Các biểu hiện và mức độ stress

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Khái niệm stress và những vấn đề lý luận

1.2.4. Các biểu hiện và mức độ stress

1.2.4.1. Biểu hiện của stress

Có hai mặt biểu hiện của stress: biểu hiện về tâm lý và biểu hiện về sinh lý. + Biểu hiện về mặt tâm lý của stress được thể hiện ở sự thay đổi các hoạt động tâm lý, từ cảm xúc đến chú ý, trí nhớ, tư duy, ngơn ngữ... Những thay đổi này thể hiện ra bên ngồi, hoặc qua các thơng số có thể đo được. Biểu hiện stress ở con người rất đa dạng, vì mỗi người đáp ứng khác nhau khi có stress, những đáp ứng này được thể hiện ở nét mặt, lời nói, hành vi...

- Sự thay đổi các hoạt động tâm lý cơ bản khi có stress. Khi có stress, các hoạt động tâm lý cơ bản có sự thay đổi rõ rệt, từ nhận thức đến xúc cảm, ý chí. Những thay đổi này ở mức độ khác nhau tuỳ theo cường độ, hoặc độ dài lâu của tác nhân gây stress và sự đánh giá chủ quan của chủ thể về tác nhân đó.

- Thay đổi cảm xúc khi có stress: Để tồn tại và phát triển con người khơng chỉ nhận biết thế giới mà cịn tỏ thái độ nhất định đối với các sự kiện xảy ra. Những thái độ ấy là cảm xúc. Cảm xúc là thái độ của con người có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu. Xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng phong phú đa dạng và thay đổi với nhịp độ nhanh hơn, vì thế việc thoả mãn nhu cầu cũng trở nên phức tạp hơn, làm cho cảm xúc ngày càng phong phú hơn.

Biểu hiện của stress ở vẻ mặt: Như chúng ta đã biết, vẻ mặt là tinh hoa, nghi biểu của con người. Khi có stress mỗi người cũng có những cảm xúc rất khác nhau, và vì thế vẻ mặt cũng rất khác nhau như: những nếp nhăn tiền trán khi căng thẳng suy nghĩ, các cơ mặt chững hẳn xuống khi buồn phiền đau khổ, thất vọng, ánh mắt long lên khi giận dữ, mím chặt mơi khi căm giận hoặc quyết tâm.

Con người ở trạng thái tâm lý khác nhau thì có vẻ mặt khác nhau. Theo Tơ Như Kh có thể chia cảm xúc làm ba mức độ có biểu hiện khác nhau [19]:

Bình tĩnh: Vẻ mặt thay đổi ít, biểu hiện sẵn sàng hành động, chú ý, quyết đoán.

Xúc động: các thay đổi biểu hiện căng thẳng rõ, ít nhiều lúng túng, chăm chú, môi mấp máy, mắt mở to, chớp chớp.v.v...

Xúc động mạnh: vẻ mặt lúng túng, nhăn nhớ, hoảng hốt, cảm thấy bất lực, ngây dại, cơ hàm co bóp mạnh nổi lên hai bên má, mơi xệch đi, mím chặt. Miệng mở to, thè lưỡi: động tác mạnh, đột ngột, khơng có mục đích.

Biểu hiện bằng lời: Đối với người trưởng thành đơi khi giọng nói cịn biểu cảm rõ nét hơn cả nét mặt Chẳng hạn, một giọng điệu chậm rãi kéo dài, kết hợp với hơi thở ra thể hiện sự thất bại hay chán nản. Giọng cao lên khi giận dữ, vì khi cơ thể căng thẳng thì các dây thanh âm cũng cao lên. Khi run sợ giọng người ta thường run và thì thầm. Lời nói cũng có thể biểu hiện stress. Khi giận dữ người ta có thể nói nhanh hơn, dằn giọng hơn, sử dụng ngơn từ mạnh hơn, khi lo sợ lời nói có thể đứt đoạn, hoặc diễn đạt nội dung không rõ. Tuy nhiên biểu hiện stress thơng qua lời nói của mỗi người khơng giống nhau vì thế cần kết hợp với quan sát các biểu hiện khác.

Biểu hiện qua nét chữ: Ảnh hưởng của stress tới nét chữ tuy chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy có

sự liên hệ giữa đường kẻ và đủ loại cảm xúc. Chẳng hạn cảm xúc ổn định thì nét chữ đều đặn, khi giận dữ nét chữ không đều...

- Hành động ứng xử khi có stress: Khi có stress con người bộc lộ qua hành vi ứng xử, cố thể phân loại các hành vi bộc lộ khi stress làm ba loại là phá hoại, rút lui và ngừng đáp ứng.

Phá hoại: Qua nghiên cứu người ta thấy rằng trong cơn giận dữ ứng xử điển hình là trấn cơng. Một người khơng văn minh có thể tấn cơng mang tính chất phá hoại về thể xác bằng cách lao vào kẻ thù để cào cấu, hoặc đấm đá. Song đối với người văn minh hành động trấn cơng mang tính chất tượng trưng nhiều hơn. Người ta có thể dùng ngôn từ thay cú đấm, dùng nụ cười khinh bỉ thay cho việc gây thương tích thân thể, nhằm làm giảm uy tín của đối phương. Như vậy điều cốt lõi của hành vi khi giận dữ là phá hoại.

Rút lui hoặc tháo chạy: Là phản ứng của chủ thể nhằm thốt khỏi tình huống chủ thể đánh giá là nguy hiểm. Đây có thể là hành động cụ thể hoặc tượng trưng, và thường đó là cách thích nghi tốt nhất. Tuy vậy trong cuộc sống văn minh người ta thường rút lui một cách tượng trưng thông qua sự nhân nhượng, thoả hiệp trong giao tiếp, hoặc tranh luận.

Ngừng đáp ứng. Đơi khi gặp tình huống stress người ta khơng tấn công, hoặc tháo chạy, mà ngừng không đáp ứng. Chẳng hạn, khi buồn rầu, chán nản con người không muốn tiếp xúc với người khác. Thực tế là khi rơi vào trạng thái buồn rầu cực độ người ta khơng có khả năng đáp ứng ngay cả đối với những kích thích mạnh nhất, họ muốn ở lại một mình, khơng muốn tiếp xúc với ai và có thể rơi vào trạng thái vô cảm. Đây là trạng thái tự vệ của cơ thể nhằm giảm bớt nỗi đau khổ thực sự của mình.

Theo Tơ Như Kh, stress có biểu hiện qua các phản ứng rối loạn ba hoạt động tâm lý sau:

- Về trí tuệ: giảm rõ tư duy phê phán, phân bố chú ý không đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác, mất bình tĩnh, cáu gắt hoặc trơ lỳ.

- Về cảm giác và tri giác kém nhạy bén, tiếp thu thơng tin chính, nhìn nghe khơng rõ, cảm giác sai, thiếu phối hợp giữa các cảm giác...

- Rối loạn cảm giác vận động, tư thế lúng túng, cứng nhắc, rối loạn sự hiệp đồng động tác

Như vậy, khi có stress các hoạt động tâm lý cơ bản có sự thay đổi rõ rệt, cho nên có thể dựa vào sự thay đổi đó để đánh giá mức độ stress. Stress ở mức độ cao ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động của con người.

+ Biểu hiện về sinh lý của stress.

Có nhiều chỉ báo về stress, trong đó thơng số sinh lý thường được đo lường dễ dàng hơn. Việc nhận biết biểu hiện stress có thể khó khăn khỉ chủ thể cố tình che dấu, khi đó các đáp ứng sinh lý thường khó có thể kiềm chế theo ý muốn. Do vậy, việc định lượng các thay đổi sinh lý là phương pháp nhạy bén, khách quan để nghiên cứu stress và là nguồn gốc phần lớn các dữ kiện thực nghiệm. Stress thường được biểu hiện qua các đáp ứng sinh lý sau:

- Các đáp ứng nội tiết: Khi có stress tuỷ thượng thận đổ vào máu một lượng catecholamin, bao gồm adrenalin và noadrenalin. Adrenalin làm cho gan giải phóng đường dự trữ vào máu và những thay đổi sinh hoá diễn ra khiến máu đông nhanh hơn, áp lực máu tăng, mạch nhanh và khơng khí qua phổi nhiều hơn. Đồng tử giãn khiến ánh sáng vào nhiều hơn, mồ hôi đổ ra khắp cơ thể, nhất là ở bàn tay, nhiệt độ ngoài da tăng. Noadrenalin làm co mạch ngoại vi khiến máu dồn về các bộ phận khác, tác dụng này giúp ngăn cản việc mất máu nếu bị thương. Nhiều bằng chứng cho rằng tuyến giáp và tuyến n cũng có dính líu đến đáp ứng khi stress. Như vậy, các đáp ứng trên giúp cơ thể có điều kiện vật chất đối phó với các tình huống khẩn cấp. Song tình huống này liên không được đáp ứng bằng hành động trực tiếp (để tiêu hết

năng lượng cơ thể huy động) thì hoạt tính gia tăng của một số chất nội tiết có thể thực sự gây tác hại cho cơ thể.

- Đáp ứng điện da: Kết hợp chặt chẽ với hoạt tính sinh lý và thần kinh diễn ra khi stress là một số thay đổi có ý nghĩa trong các thuộc tính điện học của cơ thể. Người ta nhận thấy mồ hơi vã ra khi có stress. Lúc đó, có hai thay đổi quan trọng diễn ra đó là các mơ phát sinh một điện thế và điện trở của da thay đổi. Những thay đổi này có thể định lượng được với độ nhạy cao bằng công cụ điện học đặc biệt gọi là đáp ứng điện tâm lý. Vì các tuyến mồ hơi đáp ứng một phần hệ thần kinh, mà khơng chịu sự kiểm sốt của ý thức, liên các đáp ứng ngồi da, kết hợp với huyết áp, hơ thấp, là một chỉ báo khách quan có độ nhạy cao cho biết một đáp ứng stress đang diễn ra như thế nào.

- Đáp ứng điện não đồ: ưu thế của nhịp anpha là phản ứng tối ưu, ưu thế của nhịp bêta là phản ứng bối rối, ưu thế của các nhịp chậm kia hoặc denta là kém tỉnh táo.

- Thay đổi kích thước đồng tử mắt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy đồng tử mắt của con người sẽ giãn ra khi gặp kích thích gây một phần ứng thuận lợi và co lại nếu như đó là phản ứng bất lợi. Vì vậy đo sự thay đổi của đồng tử cũng xác định được stress.

Theo L.A.Kitaepxmưx, mức biểu hiện stress ở từng người, đặc biệt là những biểu hiện khơng tốt của nó phụ thuộc nhiều vào việc con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, đối với những người xung quanh, đối với tất cả những gì xảy ra trong những điều kiện gây stress, vào sự định hướng tâm lý đến vai trò này hay vai trò khác của mình.

Trong nghiên cứu này, để xác định chủ thể có bị stress hay không, chúng tôi dựa vào những chỉ báo sau:

- Ngủ không yên - Cáu kỉnh - Thù địch - Mất kiên nhẫn - Bất lực - Tuyệt vọng - Thất bại - Tâm thần bất ổn Về hành vi

- Ăn uống nhiều lên hoặc ít đi một cách bất bình thường - Khó tập trung học tập

- Ít gặp gỡ bạn bè

- Bỏ dở hoặc khơng thích làm việc - Nói to/nhỏ hơn bình thường

- Phản ứng quá đáng trước sự việc nhỏ

Về mặt cảm xúc

- Lo lắng vô cớ

- Hay quên, khó tập trung - Quá tự ti

- Nôn nao tâm lý hoặc hoảng loạn - Bứt rứt khó ngủ

- Rất khó khăn đưa ra các quyết định - Không tha thiết với niềm vui trước đây.

Về biểu hiện cơ thể - sinh lý

- Tim đập nhanh và hồi hộp. - Da hay bị nổi mẩn, ngứa ngáy.

- Thấy mệt mỏi khơng cịn đủ sức để học tập, vui chơi. - Đầy bụng, đi ngoài.

- Đau vùng ngực

1.2.4.2. Đánh giá các mức độ biểu hiện của stress

Theo từ điển tiếng Việt 1998 cho rằng: "Mức độ được xác định trong khoảng nhất định: như mức trung bình, mức độ cao”. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào cách phân loại của nhiều nhà nghiên cứu để những biểu hiện của stress thành 3 mức độ, cụ thể như sau:

Mức độ 1: Không bị stress

Các triệu chứng và biểu hiện về mặt tính khí, hành vi, cảm xúc và trạng thái cơ thể xuất hiện không thường xuyên và không đầy đủ.

Là trạng thái con người cảm phận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ, ở mức này mọi hoạt động diễn ra bình thường, cơ thể huy động năng lượng với mức vừa phải, các hoạt động chú ý, trí nhớ, tư duy hoạt động bình thường, hoặc có thay đổi cũng khơng đáng kể.

Mức độ 2: Có dấu hiệu của stress

Từ 1/3 – 2/3 các triệu chứng và biểu hiện về mặt tính khí, hành vi, cảm xúc và trạng thái cơ thể xuất hiện thường xuyên hoặc tương đối thường xuyên (2 – 3 lần/tuần).

Căng thẳng, ở mức này con người cảm nhận thấy có sự căng thẳng cảm xúc, sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn.., các thơng số hoạt động sinh lý cũng tăng mạnh, nhưng trạng thái này nếu kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái rất căng thẳng. Độ bền vững của mức độ stress này

Mức độ 3: Bị stress nặng

Từ 2/3 các triệu chứng và biểu hiện về mặt tính khí, hành vi, cảm xúc và trạng thái cơ thể xuất hiện thường xuyên hoặc tương đối thường xuyên (2 – 3 lần/ngày)

Rất căng thẳng, ở mức này cơ thể cảm nhận thấy rất căng thẳng về tâm lý, đây là trạng thái khó chịu con người cảm nhận được và có nhu cầu được thốt khỏi nó. Do con người rơi vào tình huống khó khăn chưa có phương án giải quyết, do quá tải về công việc, quá tải về thông tin, hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Về mặt cảm xúc có thể có biểu hiện giận dữ, nóng nảy thường xun. mà đơi khi là vơ cớ, hoặc lo âu, thất vọng chán chường... Trí nhớ giảm sút rõ rệt, tư duy kém sắc bén, khối lượng chú ý thu hẹp và phân phối chú ý giảm, chất lượng hoạt động giảm sút rõ rệt.

1.2.5. Những yếu tố có liên quan tới stress trong học tập của học sinh tiểu học

Theo chúng tơi, dưới góc độ của Tâm lý học thì yếu tố (tác nhân) cần được hiểu như là sự tác động, ảnh hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa người này với người khác, giữa hiện tượng tâm lý này với hiện tượng tâm lý khác mà để lại dấu vết hoặc làm thay đổi sự tồn tại vốn có của chúng. Yếu tố có thể được phân chia theo các mức độ, tiêu chí khác nhau: Yếu tố chủ yếu và thứ yếu; yếu tố trực tiếp và gián tiếp; yếu tố thực tế và tiềm năng. Theo mức độ thì yếu tố được chia ra làm: Yếu tố rất quan trọng; yếu tô quan trọng và yếu tố ít quan trọng.

Trong khn khổ luận văn này, khái niệm yếu tố được hiểu là toàn bộ các sự kiện, tình huống... ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành và phát triển stress ở học sinh tiểu học.

Với quan điểm chủ đạo trong đề tài, stress là sự tương tác giữa chủ thể (học sinh và mơi trường trong đó chủ thể nhận thức, đánh giá các tác nhân

(kích thích, sự kiện, tình huống...), huy động nguồn lực ứng phó nhằm bảo đảm sự cân bằng, thích ứng với mơi trường sống, học tập ở nhà trường. Chúng tơi dựa theo tiêu chí nguồn gốc tác động để phân nguyên nhân thành hai loại: yếu tố chủ quan (bên trong) và yếu tố khách quan (bên ngồi) ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển stress của học sinh tiểu học

1.2.5.1. Các yếu tố bên ngồi

Nhóm yếu tố từ mơi trường gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội là nền tảng tinh thần và vật chất quan trọng để hình thành nên nhân cách của con người. Các quan hệ gia đình (cha mẹ, anh chị em...) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tình cảm, lối sống và quan niệm của học sinh đối với các sự kiện trong xã hội. Gia đình cịn là một trong những yếu tố thoả mãn nhu cầu an toàn cho mỗi cá nhân trong xã hội. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, các yếu tố gia đình như: sức ép từ gia đình về học tập, kỳ vọng của gia đình, mâu thuẫn với cha mẹ, cha mẹ ly thân, ly hơn, gia đình có người ốm nặng hoặc qua đời, là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hoặc tăng cường stress trong học tập của học sinh.

Nhóm yếu tố từ môi trường học tập.

Theo chúng tôi đây là những nguyên nhân chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp tới stress học tập của học sinh hiện nay. Nhóm nguyên nhân này bao gồm các nguyên nhân sau: lịch trình học tập quá căng, bài tập ngày càng gia tăng, phương pháp giảng dạy của thày, sức ép kỳ thi, thày cô cho điểm không công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)