Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hóa học vô cơ 10 nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin (Trang 105)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện:

3.6.1. Tỷ lệ học sinh yếu, kém, trung bình, khá và giỏi

Tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu, kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu, kém, trung bình ở lớp đối chứng (bảng 3.19 và hình 3.5).

Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của học sinh, góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, trung bình và tăng học sinh khá, giỏi.

3.6.2. Đồ thị các đƣờng tích lũy

Đồ thị các đường tích lũy của lớp thực nghiệm ln nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của lớp đối chứng (các hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4).

Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng.

3.6.3. Giá trị các tham số đặc trƣng

- Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng (bảng 3.20).

Suy ra học sinh các lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng tốt hơn các lớp đối chứng.

- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, đồng thời giá trị của độ lệch chuẩn nhỏ đã chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng (bảng 3.20).

- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng (bảng 3.20) đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.

Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy, điều này một lần nữa chứng tỏ tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin áp dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả trong giáo dục.

3.6.4. Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student

- Bài 1: Ta có 1 2 2 6, 47 5,91 4, 203 1, 48 1, 49 248 249 t    

Chọn xác suất α = 0,01 (độ tin cậy p = 0,99). Tra bảng phân bố Student ứng với α = 0,01; k = 248 + 249 – 2 = 495 ta có tα,k = 2,576

Như vậy, t1 = 4,203 > tα,k = 2,576

2 2 2 6,53 5, 75 5, 796 1, 49 1,51 248 249 t    

Chọn xác suất α = 0,01 (độ tin cậy p = 0,99). Tra bảng phân bố Student ứng với α = 0,01; k = 248 + 249 – 2 = 495 ta có tα,k = 2,576 Như vậy, t2 = 5,796 > tα,k = 2,576 - Bài 3: Ta có 3 2 2 7, 01 6, 00 7,973 1,33 1, 49 248 249 t    

Chọn xác suất α = 0,01 (độ tin cậy p = 0,99). Tra bảng phân bố Student ứng với α = 0,01; k = 248 + 249 – 2 = 495 ta có tα,k = 2,576

Như vậy, t3 = 7,973 > tα,k = 2,576

Từ kết quả kiểm tra cho thấy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm do tác động của phương án thực nghiệm là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,01 (độ tin cậy 99%).

Nhận xét chung:

Theo kết quả của phương án thực nghiệm giúp chúng tơi bước đầu có thể kết luận rằng học sinh ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng sau khi sử dụng phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Chứng tỏ dạy học theo dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng cơng nghệ thơng tin đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, chúng tơi đã trình bày nội dung và phương pháp triển khai quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài. Chúng tơi đã:

1. Tiến hành thực nghiệm tại 12 lớp thuộc khối 10 của 2 trường THPT tại Hà Nội và Hưng Yên với sự tham gia của 2 giáo viên và 497 học sinh thực nghiệm trong năm học 2009 – 2010.

2. Xử lí kết quả 3 bài kiểm tra với số lượng là 1491 bài theo phương pháp thống kê toán học làm cơ sở để khẳng định tính hiệu quả và khả năng áp dụng trong dạy học hóa học ở trường THPT Việt Nam của dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin.

3. Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của 12 giáo viên và điều tra phản hồi của 248 học sinh về dạy học dự án tích hợp dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin.

4. Khẳng định chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

Các kết quả thực nghiệm thu được về cơ bản đã xác nhận giả thiết khoa học của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau đây:

1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho đề tài bao gồm: Lí thuyết hành vi, lí thuyết nhận thức, lí thuyết kiến tạo, xu thế đổi mới và phát triển phương pháp dạy học hiện nay. Tổng quan cơ sở lí luận về lí thuyết dạy học dự án, lí thuyết dạy học dựa trên câu hỏi và lí thuyết dạy học áp dụng cơng nghệ thông tin. Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình hóa học lớp 10 trong đó chú trọng đến phần hóa phi kim để xác định phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài.

2. Đề xuất khung chương trình kế hoạch giảng dạy 3 bài của phần phi kim hóa học lớp 10 chương trình nâng cao theo dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin.

3. Tiến hành dạy các giáo án đã thiết kế tại 2 trường THPT tại Hưng Yên và Hà nội trong năm học 2009 – 2010.

4. Tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên và điều tra phản hồi của học sinh về hình thức dạy học đã triển khai.

5. Xử lí số liệu thực nghiệm cho thấy chất lượng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ tính khả thi của đề tài và sự đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã cho thấy việc áp dụng dạy học dự án kết hợp dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin vào mơn hóa học ở trường THPT là khả thi và bước đầu mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Về phía giáo viên đã hưởng ứng tích cực và thấy được sự cần thiết phải đổi mới trong cách dạy cách học trước yêu cầu đổi mới giáo dục một cách tồn diện. Về phía học sinh đã phát huy tích cực¸chủ động, sáng tạo và hứng thú trong học tập.

2. Khuyến nghị

Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, chúng tơi nhận thấy để áp dụng dạy học dự án kết hợp dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin vào mơn hóa học có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn thì cần chú trọng đến một số vấn đề sau:

1. Tiếp cận sớm dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin cho sinh viên các trường ĐHSP và bồi dưỡng các giáo viên ở trường THPT nhằm giúp họ được nghiên cứu, thảo luận và ứng dụng. 2. Khai thác và sử dụng một cách triệt để các thiết bị, phương tiện dạy học như dụng cụ hóa chất thí nghiệm, đèn chiếu bảng trong, máy vi tính, … cho học sinh. Lớp học không quá đông, bàn ghế có sự linh hoạt trong di chuyển để thuận lợi cho việc học hợp tác.

3. Kết hợp áp dụng sâu rộng các ứng dụng thực tế của hóa học vào dạy học, để học sinh tự đặt dự án thực hiện, tạo mơi trường thuận lợi cho q trình học tập.

4. Trong các biện pháp sư phạm cần khuyến khích học sinh tự phát hiện, trao đổi nhóm, tư duy cá nhân và tăng cường các hoạt động liên hệ kiến thức với đời sống, tìm hiểu kiến thức liên quan tới bài học trên mạng internet – đây là những yếu tố thuận lợi giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu, rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Mạng Giáo dục – Edu.net.vn, 2006

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thơng mơn hóa học, NXB

Giáo dục, 2006

3. Nguyễn Hữu Chí (2007), “Mấy nét sơ lược về cải cách giáo dục ở một số nước cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí giáo dục, số 155, tr. 45 – 47

4. Hồng Chúng, Phương pháp thống kê tốn học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, 1993

5. Chương trình mơn hóa học trường trung học phổ thơng, NXB Giáo dục, 2006 6. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học hóa học – Tập 1, NXB Giáo dục, 2000

7. Nguyễn Văn Cường (2007), “Các lí thuyết học tập – cơ sở tâm lí của đổi

mới phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục, số 111, tr. 26 – 27

8. Trịnh Hồng Hà (2007), “Một số vấn đề về Giáo dục khi Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Giáo dục, số 155, tr. 5 – 7, 11

9. Nguyễn Văn Hiền (2003), “Phương pháp nhóm chuyên gia trong dạy học hợp tác”, Tạp chí Giáo dục, số 56, tr.19 – 20

10. Trần Bá Hoành (1995), “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Nghiên cứu Giáo dục, số 1, tr. 3 – 5

11. Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại – lí luận – biện pháp – kĩ thuật,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002

12. Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp giảng dạy những chương mục quan trọng

trong giáo trình hóa học phổ thơng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000

13. Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Đổi mới phương pháp dạy học hóa học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2005

14. Nguyễn Văn Thuấn (2004), “Phối hợp các phương pháp dạy học trong

15. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga,

Sách giáo viên hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, 2006

16. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái, Hóa

học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, 2006

17. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Kim Thành (2006), “Những điểm mới và khó của sách giáo khoa hóa học lớp 10 mới”, Tạp chí giáo dục, số

145, tr. 37 – 38

18. Vũ Anh Tuấn, Đề thi trắc nghiệm khách quan dung cho kì thi tốt nghiệp

THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng mơn hóa học, NXB Hà Nội, 2007

19. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại

học quốc gia Hà Nội TIẾNG ANH

20. Debbie Candau, Jennifer Doherty, Robert Hannafin, John Judge, Judi Yost, Paige – Intel Teach to the Future (Chương trình dạy học cho tương

lai của Intel), NXB Lao động xã hội, 2004

21. Charles University, Faculty of Science, Proceedings of the 2nd European Variety Chemistry Education, Prague, 2007

22. Edward Tufte, Power Point is Evil

23. Dudley E. Shallcross* and Timothy G. Harrison, Lectures: electronic

presentations versus chalk and talk – a chemist’s view, Bristol ChemLabS,

School of Chemistry, Bristol University, BS8 1TS, 2006

24. Solbes, J. and Vilches, A., THE STS INTERACTIONS AND THE TEACHING OF PHYSICS AND CHEMISTRY, Seminar of Investigation

and Innovation in Science Education, University of Valencia. Spain, 1997 25. Katherine T. Jennings, Erik M. Epp and Gabriela C. Weaver, Use of a multimedia DVD for Physical Chemistry: analysis of its effectiveness for teaching content and applications to current research and its impact on student views of physical chemistry, Purdue University, Department of Chemistry, West Lafayette, IN 47906, USA, 2007

PHỤ LỤC 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Thiết kế bài dạy mơn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao phần phi kim theo dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực cá nhân kết hợp với hợp tác nhóm, chủ động giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Để đánh giá tính khả thi của đề xuất, tác giả đề tài xin gửi tới quý Thầy, Cô phiếu xin ý kiến sau đây:

Xin q Thầy, Cơ vui lịng đọc và cho biết ý kiến về những nội dung trong phiếu ghi này bằng cách đánh dấu (×) vào ơ trống hoặc điền vào dòng để trống.

Họ và tên: …………………………………….Chức danh:………………….

Tuổi:……………………..Thâm niên công tác:……………………………..

Cơ quan công tác:…………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………..Điện thoại:……………………………..

1. Tính khả thi của đề xuất

1.1. Khả năng chuẩn bị của giáo viên về nội dung kiến thức, phiếu điều tra học sinh, phiếu học tập, phương tiện kĩ thuật dạy học, bài kiểm tra, …

Tốt  Bình thường  Khó thực hiện  Khơng thực hiện được 

1.2. Khả năng vận dụng đề xuất để thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh cũng như sự phối hợp giữa hai hoạt động này

Tốt  Bình thường  Khó thực hiện  Khơng thực hiện được 

1.3. Khả năng sử dụng bài dạy cụ thể theo thiết kế đã đề xuất vào thực tiễn dạy học trên lớp

Tốt  Bình thường  Khó thực hiện  Không thực hiện được 

1.4. Khả năng áp dụng kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá của giáo viên với việc cho học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình sau mỗi bài học

Tốt  Bình thường  Khó áp dụng  Khơng áp dụng được 

1.5. Quý Thầy, Cơ đánh giá như thế nào về giờ học hóa học sử dụng dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin

Đánh giá Đồng ý Không đồng ý

Giúp học sinh tích cực nhận thức hơn Kích thích hứng thú học tập của học sinh Truyền đạt được nhiều kiến thức hơn Giờ học sinh động hơn, hấp dẫn hơn

Học sinh dễ hiểu bài và tiếp thu bài nhanh hơn Chất lượng giờ học được nâng cao

1.6. Theo q Thầy, Cơ có những điều chỉnh, bổ sung nào khác nữa trong việc thiết kế bài dạy theo dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin

………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………

2. Đánh giá bài dạy sử dụng dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin

2.1. Mục tiêu bài giảng

Phù hợp  Bình thường  Chưa phù hợp 

2.2. Chuẩn bị của giáo viên cho bài dạy

Tốt  Tương đối  Chưa tốt 

2.3. Tính khoa học, logic của đề xuất

Phù hợp  Tương đối  Chưa phù hợp 

2.4. Các hoạt động của thầy, trò và sự phối hợp giữa hai hoạt động này là

Hợp lí  Tương đối  Chưa hợp lí 

2.5. Hoạt động kiểm tra đánh giá

Phù hợp  Bình thường  Chưa phù hợp 

2.6. Thiết kế bài dạy theo dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực cá nhân kết hợp với hợp tác nhóm, chủ động giải quyết vấn đề

Tốt  Bình thường  Chưa tốt 

2.7. Theo quý Thầy, Cô khi sử dụng dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học nên sử dụng như thế nào để

thu được kết quả cao nhất? (ví dụ như nên phối hợp với các phương pháp dạy học khác, vận dụng phù hợp nhất với loại bài nào, …)

…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2.8. Thầy, Cô thấy khó khăn gì trong khi thực hiện giờ dạy theo dạy học dự án tích hợp dạy học bằng câu hỏi và áp dụng cơng nghệ thơng tin và xin vui lịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hóa học vô cơ 10 nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin (Trang 105)