Các bậc trình độ nhận thức trong kiểm tra đánh giá NL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng xây dựng câu hỏi trong đề kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản môn ngữ văn ở trường THPT (Trang 41 - 90)

Các quá trình Các bậc trình độ nhận thức Các đặc điểm 1. Hồi tưởng thông tin Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại

- Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức khơng thay đổi.

- Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không thay đổi.

2. Xử lý thông tin

Hiểu thông tin Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng

- Phản ánh theo ý nghĩa cái đã học. - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự. 3. Tạo thơng tin Xử lí, giải quyết vấn đề

- Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng.

- Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới.

- Đánh giá một hồn cảnh, tình huống thơng qua những tiêu chí riêng

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng câu hỏi tập theo các dạng:

- Dạng câu hỏi tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Câu hỏi tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực.

- Dạng câu hỏi vận dụng: Các câu hỏi vận dụng những kiến thức trong các tình huống khơng thay đổi. Các câu hỏi này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.

- Dạng câu hỏi giải quyết vấn đề: Các câu hỏi này địi hỏi sự phân tích,

tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng câu hỏi này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

- Các câu hỏi gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các câu hỏi vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với bối cảnh và tình huống cụ thể diễn ra trong đời sống thực tiễn. Những câu hỏi này là những câu hỏi mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau.

1.2.3.3. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực môn Ngữ văn

Trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng hai hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Kiểm tra viết giúp giáo viên nắm bắt được trình độ, năng lực của tất cả học sinh trong lớp tại một thời điểm, đồng thời có thể kiểm tra được nhiều mạch kiến thức, kĩ năng, từ bao quát đến cụ thể. Kiểm tra viết không chỉ nhằm đánh giá kết quả học tập chung của lớp học mà còn đánh giá chất lượng học tập của mỗi học sinh, vì vậy trong đề kiểm tra nên có những câu hỏi phân hố trình độ học sinh.

- Dạng thiết kế câu hỏi trong đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn + Câu hỏi trắc nghiệm tự luận: Trong kiểm tra đánh giá, giáo viên thường sử dụng câu hỏi trắc nghiệm tự luận (cách nói thơng thường hiện nay là tự luận). Đây là loại câu hỏi thường được sử dụng,yêu cầu học sinh phải trả lời bằng cách suy nghĩ và diễn đạt qua ngơn ngữ (nói và viết). Việc sử dụng loại câu hỏi này có ưu điểm là đánh giá được khả năng diễn đạt của học sinh, giúp giáo viên thấy được quá trình tư duy của học sinh để đi đến đáp án, trong một số trường hợp dễ biên soạn đề, dễ xây dựng biểu điểm. Tuy nhiên, nhược điểm của cách kiểm tra này là đơi khi thiếu tính khách quan trong đánh giá

học sinh, việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người chấm. Bài kiểm tra viết lại thường khó chấm, mất nhiều thời gian nên mức độ tin cậy qua điểm số của bài tự luận là hạn chế; mặt khác lại dễ gây tâm lí học tủ, học lệch cho học sinh, dễ nảy sinh hiện tượng tiêu cực như quay cóp, sao chép từ bài mẫu.

+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: trắc nghiệm khách quan (cách nói thơng thường hiện nay là trắc nghiệm) là cách kiểm tra yêu cầu học sinh lựa chọn đáp án đúng hoặc đúng nhất từ những câu trả lời đó có sẵn cho mỗi câu hỏi, hoặc đưa ra một phương án trả lời duy nhất đúng cho câu hỏi. Có nhiều dạng thức trắc nghiệm khách quan, song hiện nay thường sử dụng 4 dạng thức sau: câu hỏi nhiều lựa chọn; câu điền khuyết; câu đúng - sai; câu ghép đôi.

Theo định hướng về kiểm tra đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, để phát huy những ưu điểm và hạn chế tối đa các nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra, cần có sự kết hợp một cách hợp lí cả 2 dạng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Đối với mơn Ngữ văn THPT thì một trong những nội dung rất quan trọng mà việc đánh giá cần hướng tới là năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động, tích cực của mỗi học sinh cũng như năng lực tư duy và giao tiếp bằng tiếng Việt. Những năng lực này chỉ có thể được bộc lộ qua việc tạo lập các văn bản (nói và viết). Do vậy, việc yêu cầu học sinh thực hiện những bài tập tự luận vẫn là một cách ra đề rất cần thiết trong môn học Ngữ văn, và trong một bài kiểm tra tổng hợp thì việc phân bố thời lượng cũng như điểm số đối với các câu hỏi tự luận khơng thể dưới 50% tổng điểm tồn bài. Tất nhiên, việc kiểm tra bằng hình thức tự luận rất cần có sự đổi mới để phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp học tập mới.

Với hình thức kiểm tra tự luận, trong việc ra đề không nên cho học sinh viết dài mà yêu cầu viết có giới hạn dung lượng, có cân nhắc suy nghĩ để gíáo

viên có thể chấm cả ý lẫn văn. Cần chú ý ra các câu hỏi nhằm khai thác văn bản ở nhiều phương diện (cả về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) thể hiện được u cầu tích hợp của chương trình. Trong câu hỏi/bài tập và đề tự luận, ngồi hình thức câu hỏi luận đề, giáo viên có thể đa dạng hố các cách ra đề khác như: tìm ý, đề xuất ý, viết đoạn văn (mở bài, kết luận, triển khai một ý của thân bài), tóm tắt văn bản, chữa câu, đoạn, viết theo mẫu, theo gợi ý,... Như vậy trong một bài kiểm tra khơng chỉ có một câu hỏi tự luận (viết một bài văn hồn chỉnh) mà có thể có nhiều câu với yêu cầu khác nhau và số điểm được phân bố khác nhau, giúp cho việc bao quát các nội dung học tập được thực hiện thuận lợi.

- Một số yêu cầu cơ bản về kĩ thuật biên soạn câu hỏi kiểm tra tự luận môn Ngữ văn:

Để phát huy ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm tự luận và hạn chế độ thiên lệch, thiếu khách quan của việc chấm bài, cần lưu ý một số điểm chính như sau: đảm bảo sao cho câu hỏi trắc nghiệm tự luận phù hợp với mục tiêu học tập; câu hỏi cần rõ ràng và xác định để học sinh hiểu rõ nhiệm vụ mà mình phải thực hiện; cần cho học sinh biết các tiêu chí được sử dụng để đánh giá bài tự luận; nên sử dụng những câu hỏi khuyến khích tư duy sáng tạo, bộc lộ óc phê phán và ý kiến cá nhân của học sinh; có thể cho giới hạn độ dài (số từ hoặc số trang, dòng); đảm bảo đủ thời gian để học sinh làm bài khi làm ở lớp hoặc thời hạn nộp bài khi làm ở nhà. Khi ra đề bài tự luận có cấu trúc gồm nhiều câu, nên quy định tỷ lệ điểm cho mỗi phần, và khi chấm bài nên chấm điểm từng phần cho mọi học sinh.

Các yêu cầu về kĩ thuật được nêu ra trên đây đồng thời cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá về tính chuẩn hố của các câu hỏi trắc nghiệm tự luận trong môn học Ngữ văn.

1.2.3.4 Câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu trong dạy học môn Ngữ văn

- Câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu được xem là bộ công cụ đánh giá năng lực Ngữ văn của người học. Trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn, người ra đề thường sử dụng dạng câu hỏi tự luận ngắn yêu cầu người tiếp nhận phát hiện, lý giải, nhận xét, đánh giá và trình bày ngắn gọn những cảm nhận, suy nghĩ, kiến giải riêng của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Câu hỏi, bài tập đọc hiểu văn bản thường tập trung vào các vấn đề sau : + Nội dung của văn bản: đề tài, chủ đề, ý chính của văn bản hay đoạn, câu. + Hình thức của văn bản: thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt, phong cách ngơn ngữ, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh, sự kiện, thông tin….

- Các câu hỏi, bài tập đọc hiểu văn bản được chia làm 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng với những định hướng cơ bản sau đây:

+ Nhận biết: nhận biết đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh, các sự kiện…; nhận biết các thông tin được thể hiện phản ánh trực tiếp trong văn bản; diễn đạt hoặc mô tả lại nội dung của văn bản bằng ngơn ngữ của mình.

+ Thơng hiểu: nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản; sắp xếp, phân loại được thông tin trong văn bản; kết nối, đối chiếu mối quan hệ của các thông tin để lý giải nội dung văn bản; cắt nghĩa, lý giải nội dung, ý nghĩa các từ ngữ, các biện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện, thơng tin có trong văn bản; dựa vào nội dung văn bản để lý giải hoặc giải quyết các tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề trong văn bản.

+ Vận dụng: đánh giá nội dung và hình thức của văn bản: bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ của bản thân trên cơ sở kết nối giữa nội dung, ý nghĩa của văn bản với thực tiễn cuộc sống, với những quan niệm, hiểu biết về thế giới

xung quanh; vận dụng ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, thể hiện được trải nghiệm của bản thân.

Tiểu kết chương 1

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là yếu tố không thể tách rời của quá trình dạy học. Trong cơng cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá rất được chú trọng theo hướng chuyển từ kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực người học. Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh có vai trị vơ cùng quan trọng, tạo động lực thúc đẩy quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Ở bộ môn Ngữ văn, kiểm tra đánh giá năng lực người học chú trọng đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Để công tác kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả cao người giáo viên dạy Ngữ văn cần xây dựng đề kiểm tra đánh giá có chất lượng với bộ câu hỏi có tính hệ thống, khoa học. Trong cơng tác ra đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, việc rèn kĩ năng xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản là vô cùng cần thiết.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Thực trạng xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay văn bản trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay

2.1.1 Thực trạng kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường THPT

Kiểm tra - đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay, đổi mới kiểm tra đánh giá là vấn đề được đặt lên hàng đầu...Tuy nhiên thực tế hoạt động kiểm tra - đánh giá của nhà trường nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng vẫn cịn một số vấn đề đáng quan tâm.

2.1.1.1. Nhận thức về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực

Hiện nay, nhận thức của đại đa số giáo viên về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực chưa thật đầy đủ. Hiện tượng thiên về kiểm tra đánh giá mức độ học thuộc lòng, kiểm tra ghi nhớ một cách đơn thuần còn khá phổ biến. Người ra đề thường dừng lại ở mức độ kiểm tra đánh giá kiến thức lý thuyết, khả năng ghi nhớ (nhận biết, tái hiện), ít đặt ra yêu cầu kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu và khả năng vận dụng tri thức. Đề kiểm tra thường nặng về đòi hỏi học sinh tái hiện kiến thức mà chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng, dẫn đến tình trạng ứng phó với thi cử cụ thể là gây ra tình trạng học vẹt, học lệch, học tủ, ghi nhớ máy móc khơng hiểu bản chất vấn đề, thiếu kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn, khả năng phân tích, suy luận, khái qt cịn hạn chế.

2.1.1.2. Công tác ra đề, phản biện đề

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học. Khi biên soạn đề kiểm tra, giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Song trên thực tế, việc xác định mục đích của đề kiểm tra cũng chưa được nhận thức đầy đủ, rõ ràng mà đơi khi cịn nặng về cảm tính. Khi thiết lập ma trận đề kiểm tra, người ra đề cần chú ý đến sự tương ứng giữa nội dung (mạch kiến thức, kĩ năng chính) cần đánh giá với các cấp độ nhận thức của học sinh từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng (vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Đề kiểm tra cũng phải đảm bảo được tính cân đối giữa chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi trong các phần của đề phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi ra đề, phản biện đề, chưa phân biệt rạch ròi các câu hỏi ứng với từng cấp độ nhận thức. Ở cấp độ nhận biết, đề yêu cầu học sinh nhớ được các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu. Các từ lệnh trong câu hỏi thường là nêu, tóm tắt, xác định, gọi tên, chỉ ra, trình bày... Cấp độ thơng hiểu yêu cầu học sinh lí giải, suy diễn, kết nối các thơng tin, biết vận dụng các kiến thức, khái niệm theo cách tương tự. Trong câu hỏi thường sử dụng các động từ mơ tả giải thích, phân biệt, lí giải, nhận xét… Với cấp độ vận dụng thấp, học sinh cần

tạo ra sự liên kết, kết nối, so sánh giữa kiến thức đã học và vận dụng chúng để thực hành các yêu cầu tương tự như giáo viên đã dạy hoặc SGK đã hướng dẫn tạo lập (câu, đoạn). Các động từ mô tả trong đề bài thường là so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích… Cấp độ vận dụng cao địi hỏi học sinh sử dụng các khái niệm, kiến thức về môn học để giải quyết các vấn đề mới hoặc những tình huống tương tự như trong thực tiễn cuộc sống. Các động từ mô tả trong câu hỏi là tạo lập (bài viết, đoạn); so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích, trình bày (quan điểm cá nhân); …Trong quá trình ra đề nhiều giáo viên còn tùy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng xây dựng câu hỏi trong đề kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản môn ngữ văn ở trường THPT (Trang 41 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)