II. Những giải pháp đẩy mạnh cho vay hộ gia đình phát triển SXKD tại ch
3. Cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
a. Trước khi cho vay :
- Cán bộ tín dụng ngân hàng cần giúp đỡ và hướng dẫn cụ thể để người dân lập dự án tốt ,Thường xun bằng nhiều hình thức thơng tin, tun truyền sâu rộng cho nhân dân nắm bắt các bước tiến hành lập một dự án khả thi sát thực với điều kiện và qui mơ sản xuất hiện có của hộ sản xuất.
- Người cán bộ tín dụng khi đánh giá một phương án sản xuất kinh doanh của chủ hộ cần dựa trên các tiêu thức sau:
+ Thị trường nào tốt nhất cho dự án hoạt động : Người cán bộ tín dụng cần xem xét và phải dự đoán, dự báo được thị trường hoạt động tốt nhất của dự án, thị trường dự đốn có phù hợp và phát triển được khơng?, có nguy cơ thua lỗ khơng ?
+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Cần xem xét nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường hiện tại và nhận định khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian đến để có những quyết định về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án về lâu dài.
+ Giá bán tối đa mà sản phẩm có thể bán được : Cán bộ tín dụng cần phải dự đoán được khả năng giá bán tối đa của sản phẩm, nhằm tính được mức thu lợi nhuận cao nhất của dự án để có những quyết định đúng đắn về cơng tác tín dụng và tránh được trường hợp dự án xây dựng giá bán cao, thiếu cơ sở thực tiễn để tăng lợi nhuận giả tạo làm cho dự án có tính thuyết phục hơn.
+ Chi phí sản xuất là bao nhiêu : Cũng cần xem xét cụ thể các chi phí sản xuất xây dựng trong dự án có phù hợp với thực tế trên thị trường khơng?, có trường hợp cố tình xây dựng chi phí sản xuất thấp (khơng thực tế) để tăng được lợi nhuận nhằm làm cho dự án có tính thuyết phục giả tạo đối với ngân hàng không ?
+ Các thơng số tài chính của dự án : Người cán bộ tín dụng cũng cần xem xét và khảo sát các thơng số tài chính xây dựng trong dự tốn như: Tổng vốn dầu tư, vốn tự có, vốn vay, vốn lưu động, vốn cố định ... để đánh giá tổng quát được tính khả thi của dự án.
+ Những tác động xấu nào cần phải lường trước: Đây là một tiêu thức không kém phần quan trọng trong việc đánh giá một dự án, nó địi hỏi người cán bộ tín dụng ngồi những nghiệp vụ chun mơn, thì cần phải có những hiểu biết sâu rộng
hơn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có sự nhận định các nhân tố khách quan và chủ quan có thể tác động xấu đến q trình thực hiện dự án như : Con người, thiên nhiên, trình độ sản xuất kinh doanh . . . Vấn đề quan trọng ở đây là những tác động xấu nào cần phải lường trước và khả năng ảnh hưởng đến mức độ nào để có quyết định đúng theo góc độ người làm cơng tác tín dụng ngân hàng.
+ Cần làm gì để kiểm sốt những rủi ro: Để kiểm sốt được những rủi ro có thể xảy ra trong một dự án sản xuất kinh doanh của hộ gia đình thì vấn đề đầu tiên cần đặt ra là người cán bộ tín dụng phải trung thực khi đánh giá dự án, phải tận tụy, tìm hiểu kỹ qui mơ, trình độ và các điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có của hộ lập dự án
- Trình tự thẩm định một phương án sản xuất kinh doanh như sau :
+ Thẩm định về mục tiêu phương án: Mục tiêu của phương án sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chức năng sản xuất kinh doanh và mục tiêu phát triển của khách hàng.
+ Thẩm định về thị trường tiêu thụ sản phẩm của phương án : Đối với những sản phẩm mà khách hàng sản xuất ra hoặc nhập về có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ mạnh,... thì Ngân hàng mạnh dạn cho hộ đó vay. Trái lại đối với những mặt hàng có chất lượng khơng đảm bảo, mặt hàng cũ, tràn ngập thị trường, khơng có nơi tiêu thụ, thì Ngân hàng sẽ xem phương án này rất kỹ, xem sản phẩm mà khách hàng sản xuất ra hoặc nhập về sẽ có khuynh hướng giảm giá so với thời điểm hiện tại hay không.
+ Thẩm định về phương diện tài chính của phương án : Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tổng mức vốn đầu tư, chi phí sản xuất, lợi nhuận của phương án, những số nào khơng có cơ sở rõ ràng phải làm sáng tỏ. Đối với chi phí, nếu nghi ngờ, ước tính chưa đầy đủ thì u cầu khách hàng thuyết trình các khoản chi phí đó, cần thiết thì đề nghị khách hàng bổ sung thêm. Từ đó cán bộ tín dụng có đủ điều kiện để phán đoán khả năng sinh lời của phương án và xét đề nghị cho vay.
- Ngồi ra, cán bộ tín dụng cịn phải nghiên cứu và xác minh một số điều kiện vay bằng các biện pháp như :
+ Trao đổi tình hình thơng qua khách hàng.
+ Khảo sát địa bàn sản xuất kinh doanh, tính tốn, tìm hiểu tại chỗ khả năng sản xuất kinh doanh.
+ Tìm hiểu thêm qua thăm dị bên ngồi, từ những khách hàng khác. + Khai thác các hồ sơ tài liệu thế chấp.
- Ngồi ra cán bộ tín dụng có thể tái thẩm định lại phương án trong và sau khi cho vay :
b. Tăng cường cơng tác kiểm sốt sau khi cho vay :
- Kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay sau khi giải ngân một cách thương xuyên: Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất trong đầu tư có đúng mục đích khơng, bằng cách so sánh qui mô mở rộng sản xuất kinh doanh trước khi vay vốn và khi đã sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay, nếu tài sản đó đã quy định thực hiện nghĩa vụ làm đảm bảo nợ vay.
- Khi tiến hành kiểm tra cán bộ tín dụng có thể dùng nhiều hình thức khác nhau như: báo trước, không báo trước, kiểm tra thông qua hội, hoặc thông qua các hộ sản xuất khác có liên quan bằng cách đặt các câu hỏi để thu thập thông tin về hộ
sản xuất đó, hoặc kiểm tra bằng cách thăm hỏi, trao đổi nói chuyện trực tiếp với hộ sản xuất để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của hộ đó đang phát triển như thế nào?.
- Hồ sơ kiểm tra: Cán bộ tín dụng phải lập hồ sơ kiểm tra cho từng hộ trong sổ theo dõi riêng để ghi chép các thông tin cần thiết khi thu thập được bằng nhiều hình thức kiểm tra nói trên. Mỗi lần kiểm tra vốn vay bằng hình thức trực tiếp đối với hộ sản xuất trong thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng phải lập biên bản kiểm tra và ghi rõ kết quả đánh giá về quá trình sử dụng vốn vay của hộ đó để làm căn cứ xử lý và lưu hồ sơ tín dụng.
Tóm lại: Nếu cán bộ tín dụng thực hiện tốt các khâu thẩm định thì sẽ hạn chế tình trạng rủi ro, nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn.