Nhiệm vụ thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hóa học vô cơ 10 nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin (Trang 83)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

1. Chọn bài thực nghiệm và soạn các bài giảng thực nghiệm theo dạy học dự án kết hợp áp dụng công nghệ thông tin và dạy học bằng câu hỏi.

2. Chọn địa bàn, đối tượng để tổ chức thực nghiệm sư phạm.

3. Trao đổi và hướng dẫn giáo viên phổ thông về phương pháp tiến hành bài dạy thực nghiệm theo dạy học dự án (cách tổ chức, cách tiến hành bài giảng và cách kiểm tra đánh giá). Dự giờ, trao đổi với các giáo viên sau mỗi bài dạy để rút kinh nghiệm.

4. Tiến hành chấm bài kiểm tra, xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận việc áp dụng dạy học dự án, kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin vào nội dung phần phi kim hóa học lớp 10 – Chương trình nâng cao.

5. Điều tra ý kiến, nhận xét của giáo viên và học sinh về phương pháp đã triển khai.

3.3. Phƣơng pháp và nội dung thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Phƣơng pháp thực nghiệm

- Tìm hiểu, nghiên cứu lí luận, thực tiễn dạy học hóa học tại các trường THPT hiện nay

- Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và kế hoạch thực nghiệm - Thu thập thơng tin và xử lí số liệu

- Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3.2. Địa bàn thực nghiệm, giáo viên thực nghiệm

Với mục tiêu kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả năng áp dụng dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thơng tin trong dạy học hóa học ở trường phổ thông Việt Nam nên chúng tôi lựa chọn các trường trung học phổ thông ở các địa bàn thành phố, thị trấn, nơng thơn và các loại hình trường cơng lập, dân lập, phân ban, khơng phân ban. Về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của các trường thực nghệm cũng không đồng đều: trường có phương tiện kĩ thuật tương đối tốt, có phịng học đa phương tiện và cả những trường khơng có phịng học đa năng. Về trình độ nhận thức và chất lượng học tập của học sinh ở các mức độ khác nhau: học sinh tiếp thu nhanh, chậm, khá giỏi, trung bình.

Ngồi ra, khi lựa chọn các trường thực nghiệm, chúng tơi cịn chú ý đến yêu cầu đối với các giáo viên dạy thực nghiệm đó là giáo viên tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm chính quy ngành hóa; giáo viên trẻ, nhiệt huyết với mong muốn đổi mới phương pháp dạy học; Có trách nhiệm, yêu nghề và nhiệt tình tham gia thực hiện đề tài.

Trên cơ sở các yêu cầu trên, chúng tôi đã chọn các trường thực nghiệm và các giáo viên dạy thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Các trường thực nghiệm và các giáo viên thực nghiệm

STT TRƯỜNG THỰC NGHIỆM GIÁO VIÊN

THỰC NGHIỆM 1 THPT Chuyên Hưng Yên - Khối chuyên - Thị xã - Có phịng học đa phương tiện Nguyễn Thị Huệ 2 THPT Dân lập Hoàng Diệu – Hà Nội - Trường dân lập - Thành phố - Có phịng học đa phương tiện Nguyễn Thùy Dương 3.3.3. Đối tƣợng thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm như sau:

- Lựa chọn học sinh các lớp 10 – Chương trình nâng cao tương đương nhau về chất lượng học tập ở trường THPT đã chọn.

- Lựa chọn cặp lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo các yêu cầu tương đương nhau về các mặt:

+ Số lượng học sinh, độ tuổi.

+ Chất lượng học tập nói chung và mơn hóa học nói riêng.

+ Thực hiện cùng một bài dạy theo hai cách khác nhau: lớp thực nghiệm dạy theo dạy học dự án, kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin, lớp đối chứng dạy theo phương pháp của giáo viên thường sử dụng.

Trên cơ sở các yêu cầu đã nêu, chúng tôi đã chọn các cặp lớp thực nghiệm – đối chứng theo bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Các cặp lớp thực nghiệm – đối chứng STT Trường thực nghiệm Thứ tự các cặp lớp TN - ĐC Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số Hoàng Diệu 1 10V1 24 10T 34 2 10D1 42 10A1 32 3 10D2 45 10D3 45 THPT Chuyên Hưng Yên 4 10 Toán 45 10 Lý 46 5 10 Hóa 45 10 Tin 45 6 10 Sinh 47 10 A1 47 Tổng 2 6 6 248 6 249 3.3.4. Các bài thực nghiệm

Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã chọn bài dạy cho tất cả các trường thực nghiệm đại diện cho loại bài: Chất và nguyên tố hóa học:

- Bài 30: Clo (ứng với dự án “Nước nhiễm clo” - Bài 41: Oxi (ứng với dự án “Ơ nhiễm khơng khí”)

3.4. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Quy trình thực nghiệm

- Giáo viên dạy lớp đối chứng, dạy theo phương pháp của giáo viên thường sử dụng.

- Giáo viên dạy lớp thực nghiệm, dạy theo dạy học dự án, kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin.

- Cuối mỗi bài thực nghiệm và đối chứng đều tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh (nội dung các đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục).

3.4.2. Kết quả thực nghiệm

3.4.2.1. Kết quả điều tra giáo viên

Ngoài 4 phiếu phản hồi của 4 giáo viên trực tiếp dạy thực nghiệm, chúng tơi cịn nhận được phiếu phản hồi của giáo viên bộ mơn hóa học đã được học và thực hành dạy học theo dạy học dự án, kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin (học viên lớp Lí luận và phương pháp dạy học – lớp Cao học khóa 3 và 4 – Đại học Giáo dục). Kết quả như sau:

1. Tính khả thi của đề xuất. Kết quả câu 1.1: Bảng 3.5

Khả năng chuẩn bị của giáo viên về nội dung kiến thức, phiếu điều tra, phiếu học tập, phƣơng tiện kĩ

thuật dạy học, bài kiểm tra, …

Số GV Tỉ lệ %

Tốt 10 83,33

Bình thường 2 16,67

Khó thực hiện 0 0,00

Kết quả câu 1.2: Bảng 3.6

Khả năng vận dụng đề xuất để thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh cũng nhƣ sự phối hợp giữa

hai hoạt động này

Số GV Tỉ lệ %

Tốt 11 91,67

Bình thường 1 0,33

Khó thực hiện 0 0,00

Không thực hiện được 0 0,00

Kết quả câu 1.3: Bảng 3.7

Khả năng sử dụng bài dạy cụ thể theo thiết kế đã đề xuất vào thực tiễn dạy học trên lớp

Số GV Tỉ lệ %

Tốt 12 100,00

Bình thường 0 0,00

Khó thực hiện 0 0,00

Không thực hiện được 0 0,00

Kết quả câu 1.4: Bảng 3.8

Khả năng áp dụng kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá của giáo viên với việc cho học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình sau mỗi bài học

Số GV Tỉ lệ %

Tốt 12 100,00

Bình thường 0 0,00

Khó thực hiện 0 0,00

Kết quả câu 1.5: Bảng 3.9

Đánh giá về giờ học hóa học theo dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin

Số GV Tỉ lệ %

Giúp học sinh nhận thức tích cực hơn 11 91,67

Kích thích hứng thú học tập của học sinh 10 83,33

Học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức hơn 12 100,00

Giờ học sinh động hơn, hấp dẫn hơn 12 100,00

Học sinh dễ hiểu bài và tiếp thu bài nhanh hơn 10 83,33

Chất lượng giờ học được nâng cao 12 100,00

2. Đánh giá giờ dạy theo dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin

Kết quả câu 2.1: Bảng 3.10

Mục tiêu bài dạy Số GV Tỉ lệ %

Phù hợp 12 100,00

Bình thường 0 0,00

Chưa phù hợp 0 0,00

Kết quả câu 2.2: Bảng 3.11

Chuẩn bị của giáo viên cho bài dạy Số GV Tỉ lệ %

Tốt 10 83,33

Tương đối 16,67 0,00

Kết quả câu 2.3: Bảng 3.12

Tính logic, khoa học của cấu trúc và tính thực tế của bài dạy Số GV Tỉ lệ % Phù hợp 11 91,67 Tương đối 1 8,33 Chưa phù hợp 0 0,00 Kết quả câu 2.4: Bảng 3.13

Hoạt động của thầy, trò và sự phối hợp giữa hai hoạt động này Số GV Tỉ lệ % Hợp lí 9 75,00 Tương đối 3 25,00 Chưa hợp lí 0 0,00 Kết quả câu 2.5: Bảng 3.14

Hoạt động kiểm tra đánh giá Số GV Tỉ lệ %

Phù hợp 12 100,00

Tương đối 0 0,00

Kết quả câu 2.6: Bảng 3.15

Thiết kế bài dạy theo dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao

hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực cá nhân kết hợp với hợp tác nhóm, chủ động giải quyết vấn đề Số GV Tỉ lệ % Tốt 12 100,00 Bình thường 0 0,00 Chưa tốt 0 0,00

Kết quả câu 2.7: Sử dụng dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin trong dạy học như thế nào để thu được kết quả cao nhất? (ví dụ như nên phối hợp với các phương pháp dạy học khác, vận dụng phù hợp nhất đối với loại bài học nào, …

Các ý kiến của giáo viên cho rằng không nên lạm dụng dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin, mà nên phối hợp với các phương pháp dạy học khác một cách linh hoạt để thu được hiệu quả cao hơn. Sử dụng dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin tốt nhất đối với loại bài về lí thuyết chủ đạo, bài chất cụ thể có nội dung mới đối với học sinh.

Kết quả câu 2.8: Các khó khăn trong khi thực hiện dạy học dự án kết hợp

sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin:

- Giáo viên tốn nhiều thời gian trong khâu đầu tư thiết kế bài dạy.

- Trang thiết bị, phương tiện dạy học còn thiếu. Số lượng học sinh trong mỗi lớp học cịn q đơng.

Đề xuất:

- Cần trang bị phòng học đa năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động hợp tác theo nhóm.

- Nên có đầy đủ phương tiện để áp dụng công nghệ thông tin. - Số lượng học sinh không quá nhiều (khoảng 25-30 học sinh).

Kết quả câu 2.9: Dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và cơng nghệ

thơng tin có đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay không?

Tất cả các ý kiến của giáo viên đều cho rằng dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và công nghệ thông tin đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay và rất cần thiết được tiếp cận trong nhà trường trung học phổ thông.

3.4.2.2. Kết quả điều tra học sinh

Để đánh giá kết quả của hình thức dạy học đã đề xuất, tôi tiến hành kiểm tra kiến thức bằng bài kiểm tra và làm phiếu điều tra học sinh về các nội dung:

1. Thái độ của học sinh đối với mơn Hóa học sau khi được học tập theo dự án, học tập dựa trên câu hỏi và được tiếp cận công nghệ thông tin.

2. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa của hình thức học tập này

3. Mức độ biểu hiện hứng thú học tập mơn Hóa học của học sinh trong q trình học tập theo hình thức dạy học này

4. Mức độ phát triển các năng lực chủ động tích cực ở học sinh

A. Kết quả phiếu điều tra

Kết quả câu 1: Bảng 3.16

Ý kiến của học sinh về việc học hóa có sử dụng dạy học dự án kết hợp sử dụng câu hỏi và công

nghệ thông tin Số HS Tỉ lệ % Rất thích 95 38,31 Thích 112 45,16 Bình thường 31 12,50 Khơng thích 10 4,03

Kết quả thu được về lí do sở thích của cách học này, đa số các học sinh đều cho rằng cách học này giúp các em được tranh luận, thảo luận, được tự mình tìm tịi và khám phá kiến thức.

Kết quả câu 2: Bảng 3.17

Hình thức học tập mới này có tác dụng gì đối với em? Số HS Tỉ lệ %

u thích mơn Hóa học hơn 201 81,05

Biết được thêm nhiều kiến thức thực tế liên quan đến Hóa học

230 92,74

Có được nhiều kĩ năng học tập mới: tra cứu thơng tin, làm việc nhóm, trình bày, …

223 89,92

Tác dụng khác (kể tên) 87 35,08

Những tác dụng của hình thức dạy học dự án kết hợp dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin đối với học sinh là khác nhau. Học sinh đánh giá cao nhất tác dụng “Biết thêm nhiều kiến thức thực tế liên quan đến hóa học” (92,74%), điều này cho thấy cách dạy mới đã đáp ứng được yêu cầu là trang bị cho học sinh những kiến thức thực tế liên quan đến những kiến thức trong sách vở. Tác dụng tiếp theo rất quan trọng là hình thành cho học sinh những kĩ năng học tập mới (89,92%) cũng chính là những kĩ năng của con người trong xã hội hiện đại.

Kết quả câu 3: Bảng 3.18

Thái độ của em với mơn Hóa học sau khi học tập theo hình thức dạy học

mới này Kết quả Lớp TN Lớp ĐC SL % SL % Thích 183 73,79 92 37,1 Bình thường 61 24,6 93 37,5 Khơng thích 4 1,61 63 25,4

Kết quả cho thấy mức độ yêu thích đối với mơn Hóa học ở các lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với các lớp đối chứng (ở lớp thực nghiệm là 73,79%; ở lớp đối chứng là 37,1%). Ở các lớp đối chứng, số lượng học sinh có thái độ bình thường với mơn Hóa là nhiều hơn (37,5%). Những học sinh này sẽ chuyển sang u thích mơn Hóa nếu giáo viên có phương pháp dạy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào việc học.

Kết quả câu 4: Bảng 3.19

Lí do em thích học theo hình thức mới Số HS Tỉ lệ %

Được chủ động tìm kiếm thơng tin về bài học 198 79,84

Được mở rộng vốn kiến thức 216 87,10

Nội dung học tập thú vị vì liên quan trực tiếp đến thực tiễn

196 79,03

Dễ ghi nhớ nội dung bài học 185 74,60

Được khẳng định kiến thức của bản thân trước giáo viên và tập thể lớp

210 84,68

Không phải ghi chép bài 156 62,90

Dễ được điểm cao 93 37,50

Giáo viên giảng dạy hấp dẫn 34 13,70

Từ kết quả trên cho thấy những lí do chính dẫn đến học sinh thích học theo hình thức dạy học mới là các em được chủ động tìm tịi, khám phá và lĩnh hội kiến thức. Lí do “giáo viên giảng dạy hấp dẫn” có tỉ lệ % thấp nhất cho thấy trong hình thức dạy học dự án kết hợp dựa trên câu hỏi và áp dụng cơng nghệ thơng tin thì vao trị chính là học sinh, giáo viên đóng vai trị chỉ đạo, hướng dẫn.

Kết quả câu 5: Bảng 3.20

Công việc em đã thực hiện khi học mơn Hóa

Kết quả

Lớp TN Lớp ĐC

SL % SL %

Thường xuyên đọc các tài liệu về nội

dung bài học 164 66,13 53 21,37

Lên mạng tìm kiếm thơng tin liên quan

đến bài học 236 95,16 61 24,60

Học nhóm, thảo luận và chia sẻ với các

bạn về nội dung bài học 167 67,34 79 31,73

Trình bày trước lớp về những hiểu biết

của mình đối với nội dung bài học 143 57,66 48 19,28

Tự liên hệ kiến thức trong sách vở với

thực tế cuộc sống 214 86,29 82 32,93

Kết quả điều tra cho thấy việc áp dụng hình thức dạy học đã đề xuất đã mang lại kết quả khả quan trong việc tạo cơ hội cho học sinh chủ động làm việc, được khẳng định mình và biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Sự chênh lệch giữa các thông số của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cho thấy lối dạy học truyền thống chưa kích thích được năng lực của học sinh.

Kết quả câu 7: Bảng 3.21

Em gặp những khó khăn gì khi học tập theo hình thức mới

Số HS Tỉ lệ %

Mất nhiều thời gian và công sức cho một dự án 196 79,03

Khơng có máy tính và mạng Internet để tra cứu 142 57,26

Nội dung các dự án khơng giúp ích cho việc kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hóa học vô cơ 10 nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin (Trang 83)