Đặt vấn đề từ các bài toán thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảng dạy xác suất cổ điển theo hướng gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông002 (Trang 30 - 34)

Đặt vấn đề là một trong những khâu quan trọng của q trình dạy học, góp phần khơng nhỏ để tạo hứng thú học tập cho học sinh,tạo động cơ học tập cho học sinh, tăng tính hấp dẫn cho bài học. Từ đó mà việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn. Đặc biệt, đặt vấn đề từ các bài toán thực tiễn đạt được hiệu quả cao.

Bằng những tình huống thực tế, mỗi giáo viên có cách dẫn dắt riêng để đặt vấn đề cho bài học, động cơ học tập của học sinh. Kinh nghiệm cho thấy, cách gợi động cơ này dễ gây đượchứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

Giáo viên có thể đưa ra những tình huống thực tế cuộc sống, trong quá trình lao động sản xuất, thực tế ở những môn học và khoa học khác để gợi động cơ học tập cho học sinh, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Tuy nhiên, để có hiệu quả tích cực thì giáo viên phải có sự chuản bị chu đáo, lụa chọn các bài tốn thực tế, tình huống thực tế phải đảm bảo tính chân thực, có liên quan trực tiếp đến kiến thức đang học.

Ví dụ, Giáo viên có thể đặt vấn đề khi dạy học bài: " Quy tắc đếm" như sau: Bạn Mai Lan có ba chiếc áo khác mầu nhau và 4 chiếc quần khác nhau.

Hỏi bạn Mai Lan có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo gồm một chiếc áo và một chiếc quần?

Hoặc Giáo viên có thể đặt vấn đề khi dạy học bài: "Xác suất của biến cố" trong chương trình lớp 11 THPT ,giáo viên có thể đưa ra 1 trò chơi :" Tung con súc sắc''. Thể lệ trò chơi như sau: Mỗi bạn học sinh trong lớp được tung con súc sắc một lần duy nhất. Mỗi con súc sắc có 6 mặt, các mặt đánh số từ 1 đến 6. Ai tung con súc sắc xuất hiện mặt 6 chấm sẽ được nhận một phần thưởng. Ai tung con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm sẽ phải trả lời một câu hỏi do cô giáo đặt ra.

Hỏi: khả năng nhận được phần thưởng của mỗi bạn là bao nhiêu phần trăm? khả năng sẽ phải trả lời một câu hỏi do cô giáo đặt ra của mỗi bạn là bao nhiêu phần trăm?

2.1.2. Biện pháp 2: Củng cố kiến thức bằng các bài toán thực tiễn

Củng cố kiến thức là bước quan trọng không thể thiếu trong mục tiêu dạy học, để học sinh nắm vững các kiến thức trọng tâm của bài, sau đó áp dụng các kiến thức vào bài toán thực tế. Qua đó, học sinh nắm vững, sâu sắc hơn nội dung kiến thức bài học, đảm bảo được mục tiêu dạy học. Từ đó, học sinh thấy được vai trị của Toán với thực tiễn, sự gần gũi của toán với thực tiễn và có động lực, hứng thú và u thích mơn Tốn hơn.

Ví dụ, Sau khi củng cố bài: '' Quy tắc đếm''. Học sinh có thể dễ ràng trả lời được bài toán thực tế mà giáo viên đã đặt vấn đề: Bạn Mai Lan có ba chiếc áo khác mầu nhau và 4 chiếc quần khác nhau.

Hỏi bạn Mai Lan có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo gồm một chiếc áo và một chiếc quần?

Học sinh phân tích: Để chọn một bộ quần áo gồm một chiếc áo và một chiếc quần thì bạn Mai Lan phải thực hiện liên tiếp hai hành động:

Hành động 1: là chọn một chiếc áo trong ba chiếc áo khác mầu nhau. Hành động 2: là chọn một chiếc quần trong bốn chiếc áo khác nhau. Như vậy Bạn Mai Lan có 12 cách chọn một bộ quần áo gồm một chiếc áo và 1 chiếc quần.

2.1.3. Biện pháp 3: Tăng cường các bài toán thực tiễn trong các tiết thực hành, các tiết tự chọn, các hoạt động trải nghiệm hành, các tiết tự chọn, các hoạt động trải nghiệm

Trong các tiết thực hành, các tiết tự chọn, các hoạt động trải nghiệm học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải tốn.

Ví dụ như áp dụng hệ thức lượng trong tam giác, giải tam giác.

Thực hành đo góc ,thực hành tính khoảng cách giũa 2 địa điểm ( đo được trực tiếp hoặc không đo được trực tiếp mà áp dụng hệ thức lượng trong tam giác)Thực hành (đo chiều cao một vật, đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm khơng thể tới được)

Tốn 12: Thực hành đo,tính diện tích,thể tích của các khối trịn xoay Để đo chiều cao của một cái cột hoặc chiều cao một kim tự tháp ở Ai Cập, ta không thể chèo lên tận đỉnh cột (tháp) để đo? Khi có các kiến thức về ứng dụng của lượng giác và tam giác đồng dạng thì việc đo sẽ trở nên vơ cùng dễ dàng.

Đây là những ví dụ rất đơn giản và đời thường cho thấy phần nào mối tương quan giữa toán học và cuộc sống. Do vậy, giáo viên cần quan tâm đến các tiết thực hành, có sự chuẩn bị chu đáo và có phương pháp tổ chức lớp học để tất cả các học sinh tham gia tích cực. Từ đó học sinh thấy được ý nghĩa thật sự của toán học với thực tế.

Ngoài các tiết thực hành theo phân phối chương trình giáo viên có thể đưa ra các bài toán thực hành khác được lồng ghép vào trong tiết học (đối với bài tốn thực hành đơn giản) hay phân nhóm, giao nhiệm vụ về nhà.

Ví dụ: Khi học bài “ Quy tắc đếm” - toán 11, giáo viên có thể cho học sinh đếm trong các bài toán đơn giản, số nhỏ.

2.1.4. Biện pháp 4: Chỉ ra mối liên hệ giữa Toán học và các mơn học, các lĩnh vực khác.

Tốn học công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho sự phát triển của các môn học, các lĩnh vực khác.

2.1.5. Biện pháp 5: Tăng cường liên hệ thực tế qua các tiết học.

2.1.6. Biện pháp 6: Tăng cường các bài toán thực tiễn vào kiểm tra đánh giá giá

Kiểm tra dánh giá trong dạy học là khâu khơng thể thiếu của q trình dạy học, đặc biệt trong thời đại này kiểm tra dánh giá có vai trị quan trọng , tác dụng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học.

Hiện nay, có rất nhiều hình thức kiểm tra dánh giá như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết tự luận, kiểm tra trắc nghiệm khách quan, kiểm tra test nhanh, là cơ sở quan trọng để giáo viên đánh giá về tình hình học tập, mức độ nhận thức của học sinh. Từ đó, có sự điều chỉnh phù hợp đối tượng học sinh, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhằm rèn luyện kỹ năng cả về mặt năng lực, thái độ và phẩm chất cho học sinh.

Kiểm tra dánh giá thường xuyên cũng rèn ý thức học tập,sự chăm chỉ cho học sinh, giúp học sinh không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tạo chất lượng học tập. Kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp cả giáo viên và học sinh nhìn những lỗ hổng hoặc sai sót cần phải nỗ lực khắc phục.

Hiện nay, các hoạt động trải nghiệm được rất nhiều trường học áp dụng và tổ chức thành công. Đặc biệt là đối với bộ mơn Tốn, để các em học sinh thấy được mối liên hệ và vai trị của tốn học với thực tiễn cuộc sống, học sinh được thực hành, áp dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tế tạo hứng thú cho học sinh, để thấy được vẻ đẹp của Toán học, thấy được sự cần thiết của Toán học trong thực tiễn.

Có nhiều hình thức khác nhau để tổ chức các buổi ngoại khóa như các trị chơi đó vui Tốn học, tìm hiểu lịch sử Tốn học,hay ngoại khóa thực tế quá trình sản xuất bát dĩa, bình, lọ gốm sứ để học sinh thấy mối liên hệ bài khối tròn xoay, ứng dụng thực tế của khối tròn xoay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảng dạy xác suất cổ điển theo hướng gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông002 (Trang 30 - 34)