Dạy học giải bài tập bằng dạy học khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá với chủ đề tam giác đồng dạng trong chương trình hình học trung học cơ sở (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Dạy học giải bài tập bằng dạy học khám phá

2.2.1. ị trí và chức n ng của việc dạy học gi i toán

Trong dạy học mơn tốn ở nhà trường phổ thơng, hoạt động giải tốn có thể xem là hoạt động chủ yếu của học sinh, có vai trị quyết định đối với chất lượng dạy học tốn. Giải bài tập tốn phản ánh q trình tiếp thu những kiến thức được giáo viên truyền thụ của người học sinh một cách khách quan, nhanh và ch nh xác nhất.

Dạy học giải bài tập tốn hình thành, củng cố cho học sinh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học; phát

triển năng lực tư duy của học sinh, đặc biệt là rèn luyện những thao tác tr tuệ, hình thành những phẩm chất tư duy khoa học; đánh giá mức độ, kết quả dạy và học, đánh giá khả năng độc lập học tốn và trình độ phát triển của học sinh.

2.2.2. ác yêu c u đối với l i gi i

Giải bài tập toán gồm ba yêu cầu cơ bản và một số yêu cầu nâng cao + Ba yêu cầu cơ bản:

- Lời giải khơng có sai lầm. Các sai lầm thường mắc trong lời giải gồm: có sai kiến thức, vận dụng khơng đúng định lý, quy tắc, vi phạm những điều kiện của định lý, sai về lập luận, v dụ dùng phương pháp suy ngược tiến để trình bày chứng minh, sai về t nh tốn, vẽ hình, v dụ như khi viết tỉ số các đoạn thẳng học sinh thường nhầm lẫn các đoạn thẳng không tương ứng

- Lời giải phải có căn cứ, khơng đánh tráo luận đề. - Lời giải phải đầy đủ.

+ Các yêu cầu nâng cao: - Phương pháp giải hay. - Lời giải sáng sủa. - Trình bày đẹp đẽ.

Các yêu cầu cơ bản phải luôn được giáo viên chú ý rèn cho học sinh từ những bài giải đơn giản đến phức tạp, mọi đối tượng học sinh đều phải phấn đấu đạt được. Các yêu cầu nâng cao được giáo viên chú ý bồi dưỡng đối với những học sinh khá hơn, có năng lực khám phá tốt hơn (xem [5], [6], [16]).

2.2.3. Dạy gi i toán theo hướng khám phá

Dạy học bài tập theo hướng khám phá thường được tiến hành theo các hoạt động sau:

- Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn. - Hoạt động 2 : Xây dựng chương trình giải. - Hoạt động 3 : thực hiện chương trình giải.

Trên cơ sở các hoạt động cơ bản nêu trên, khi dạy học theo hướng khám phá tìm lời giải bài tốn, giáo viên có thể dẫn dắt hướng tìm lời giải cho học sinh bằng cách đặt ra các câu hỏi có tính gợi khám phá. Chẳng hạn như:cần suy nghĩ xem bài toán cho giả thiết, kết luận là gì? Bài tốn này gần gũi với bài tốn nào đã gặp, dạng tốn nào? Kiến thức cơ bản cần có là gì? Các bước tiến hành như thế nào, mỗi bước giải quyết vấn đề gì? Trình bày bài làm và kiểm tra và nghiên cứu lời giải xem có sai lầm khơng? Có cần biện luận kết quả tìm được khơng? Tìm tịi cách giải khác, đề xuất bài tốn mới? Nghiên cứu ứng dụng lời giải,…

Tóm lại, thơng qua việc giải bài tốn cụ thể cần nhấn mạnh để học sinh nắm được phương pháp chung bốn bước và có ý thức vận dụng các bước này trong q trình giải tốn (xem [5], [6], [16]).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá với chủ đề tam giác đồng dạng trong chương trình hình học trung học cơ sở (Trang 34 - 36)