sánh kết quả của hai lớp chúng tôi nhận thấy, chất lượng HS tương đối đồng đều. Cụ thể, số lượng HS đạt điểm giỏi (9-10 điểm) của lớp 11A2 cao hơn 11 A1 2,2%; tỉ lệ HS đạt điểm trung bình, yếu kém cũng chênh lệch nhau từ 1 đến xấp xỉ 2%.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy trình độ nhận thức của HS hai lớp khơng có sự chênh lệch nhau q lớn. tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

Để đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tơi đã lựa chọn hai hình thức là bài kiểm tra mức độ nhận thức (90p) và khảo sát mức độ hứng thú của HS. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm Lớp Thang điểm Lớp 10 A1 (Lớp thực nghiệm) Lớp 10 A2 ( Lớp đối chứng)

HS đạt điểm 9 – 10 22,9 % ( 8/35 HS) 10,5 % ( 4/38 HS) HS đạt điểm 7 – 8 51,4 % ( 18/35 HS) 50 % ( 19/38 HS) HS đạt điểm 5- 6 17,1 % ( 6/35 HS) 23,7 % ( 9/38 HS) HS đạt điểm 0 – 4 8,6 % ( 3/35 HS) 15,8 % ( 6/38 HS)

Tổng số HS 100% ( 35 HS) 100% (38 HS)

Biểu đồ kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS

0 10 20 30 40 50 60

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 0-4

10A1 10A2

Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả nhận thức của HS sau thực nghiệm

Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS sau thực nghiệm

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS sau thực nghiệm

Lớp Mức độ hứng thú Rất hứng thú Bình thƣờng Khơng hứng thú Khơng ý kiến 10 A1 77,1 % (27/35 HS) 14,3% (5/35 HS) 8,6 % (3/35 HS) 0 % (0 HS) 10 A2 26,3 % (10 HS) 31,6 % (12 HS) 36,8% (14 HS) 5,3 % (2 HS)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rất hứng thú Bình thường Khơng hứng thú Khơng ý kiến 10A1 10A2

Biểu đồ 3.3 So sánh kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS sau thực nghiệm

Bàn luận về kết quả thực nghiệm

Dự án Nguyễn Du và Truyện Kiều được tiến hành theo đúng kế hoạch mà chúng tơi đã lập ra. Trong q trình thực hiện dự án, chúng tơi gặp được nhiều thuận lợi như: không mất quá nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn các em tiếp cận với phương pháp dạy học này. HS ở trường thực nghiệm năng động, sáng tạo và có thái độ tích cực trong việc thực hiện dự án. Đa phần các em có được kiến thức nền vững chắc và những kĩ năng cần thiết để thực hiện các sản phẩm. Tuy nhiên, người viết cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình hoạt động dự án nhất là về vấn đề thời gian. Trong thời gian thực nghiệm, các em phải đảm bảo lịch kiểm tra chung cố định của trường nên quỹ thời gian dành cho dự án khá hạn hẹp. Bên cạnh đó, các em cịn gặp phải những bất đồng về ý kiến trong việc lựa chọn chủ đề dự án. Dù vậy, dự án vẫn kết thúc đúng thời gian dự kiến và đạt được những kết quả khả quan, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng cụ thể như sau:

- Trong phần kiểm tra nhận thức của HS sau bài học, đa số HS đều trả lời tương đối tốt nội dung, yêu cầu câu hỏi đưa ra. Số lượng HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng, trong đó tỉ lệ

HS đạt điểm giỏi giữa 2 lớp có sự chênh lệch rất rõ 12,4%. Bên cạnh đó, kết quả cụ thể cho thấy HS ở lớp thực nghiệm có điểm số tương đối ổn định ở cả 3 mức độ : nhận biết, thơng hiểu và vận dụng; cịn ở lớp đối chứng, số HS trả lời tốt ở những câu có mức độ vận dụng, đặc biệt là vận dụng cao còn rất hạn chế. Điều này phần nào cho thấy nếu thiết kế và tổ chức hợp lí các hoạt động trong q trình dạy học theo dự án sẽ tạo điều kiện cho HS được vận dụng, trải nghiệm với những kiến thức lĩnh hội được từ những giờ thực học trên lớp.

- Trong phần khảo sát mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm, kết quả chúng tôi thu nhận được cho thấy, HS ở lớp thực nghiệm có sự hứng thú với giờ học hơn HS ở lớp đối chứng, tỉ lệ chênh lệch tới 50,8 %. Như vậy có thể thấy, việc tổ chức DHDA trong dạy học phần Văn học Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THPT có khả năng kích thích động cơ, hứng thú học tập ở HS. HS cần phải được mở không gian, tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân, khẳng định bản thân, phát huy sự sáng tạo trong quá trình học tập.

Mặc dù thực nghiệm chỉ được thực hiện ở một dự án trong phạm vi hai lớp học, nhưng sự khác biệt rõ ràng trong kết quả về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS đã phần nào cho thấy tính khả thi của đề tài khi được áp dụng vào thực tiễn dạy học.

Như vậy, dựa vào kết quả thu được trước, trong và sau dự án cũng như những phân tích trên người viết nhận thấy rằng hồn tồn có thể và nên áp dụng hình thức DHDA vào dạy học phần Văn học Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT.

Tiểu kết chương 3

Qua quá trình thực hiện và phân tích kết quả thực nghiệm, bước đầu có thể khẳng định được tính đúng đắn, thuyết phục của giả thuyết khoa học mà

Kết quả thực nghiệm cho thấy: việc thiết kế DHDA phần Văn học Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 có ảnh hưởng tích cực đến sự thay đổi về thái độ cũng như nhận thức của HS đối với mơn Ngữ văn nói chung, phần Văn học Trung đại Việt Nam nói riêng. Với sự đổi mới đồng bộ về hình thức, phương pháp dạy học này đã phát huy được tính tích cực, chủ động; rèn luyện kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo ở HS. Trong khi HS của lớp đối chứng phần nhiều mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, thơng hiểu thì HS ở lớp đối chứng lại thể hiện được khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn vượt trội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Định hướng “đổi mới căn bản, toàn diện nền GD” đã và đang tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhà trường phổ thông hiện nay. DHDA là một trong những hình thức tổ chức dạy học tích cực, sử dụng hợp lí hình thức này sẽ góp phần mang lại những thay đổi đáng kể trong công cuộc đổi mới. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau đây:

1.1 Chúng tôi đã làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc tổ chức DHDA trong q trình dạy học nói chung, bộ mơn Ngữ văn nói riêng; nghiên cứu khả năng, nguyên tắc tổ chức, vai trò, tác dụng của DHDA đối với sự phát triển tồn diện, hình thành năng lực cho HS.

1.2 Chúng tôi đã tiến hành phân tích mục tiêu, nội dung chương trình SGK Ngữ văn 10 THPT, khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học phần Văn học Trung đại Việt Nam ( Ngữ văn 10) ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất được những mơ hình dự án học tập trong một số nội dung dạy học của phần Văn học Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 THPT theo định hướng năng lực.

1.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy DHDA phần Văn học Trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT là có tính khả thi. HS đã thực sự tích cực, chủ động, phát huy được tinh thần sáng tạo trong các hoạt động học tập và hào hứng với môn học. Thông qua các dự án học tập, HS đã được rèn luyện tích lũy thêm nhiều kĩ năng như: tư duy phản biện, phát hiện giải quyết vấn đề, làm việc nhóm….Các hoạt động học tập của HS đều được hướng đến việc hình thành những năng lực cần thiết. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học của đề tài đã được thực hiện.

2. Khuyến nghị

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu đề tài và với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn cho đạt được kết quả tốt hơn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau:

 Về phía người dạy:

- Để thực hiện hiệu quả, thành cơng dạy học dự án thì vai trị của người dạy rất quan trọng, không phải là người chỉ nắm kiến thức sâu rộng để truyền đạt với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học dự án phần văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 73)