KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 57)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập

3.1.1. Tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học

Để làm rõ thực trạng mắc stress của học sinh tiểu học, chúng tôi dựa vào trắc nghiệm đo mức độ lo âu của Zung và trắc nghiệm đo mức độ stress của nhà Tâm lý học người Mỹ Tim Hindle [36] và những dấu hiện stress trong bảng phân loại DSM IV để thiết kế bộ công cụ đánh giá mức độ stress của học sinh tiểu học. Bộ công cụ đo mức độ stress gồm 28 item tương đương với với 28 biểu hiện ở các mức độ khác nhau trong tính cách, cảm xúc, hành vi và trạng thái cơ thể. Sau khi thu thập đủ số lượng mẫu cần thiết, chúng tôi tiến hành sử lý bằng phần mềm SPSS và có được kết quả như sau:

Về tỷ lệ học sinh lớp 4, 5 bậc tiểu học mắc stress, kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 204 học sinh được hỏi khơng có học sinh nào mắc stress ở mức độ nặng, nhưng lại có đến 25.8% học sinh cả ở hai vùng nghiên cứu mắc stress ở mức độ vừa, 74,2% số học sinh cịn lại khơng bị mắc stress trong quá trình học tập. Với tỷ lệ học sinh lớp 4,5 mắc stress ở mức độ vừa lên đến trên ¼ cho thấy thực tế một bộ phận không nhỏ học sinh tiểu học hiện nay vẫn phải chịu những áp lực từ quá trình học tập có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em.

Để làm rõ hơn tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học, bên cạnh bảng câu hỏi, chúng tơi có sử dụng thêm trắc nghiệm đánh giá lo âu của Zung để có những thơng số tham chiếu. Kết quả đo của trắc nghiệm cũng cho thấy một kết quả tương tự. Cụ thể, trong số 204 học sinh có 29% lo âu ở mức độ vừa và nhẹ, 70,9% không có dấu hiệu của lo âu (xem biểu đồ 3.1). Như vậy, kết quả

của trắc nghiệm và kết quả của bảng hỏi về tỷ lệ mắc stress của học sinh là tương đối trùng khớp.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ lo âu ở học sinh bậc tiểu học

2% 27% 70.90% Lo âu mức độ vừa Lo âu mức độ nhẹ Không lo âu

So sánh tỷ lệ mắc stress theo các tiêu chí khác nhau a. Theo địa bàn nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đặt ra câu hỏi, liệu học sinh Hà Nội có chịu nhiều sức ép trong học tập hơn học sinh ở những khu vực địa lý khác hay không? Để làm rõ, chúng tôi lựa chọn thêm Quảng Ninh làm địa bàn nghiên cứu đối chứng. Kết quả mà chúng tơi có được cho thấy học sinh lớp 5 ở Quảng Ninh có tỷ lệ mắc stress ở mức độ vừa cao hơn học sinh tiểu học Hà Nội với tỷ lệ tương ứng là 28,9% và 22,7%. Tuy nhiên, với kiểm định Khi bình phương trong đó p.value = 0,325 cho thấy khơng có bằng chứng nào khẳng định có mối liên quan giữa địa bàn nghiên cứu và tỷ lệ mắc stress của học sinh. Điều này cho thấy, tỷ lệ mắc stress ở học sinh tiểu học hiện nay mang tính phổ biến, khơng có sự khác biệt giữa các vùng địa lý khác nhau. Theo chúng tơi, sở dĩ có điều này là bởi học sinh lớp 4, 5 trên tồn quốc cùng phải học chung một chương trình, cùng một yêu cầu và cùng những nhiệm vụ học tập là như nhau. Đồng thời, bậc cha mẹ nào cũng có

kinh tế có khác nhau. Do đó, áp lực mà học sinh tiểu học ở các vùng miền gặp phải cũng giống nhau.

Bảng 3.1. Mức độ stress ở học sinh (theo địa bàn nghiên cứu)

Địa bàn nghiên cứu Tổng

Hà Nội Quảng Ninh

Mức độ stress ở học sinh

Có dấu hiệu của stress (stress mức độ vừa)

22 28 50

22.7% 28.9% 25.8% Khơng có dấu hiệu của stress

75 69 144 77.3% 71.1% 74.2% Tổng 97 97 194 100.0% 100.0% 100.0% Symmetric Measures Value Asymp. Std. Error(a) Approx. T(b) Approx. Sig. Nominal by Nominal Phi -.071 .325 Cramer's V .071 .325 N of Valid Cases 194 b. Theo giới tính

Liệu có sự khác biệt về mức độ stress giữa học sinh nam và học sinh nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự khác biệt tương đối lớn giữa tỷ lệ nam học sinh và nữ học sinh có dấu hiệu của stress. Theo kết quả thu được, nam học sinh bị mắc stress mức độ vừa cao hơn hẳn so với nữ học sinh, cụ thể có đến 34,7% nam học sinh có dấu hiện của stress trong khi chỉ có 16,5% học sinh nữ có cùng dấu hiệu. Bằng kiểm định Khi bình phương với độ tin cậy 95%, cho thấy có mối liên hệ giữa giới tính và tình trạng stress của học sinh. Theo đặc trưng tâm lý lứa tuổi và giới thì học sinh nam lứa tuổi tiểu học hiếu

động hơn nhiều so với học sinh nữ. Học sinh nam thường ưa hoạt động, chạy nhảy, khám phá, khó tập trung do đó trong học tập học sinh nam thường chểnh mảng hơn, dễ mắc lỗi và kết quả học tập thường thấp hơn các bạn gái cùng lứa. Qua trao đổi với một số giáo viên chủ nhiệm lớp, họ cho biết tỷ lệ học sinh nam bị phạt do mắc lỗi cao hơn hẳn so với học sinh nữ. Khi về nhà, với đặc tính hiếu động nên các em nam cũng hay bị bố mẹ nhắc nhở, bắt phạt. Do vậy, cùng với gánh nặng học tập, những áp lực của tính kỷ luật trong nhà trường và kỳ vọng của cha mẹ về kết quả học tập rất nên học sinh nam rất dễ gặp căng thẳng hơn so với các bạn gái cũng là điều dễ hiểu.

Bảng 3.2. Mức độ stress ở học sinh (Phân theo giới tính)

Giới tính Tổng Nam Nữ Mức độ stress ở học sinh

Có dấu hiệu của stress

35 15 50

34.7% 16.5% 26.0% Khơng có dấu hiệu của stress

66 76 142 65.3% 83.5% 74.0% Tổng 101 91 192 100.0% 100.0% 100.0% Symmetric Measures Value Asymp. Std. Error(a) Approx. T(b) Approx. Sig. Nominal by Nominal Phi .207 .004 Cramer's V .207 .004 N of Valid Cases 192

c. Sự khác biệt giữa mức độ căng thẳng giữa các học sinh có học lực khác nhau.

Ở một khía cạnh khác, kết quả nghiên cứu cho thấy dường như có một mối liên quan giữa kết quả học tập với tỷ lệ mắc stress của học sinh. Bảng 3

thể, trong số những học sinh có kết quả học tập loại giỏi thì có đến 33% có dấu hiệu của stress trong khi đó ở nhóm học sinh có kết quả học tập trung bình tỷ lệ này chỉ có 21,1%, và tỷ lệ nhóm học sinh khá là 24,5%. Để đạt thành tích cao trong học tập, bên cạnh tố chất và phương pháp học tập đúng, học sinh cần phải nỗ lực, chăm chỉ làm nhiều bài tập so với yêu cầu của chương trình. Ở nhiều gia đình, để con chuẩn bị tốt các kỳ thi tuyển chọn vào các trường chuyên lớp chọn đã thúc em các em phải đi học thêm nhiều giờ trong tuần, đồng thời giảm bớt thời gian nghỉ ngơi, giải trí của các em. Vì vậy, ở một số học sinh để duy trì lực học, các em phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn do vậy các em cũng phải chịu nhiều sức em ép và căng thẳng hơn.

Bảng 3.3. Mức độ stress ở học sinh (phân theo kết quả học tập)

Kết quả học tập hiện nay Tổng

Trung bình Khá Giỏi Mức độ stress ở học sinh

Có dấu hiệu của stress

8 23 17 48

21.1% 24.5% 34.0% 26.4% Khơng có dấu hiệu của

stress 30 71 33 134 78.9% 75.5% 66.0% 73.6% Tổng 38 94 50 182 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Symmetric Measures Value Asymp. Std. Error(a) Approx. T(b) Approx. Sig. Nominal by Nominal Phi .251 .004 Cramer's V .251 .328 N of Valid Cases 182

3.1.2. Những biểu hiện lâm sàng của học sinh mắc stress trong học tập

a. Phản ứng cơ thể:

Biểu hiện về mặt tâm lý của stress được thể hiện ở sự thay đổi các hoạt động tâm lý, từ cảm xúc đến chú ý, trí nhớ, tư duy, ngơn ngữ... Những thay đổi này thể hiện ra bên ngồi thơng qua hành vi, cử chỉ, cảm xúc hay những trạng thái cơ thể. Trong nghiên cứu này, khi xem xét những dấu hiệu mang tính cảnh báo về tình trạng stress của học sinh, kết quả thu được cho thấy biểu hiện rõ nhất của những học sinh mắc stress đó là trạng thái mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn (58,8% thường xuyên, 25,5% thỉnh thoảng), khó khăn khi đưa ra những quyết định (35,3% thường xuyên, 29,4% thỉnh thoảng), trạng thái lo âu, tinh thần bất ổn (37,3% thường xuyên, 37,3% thỉnh thoảng). Bên cạnh đó, ở những học sinh mắc stress, về mặt hành vi các em trở nên cáu kỉnh, không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng đơi co hoặc cãi nhau với bạn (chiếm gần 30%). Triệu chứng thường gặp khác ở những học sinh mắc stress đó là các em thường xuyên đau đầu, khó chịu trong cơ thể (29,4% thường xuyên, 41,2% thỉnh thoảng); ra mồ hôi tay, tim đập nhanh và hồi hộp, ăn kém ngon ngay cả những món ăn trước đây các em rất thích. Một số em khác lại có biểu hiện bi quan, chán nản, cảm nhận mình trở nên kém cỏi, là đồ bỏ đi (25,5% thường xuyên, 51% thỉnh thoảng gặp); nhiều em biểu hiện sự mất tập trung trong học tập khó hồn thành những nhiệm vụ học tập được giao…

Những biểu hiện về mặt lâm sàng của những học sinh mắc stress rất dễ dàng để thầy cô giáo và các bậc phụ huynh nhận diện, từ đó đưa ra được những cách thức phù hợp, giúp các em học sinh giải tỏa những căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, nếu người lớn không quan tâm tới những biểu hiện của stress thì những triệu chức này rất dễ chuyển hóa thành bệnh cơ thể và lúc đó, cơng tác trị liệu và điều kh trị ị sẽ gặp khó khăn hơn bội lần.

Bảng 3.4. Biểu hiện về mặt tâm sinh lý thƣờng gặp ở học sinh mắc stress

Biểu hiện

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi sl % sl % sl %

1. Em hay càu nhàu và nhiều

lúc còn cáu kỉnh. 14 27.5% 25 49.0% 12 23.5% 2. Em khó giữ được bình tĩnh. 15 29.4% 17 33.3% 19 37.3% 3. Em cảm thấy mình ln

kém cỏi, mình là đồ bỏ đi. 13 25.5% 26 51.0% 12 23.5% 4. Em cảm thấy tinh thần

khơng n ổn, ln lo sợ một điều gì đó sẽ đến

19 37.3% 19 37.3% 13 25.5%

5. Em trở nên nói to hoặc nhỏ

hơn so với trước đây. 15 29.4% 21 41.2% 15 29.4% 6. Em có phản ứng quá đáng

trước sự việc nhỏ như có bạn trêu ghẹo, khơng chơi cùng.

14 27.5% 20 39.2% 17 33.3%

7. Em cũng tỏ ra lo lắng cả về những việc nhỏ như không rửa chén bát cho cha mẹ…..

16 31.4% 16 31.4% 19 37.3%

8. Khi làm bài tập em khó tập trung và hay quên công thức.

14 27.5% 25 49.0% 12 23.5% 9. Em cảm thấy mình nhỏ bé

và yếu ớt. 15 29.4% 12 23.5% 24 47.1%

10. Em thường xuyên ra mồ hôi tay ngay cả khi không vận động.

18 35.3% 15 29.4% 18 35.3%

11. Khi đi ngủ em thao thức

mãi mới ngủ được. 30 58.8% 13 25.5% 8 15.7% 12. Em rất khó khăn khi đưa ra

các quyết định. 18 35.3% 25 49.0% 8 15.7% 13. Em cảm thấy đau đầu, khó

chịu trong cơ thể. 15 29.4% 21 41.2% 15 29.4% 14. Em thấy tim đập nhanh và

hồi hộp. 14 27.5% 23 45.1% 14 27.5%

15. Em ăn kém ngon ngay cả những món mà trước đây mình thích.

b. Thời điểm và tình huống gặp stress của học sinh tiểu học

Vậy, tình trạng stress của học sinh thường diễn ra tại các thời điểm nào? Nếu làm rõ được điều này, có thể giúp ta hiểu được phần nào được những tác nhân chính dẫn đến tình trạng stress của các em hiện nay.

Trong số những học sinh được hỏi, chúng tôi lọc ra những học sinh có mắc stress để làm rõ những trạng thái và biểu hiện của stress mà các em gặp phải thường xuất hiện trong tình huống và bối cảnh nào. Kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.5. Thời điểm học sinh tiểu học thƣờng gặp các trạng thái stress

Giới tính Total Nam Nữ c2. Địa điểm diễn ra của stress

Trong các buổi học tại nhà trường 1 1 2 4.2% 10.0% 5.9% Mỗi khi có bài kiểm tra

19 7 26

79.2% 70.0% 76.5% Tại các buổi học tại nhà

4 2 6 16.7% 20.0% 17.6% Total 24 10 34 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square .530(a) 2 .767

Likelihood Ratio .494 2 .781

Linear-by-Linear Association .019 1 .889

N of Valid Cases

34

a 4 cells (66.7%) have expected N less than 5. The minimum expected N is .59.

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng trạng thái stress của học sinh tiểu học thường gặp nhất vào thời điểm khi có bài kiểm tra (chiếm 76,5%), kế tiếp là tại các giờ tự học ở nhà (chiếm 17.6%) và chỉ có

một số ít có biểu hiện rõ nét trong các giờ học trên lớp. Xét ở góc độ giới tính, chúng tơi nhận thấy khơng có sự khác biệt giữa nam học sinh và nữ học sinh về địa điểm thường xuất hiện trạng thái stress. Cụ thể như có 79,2% học sinh nam và 70% học sinh nữ có biểu hiện của stress mỗi khi có bài kiểm tra (Kiểm định khi bình phương với pvalue = 0,76 cho thấy không sự khác biệt về mặt thống kê giữa nam và nữ về địa điểm thường gặp stress).

Việc nhiều học sinh gặp phải trạng thái stress mỗi khi có bài tập kiểm tra gợi cho chúng ta liên tưởng có mối liên quan nào đó giữa áp lực của các kỳ thi, kỳ kiểm tra tới các trạng thái lo âu, mệt mỏi và căng thẳng của học sinh. Qua trao đổi với Cô L, cán bộ y tế của Trường Tiểu học Đồng Nhân, HN, cô cho biết mỗi khi ở lớp nào có bài kiểm tra là có nhiều học sinh xin xuống phịng Y tế của nhà trường nghỉ ngơi vì đau bụng hoặc vì một lý do sức khỏe nào đó.

Biết rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có chỉ đạo giảm bớt các kỳ thi cho học sinh tiểu học, qua đó giảm áp lực thi cử lên các em. Tuy nhiên, trong trường học và gia đình, điểm số của học sinh vẫn là chuẩn mực để thầy cơ và gia đình lấy làm căn cứ đánh giá sự cố gắng nỗ lực của học sinh. Do đó, đối với các em học sinh, điểm số của mỗi bài kiểm tra thông thường, dù không phải là căn cứ để xét điều kiện lên lớp hay xếp loại vẫn là nỗi ám ảnh.

Bên cạnh đó, việc có tới 17,6% học sinh cho rằng những trạng thái mà các em gặp phải thường xuất hiện ngay tại các buổi học ở nhà. Học sinh Trần Hữu N cho chúng tôi biết “Đi học về cháu chỉ được nghỉ một lúc rồi bố mẹ bắt đi học bài, học xong mới được ăn cơm”; hay một học sinh khác chia sẻ: “Ngoài bài tập ở lớp, bố mẹ cháu thường bắt phải làm thêm các bài tập nâng cao trong sách tham khảo”. Có thể nói, mong muốn của cha mẹ đối với những thành công của con cái trên con đường học vấn là điều hợp lý, nhưng bắt con phải học rất nhiều cả về thời gian học tập chỉ để con có thành tích cao trong

học tập, mà khơng quan tâm đến khả năng và sức khỏe của con thì lại là một điều tai hại với những hậu quả khôn lường.

Bảng 3.6. Những biểu hiện lâm sàng của học sinh khi gặp stress tại các thời điểm

Những biểu hiện lâm sàng của stress

Tại các buổi học hàng ngày

Giờ kiểm tra trên lớp

Giờ tự học ở nhà

sl % sl % sl %

1. Em cảm thấy buồn rầu 10 21.3% 8 17.0% 29 61.7%

2. Em hay cáu kỉnh 14 32.6% 10 23.3% 19 44.2% 3. Em khơng thể bình tĩnh được 7 15.2% 25 54.3% 14 30.4% 4. Em cảm thấy tuyệt vọng và bất lực 13 28.3% 24 52.2% 9 19.6% 5. Em cảm thấy mình ln thất bại 15 34.1% 19 43.2% 10 22.7% 6. Em cảm thấy tinh thần

không cảm thấy yên ổn 19 41.3% 18 39.1% 9 19.6%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)