Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá với chủ đề tam giác đồng dạng trong chương trình hình học trung học cơ sở (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.5. Cơ sở thực tiễn

1.5.1. Tìm hiểu thực tiễn dạy học Tốn và dạy học chủ đề Tam giác đồng dạng trong chương trình hình học Trung học cơ sở. dạng trong chương trình hình học Trung học cơ sở.

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thơng vẫn cịn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo thành t ch” học để thi, dạy để thi. Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang t nh đồng loạt, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề...cho người học.

Trong thực tế dạy học toán hiện nay, nhiều giáo viên đã cố gắng tạo điều kiện để học sinh t ch cực học tập, được thảo luận nhiều hơn, được làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách nghiêm túc thì phần lớn mới chỉ là những biểu hiện t ch cực mang t nh hình thức bên ngồi. Học sinh đã t ch cực thực hiện nhiệm vụ theo sự điều khiển của giáo viên, nhưng chưa chủ động và thiếu sự sáng tạo, còn mang t nh dập khuân, máy móc. Học tập như vậy là học tập mang t nh hình thức. Học tập t ch cực thực sự thể hiện ở mức độ tham gia, t ch cực chủ động và sáng tạo của người học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

Để điều tra về thực trạng dạy học hình học nói chung và thực trạng dạy học chủ đề Tam giác đồng dạng ở trường Trung học cơ sở hiện nay, tôi đã tiến hành phỏng vấn đa số giáo viên, học sinh ở trường THCS Hưng Hóa và một số trường THCS trong huyện Tam Nông (xem phụ lục 1 và phụ lục 2).

- Chương trình dạy học ở trường Trung học cơ sở mặc dầu đã qua nhiều lần chỉnh sửa, xong vẫn còn nặng so với lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh. Phương pháp dạy học vẫn chưa đổi mới là mấy. Nguyên nhân là do yêu cầu của chương trình, do ảnh hưởng của hình thức kiểm tra, đánh giá, do sự không đồng bộ về cơ sở vật chất, cách quản l giáo dục,…

- Khối lượng kiến thức khá nhiều, lại cần phải hồn thành đủ chương trình nên cứ chạy theo cách dạy cũ: thông báo kiến thức nhanh và tăng cường luyện tập thì mới kịp,chủ yếu vẫn là dạy chay. Những giờ học có sử dụng phương tiện hiện đại chỉ dùng khi có hội thi giáo viên dạy giỏi và mang t nh trình diễn là ch nh. Thực tiễn, nhiều giáo viên cịn khơng biết sử dụng phương tiện hiện đại và cũng cịn nhiều trường khơng đủ cơ sở vật chất đáp ứng cho việc dạy học.

- Mơn hình học đối với học sinh ở trường Trung học cơ sở được coi là một mơn học khó, chưa gây sự hứng thú trong học tập của học sinh, học sinh ngại học thậm ch còn một số học sinh sợ học hình học (81% học sinh đồng ý với ý kiến này).

1.5.2. Cấu trúc nội dung và mục tiêu dạy học chủ đề Tam giác đồng dạng

Nội dung “Tam giác đồng dạng” là một trong các nội dung quan trọng của hình học lớp 8 trung học cơ sở, là cơ sở cho mơn tốn đặc biệt là phần hình học của lớp 9 và các lớp trung học phổ thông. Nội dung này được dạy trong 18 tiết, gồm định lý Ta-lét (định lý thuận, định l đảo và hệ quả), t nh chất đường phân giác của tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác thường, tam giác vuông và ứng dụng của chúng.

Học xong chủ đề này, học sinh đạt được các mục tiêu sau: * Về kiến thức:

- Hiểu và ghi nhớ được định lý Ta-lét trong tam giác (định lý thuận và định lý đảo và hệ quả).

- Hiểu rõ khái niệm về hai tam giác đồng dạng, đặc biệt là phải hiểu và nhớ các trường hợp đồng dạng của hai tam giác (hiểu và nhớ các trường hợp

đồng dạng của hai tam giác thường, các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông).

- Học được thực hành đo đạc, t nh các độ cao, các khoảng cách trong thực tế gần gũi với học sinh, giúp cho học sinh thấy được lợi ích của mơn tốn trong đời sống thực tế, tốn học khơng chỉ là môn học rèn luyện tư duy mà là môn học gắn liền với thực tiễn, phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người và quay trở lại phục vụ lợi ích của con người.

Về mức độ yêu cầu, học sinh chủ yếu hiểu được các kiến thức trong sách giáo khoa, tự mình thực hành giải các bài tập trong sách giáo khoa của chương này. Số học sinh khá, giỏi có thể được làm thêm một số bài tập trong sách bài tập và sách tham khảo.

* Về kỹ năng:

- Học sinh biết vận dụng định lý Ta-lét vào việc giải các bài tốn tìm độ dài các đoạn thẳng, giải các bài toán chia đoạn thẳng cho trước thành các đoạn thẳng bằng nhau

- Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu đồng dạng của hai tam giác và các định lý về hai tam giác đồng dạng để giải bài tốn hình học: Tìm độ dài các đoạn thẳng, tính các tỉ số đường cao, tỉ số diện tích, tính chu vi,chứng minh, xác lập các hệ thức tốn học đơn giản, thơng dụng trong chương trình lớp 8.

- Học sinh vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết một số bài toán thực tế. Thấy được ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng trong đo đạc và t nh toán.

- Học sinh có kĩ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đoạn thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất.

- Học sinh thấy được lợi ch của mơn tốn trong đời sống thực tế: t nh tốn, đo đạc những độ cao khơng với tới được, những khoảng cách không đi đến được,…

- Giúp học sinh hiểu rằng toán học không chỉ rèn luyện mà còn gắn liền với thực tiễn, phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người và quay trở lại phục vụ con người.

* Về năng lực cần hướng tới:

- Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng sáng tạo, năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành và phát triển tư duy ( tư duy logic, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tư duy trừu tượng, tư duy hàm,..), khả năng suy diễn, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày và làm rõ cơ sở l luận về phương pháp dạy học t ch cực và dạy học khám phá: quan niệm về dạy học t ch cực và quan niệm dạy học khám phá của các tác giả nước ngồi và trong nước, đặc điểm, các hình thức, các mức độ của dạy học khám phá, đặc trưng của dạy học khám có hướng dẫn. Từ đó, thấy rõ hơn ưu điểm và hạn chế của dạy học khám phá.

Nghiên cứu về dạy học theo chủ đề theo định hướng phát triển năng lực người học với chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay, thấy rõ thế nào là dạy học theo chủ đề và ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.

Tìm hiểu về thực trạng dạy học hình học, thực tiễn dạy học chủ đề Tam giác đồng dạng trong chương trình trung học cơ sở và tìm hiểu yêu cầu, mục tiêu và nội dung dạy học đối với chủ đề tam giác đồng dạng làm căn cứ nghiên cứu các hoạt động và thiết kế các giáo án dạy học khám phá trong dạy học chủ đề Tam giác đồng dạng ở chương sau.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC ĐỐI VỚI CHỦ ĐỀ TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH HÌNH HỌC TRUNG

HỌC CƠ SỞ BẰNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ

Đối với mỗi giáo viên trước khi lên lớp đều phải chuẩn bị giáo án ở nhà. Giáo án không chỉ là những chuẩn bị về kiến thức mà mình định trang bị học sinh mà quan trọng hơn là phần đề xuất những phương pháp dạy học phù hợp với từng mảng kiến thức và từng đối tượng học sinh khác nhau. Mỗi giáo án thường chuẩn bị cho một tiết học gồm hai phần: lý thuyết và bài tập áp dụng. Sau đây tơi xin trình bày tổng quan về việc dạy học lý thuyết và bài tập theo hướng dạy học khám phá.

2.1. Dạy học khái niệm và định lý bằng dạy học khám phá

Đối với bất kỳ một nội dung mơn học nào thì học sinh cũng cần nắm vững lý thuyết thì mới có thể thực hành tốt. Trong phần lý thuyết học sinh cần hiểu rõ những khái niệm, định lý, thuật toán để áp dụng vào bài tập. Sử dụng phương pháp dạy học khám phá trong dạy học lý thuyết thì vừa giúp học sinh củng cố lại kiến thức, vừa từ kiến thức cũ đó có thể khám phá kiến thức mới một cách dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá với chủ đề tam giác đồng dạng trong chương trình hình học trung học cơ sở (Trang 25 - 29)