Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 46 - 49)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của

lứa tuổi

Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học từ lớp 1 – lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trẻ tiểu học có những đặc điểm đặc trưng về mặt tâm lý như sau:

Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ giao tiếp ra bên ngồi, thích làm quen với bạn bè cùng lứa và nhiều người lớn khác. Vì vậy, nếu các em nhận ra nơi các người lớn như cô chú, thầy cô giáo, anh chị... một sự bảo bọc chở che, nhất là sự quan tâm, cảm thông thật sự, các em sẽ dần dần quấn quít, tin cậy đến mức tuyệt đối. Trẻ sẽ gặp những khó khăn trong thích nghi với mơi trường xã hội mới khi mà các em bị người lớn áp đặt, ăn hiếp, lấn

lướt, sai bảo vặt và khống chế các em bằng luật lệ mà chính người lớn chưa chắc đã tuân thủ đàng hoàng.

Trong giai đoạn lứa tuổi này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền hoặc. Trẻ dần hình thành những khát vọng và ước mơ trong tương lai một cách hồn nhiên thơng qua đồng nhất hóa với những thần tượng mà các em yêu mến.

Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động, do đó, bất cứ hành động thơ bạo nào đối với chính bản thân các em, đối với các em khác, đối với súc vật và đối với thiên nhiên đều gây tổn thương nơi các em, để lại trong tâm trí các em những ấn tượng sấu rất khó xóa mờ. Vì thế, cha mẹ, thầy cơ giáo cần tránh cho các em phải đối mặt với những nghịch cảnh và bất hạnh, những hình ảnh dã man bạo lực trên sách báo, truyền hình, hay sự quát mắng, sỉ nhục, trong gia đình, và nhà trường.

Mặt khác, bên cạnh sự đa cảm, các em vẫn còn thiên nhiều về giác quan, thích sờ tận tay nhìn tận mắt, nên các em rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi tun dương sng. Các em rất thích khi được cha mẹ hay thầy cơ khéo léo góp ý khích lệ hơn là phê bình chê trách hay nổi cáu. Ở lứa tuổi này, người lớn phải ứng xử với các em nghiêm minh mà quảng đại, cơng bình mà bao dung, vẫn ln địi hỏi cao mà lại biết khích lệ nâng đỡ.

Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào. Về mặt sinh học kể cả các bé gái, cần phải luôn tay luôn chân, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục nghịch phá một trị nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình. Riêng bên nam, các em rất thích các trị chơi đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh giữa hai phe (ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả...). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối

định cá tính. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các em đặc biệt thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cị cị, đánh chuyền, nhảy lèo, chơi ơ ăn quan...).

Trong thực tế, người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em đang chơi những trị q hiếu động, có hại về sức khỏe và tâm lý, nên thường ngăn cấm các mà không biết rằng điều này đã đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn, có thể dẫn đến stress.

Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý thú mới lạ, để khơng ngừng đặt ra các câu hỏi tị mị thắc mắc. Nhưng mặt khác, các em đã khơng cịn thỏa mãn với dạng câu hỏi "tại sao?" mà đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn nhiều: "làm thế nào”. Dù vậy, các em chưa thể tập trung tư tưởng lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một cách kiên nhẫn, các em cũng chưa thể tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mức nếu khơng được người lớn hướng dẫn tận tình. Ở điểm này, đôi khi cha mẹ và thầy cơ giáo khơng đủ bình tĩnh và kiên nhẫn trả lời đầy đủ các câu hỏi của các em, thậm chí bực mình và khó chịu. Điều này có thể dẫn sự thu mình, sợ hãi của các em khi đối mặt với người lớn trong những tình huống khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)