Kết quả ý kiến chia sẻ của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng xây dựng câu hỏi trong đề kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản môn ngữ văn ở trường THPT (Trang 93 - 116)

Tiêu chí đánh

giá ( kí hiệu)

Đề số 1 Đề số 2

PA 1 PA2 PA3 PA4 PA1 PA2 PA3 PA4

1.1 34 58 55 37 1.2 45 47 46 46 1.3 23 69 44 48 1.4 5 61 26 36 47 9 1.5 25 64 3 16 65 11 1.6 2 65 25 25 71 6 1.7 9 62 21 31 58 3 1.8 9 71 12 15 67 20 1.9 86 16 5 79 18 1.10 75 17 14 64 14

Từ số liệu thống kê trên chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên và học sinh đánh giá cao đề thực nghiệm từ việc đáp ứng được mục đích, yêu cầu kiểm tra đến văn bản lựa chọn và hệ thống câu hỏi được xây dựng. Một điều dễ nhận thấy ở đề đối chứng, hệ thống câu hỏi cho thấy tỉ trọng đo các cấp độ nhận thức của học sinh chưa cân đối: chú trọng đo cấp độ nhận biết mà ít chú ý đến cấp độ thông hiểu, vận dụng.

3.5.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua chất lượng bài làm của học sinh

- Đối tượng TN: học sinh 2 lớp 12A2, 12A6 trường THPT Nguyễn Trãi. - Nội dung TN: Kết quả bài làm của học sinh trong hai bài kiểm tra đề số 1 và đề số 2.

- Giáo viên cho cùng đối tượng học sinh làm bài với 2 đề nêu trên.giáo viên chấm bài theo đáp án biểu điểm

- Dựa trên số lượng các câu trả lời đạt được theo từng mức độ đã xác định, chúng tôi tiến hành phân loại bài làm của học sinh theo bốn loại:

+ Chưa đạt chuẩn (ứng với mức điểm dưới 5)

+ Đạt ở mức trung bình (ứng với mức điểm 5 - 6) + Đạt ở mức khá (ứng với mức điểm 6.5 - 7.5)

+ Đạt ở mức tốt (ứng với mức điểm ≥ 8) như trong bảng sau:

Bảng 3.3. Bảng phân phối điểm của học sinh (theo loại)

Đề Loại Chưa đạt Đạt ở mức trung bình Đạt ở mức khá Đạt ở mức độ tốt xi < 5 5 - 6 6.5 -7.5 ≥ 8 TN nxi 8 16 48 20 fxi(%) 8.7 17.4 52.2 21.7 ĐC nxi 0 10 26 56 fxi(%) 0 10.9 28.3 60.9

Hình 3.4. Biểu đồ phân phối điểm của học sinh

Quan sát trên biểu đồ, dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong kết quả bài làm ủa học sinh với đề TN và ĐC. Với đề ĐC, tỉ lệ bài làm của học sinh đạt ở mức độ khá và tốt cao hơn, trong khi tỉ lệ bài làm ở mức chưa đạt khơng có và đạt ở mức trung bình thấp hơn. Phổ điểm tập trung ở mức tốt và khá. Trong khi đó, với đề TN số lượng học sinh đạt ở mức độ khá chiếm tỉ lệ cao nhất, phổ điểm rải đều ở các mức từ đạt ở mức trung bình đến tốt.

Như vậy, cùng với kết quả các bài kiểm tra, thông tin thu được từ các phiếu chia sẻ cảm nhận của giáo viên và học sinh để đánh giá chất lượng của đề bài cùng hệ thống câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản cũng góp phần giúp chúng tơi khẳng định thêm kết quả nghiên cứu

của đề tài. Bằng việc phân tích các kết quả TN như trên, chúng tôi đi đến kết luận: những biện pháp trau dồi kĩ năng xây dựng câu hỏi trong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn ở trường THPT đặc biệt là việc thực hiện đúng quy trình xây dựng câu hỏi đọc hiểu được luận văn đề xuất ở chương 2 đã thể hiện được tính khả thi trong q trình TN ở một số trường. Sau mỗi kì kiểm tra đánh giá, giáo viên đã xây dựng được hệ thống câu hỏi đáp ứng mục đích, yêu cầu kiểm tra và điều quan trọng hơn là các thầy cơ nắm vững hơn quy trình ra đề kiểm tra đánh giá, xây dựng được bộ câu hỏi khoa học hơn, đánh giá được năng lực đọc hiểuvăn bản của học sinh theo các cấp độ đánh giá năng lực người học.

Tiểu kết chương 3

Nội dung chương 3 thể hiện quá trình thực nghiệm để kiểm chứng những kết quả nghiên cứu của đề tài. Từ việc xác định mục đích thực nghiệm cũng như thơng qua việc phân tích tình hình thực tiễn điều kiện sư phạm cho phép, chúng tôi đã lựa chọn các nội dung thực nghiệm và đối tượng giáo viên, học sinh thực nghiệm như đã trình bày. Mặc dù phạm vi thực nghiệm còn hạn chế về nhiều mặt do giới hạn của điều kiện sư phạm thực tiễn, song những kết quả thu được đã giúp khẳng định hướng triển khai của đề tài và tiếp tục gợi mở những nội dung nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học nói chung và kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản trong mơn học Ngữ văn nói riêng là một vấn đề lớn, lâu dài, quan trọng và phức tạp, đồng thời hiện cũng là vấn đề mang tính thời sự trong cơng cuộc đổi mới chương trình giáo dục tại Việt Nam. Kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản là một yếu tố động, luôn phát triển, với mỗi đối tượng, mỗi thời điểm cụ thể lại tồn tại ở những hình thức khác nhau. Để làm tốt cơng tác này địi hỏi người giáo viên phải luôn nỗ lực nâng cao năng lực trình độ chun mơn, nâng cao kiến thức kĩ năng trong công tác kiểm tra đánh giá mà việc rèn kĩ năng xây dựng đề với hệ thống câu hỏi kiểm tra là vấn đề đáng quan tâm. Trên cơ sở lý luận, phân tích làm rõ thực trạng công tác ra đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn nói chung, kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nói riêng ở các trường THPT hiện nay, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nâng cao kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tế ra đề kiểm tra đánh giá từ xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra, thiết lập ma trận đề, biên soạn đề kiểm tra với các khâu lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu, biên soạn câu hỏi, xây dựng đáp án thang điểm. Ở mỗi khâu, trong quá trình ra đề, chúng tơi đều đưa ra các bước thực hiện cụ thể nhằm giúp giáo viên thực hiện cơng việc của mình một cách khoa học, thành thục hơn. Các biện pháp nêu trên đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi, có thể áp dụng trong trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư Thái Bình và nhiều trường THPT khác.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực nói chung, xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu trong bộ môn

Ngữ văn nói riêng chịu ảnh hưởng lớn của vốn tri thức, khả năng tư duy và tính sáng tạo của giáo viên và nhiều yếu tố khác như cơ chế quản lý của cơ sở giáo dục vv... Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, cần tạo ra sự thay đổi nhận thức và hành động ở giáo viên về việc tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản và các hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

Thay đổi quan niệm và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT nhất là đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn cần đặt ra vấn đề đổi mới trong nội dung và phương pháp đánh giá. Trong các đề kiểm tra, năng lực đọc hiểu của học sinh cần được kiểm tra đánh giá thông qua việc tự đọc hiểu các văn bản ngồi chương trình, câu hỏi kiểm tra đánh giá cần xây dựng có hệ thống để đo mức độ năng lực đọc hiểu theo các cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp đến vận dụng cao. Quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá đặt ra yêu cầu giáo viên phải tự học hỏi, tích lũy vốn kiến thức và tự rèn luyện để nâng cao tư duy sáng tạo, kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi trong kiểm tra đánh giá. Trong các cơ sở giáo dục cần phát huy vai trò của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn Ngữ văn trong hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu cho học sinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành TW8 (khóa XI), Nghị quyết số 29 -NQ/TW về đổi

mới giáo dục căn bản, toàn diện.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo Đổi mới kiểm tra đáng giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông

3. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2014); Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

5. Vũ Thị Ngọc Anh và các cộng sự (2010), "Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông hiện nay", Viện Khoa học Giáo

dục Việt Nam.

6. Nguyễn Đức Chính (2011), Giáo trình đo lường và đánh giá trong

giáo dục, trường Đại học Giáo dục.

7. Hà Thị Đức (3/1989), "Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra,

đánh giá kiến thức học sinh", Tạp chí NCGD.

8. Lê Thị Mĩ Hà (2013), “Vận dụng PISA vào đánh giá môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học

Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ GD&ĐT, NXB Đại học Sư phạm,

tr.511-524.

9. Trần Bá Hoành (2004), Đánh giá trong giáo dục, Tài liệu dùng cho

sinh viên các trường đọc hiểuọc sinhP và CĐSP.

10. Nguyễn Thị Hạnh (2014), “Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu

cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, số 56 (90), Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, tr. 88 - 97.

lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ

GD&ĐT, NXB Đại học Sư phạm, tr113-124.

12. Phạm Thị Thu Hiền (2014), “Một số đề xuất để đổi mới dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thơng”, Tạp chí Khoa học, số 56(90), Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, tr. 166-178.

13. Phạm Thị Thu Hiền (2016), “Đề xuất về việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trường trung học của Việt Nam trong thời gian tới”, Kỉ

yếu khoa học hội thảo toàn quốc Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường Sư phạm, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 587 – 596.

14. Phạm Thị Huệ (2013), “Vận dụng cách hỏi của PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trung học phổ thông", Kỷ yếu Hội

thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ

GD&ĐT, NXB Đại học Sư phạm, tr.125-130

15. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn – Dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc – hiểu tác phẩm văn chương

trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18.Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb Đại học

Sư phạm, Hà Nội..

19. Nguyễn Thị Huyền (2011); Quản lý các hoạt động giáo dục trong trường học, Tài liệu dành cho học viên cao học Quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

20. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu

21. Phạm Thị Thu Hương (2013), “Dạy học Ngữ văn ở phổ thông – một cái nhìn hướng ra thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Nxb Đại học Sư

phạm, tr.559-569.

22. Nguyễn Công Khanh và các cộng sự (2014), Kiểm tra, đánh giá trong Giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu (2016), Giáo trình Phương pháp dạy đọc văn bản, NXB Đại học Cần Thơ.

24. Lê Đức Ngọc (2005); Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Tài

liệu bài giảng khóa đào tạo Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục.

25. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học tập 1,2, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

26. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thơng, Chương trình khoa học cấp nhà nước, KX07-08, Hà Nội 1996.

27. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

28. Trần Đình Sử (2004), “Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá trong

nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 102

(chuyên đề, quý IV), tr.16-18.

29. Trần Đình Sử (2012) “Văn bản văn học và đọc – hiểu văn bản”,

Tài liệu chuyên văn, tập 1, Đỗ Ngọc Thống chủ biên, NXB Giáo dục Việt

Nam, 2012, tr.184-238.

30. Nguyễn Thị Tính (2014), Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

31. Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích (2013), Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc

THPT ở Việt Nam, Dự án phát triển giáo dục Viện THPT&TCCN .

32. Đỗ Ngọc Thống (2003), “Chương trình Ngữ văn trung học phổ

thơng và việc hình thành năng lực học văn cho học sinh”, Tạp chí Giáo

dục, số 66 (9/2003), tr. 26 -28.

33. Đỗ Ngọc Thống (2005), “Sách giáo khoa Ngữ văn cần giúp học sinh tự tiếp nhận văn học”, Tạp chí Giáo dục, số 110 (3/2005), tr. 19-21. 34. Đỗ Ngọc Thống (2013), “Đánh giá kết quả học tập – một mắt xích

trọng yếu của đổi mới giáo dục phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc

gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ GD&ĐT, NXB Đại

học Sư phạm, tr.791-800.

35. Nguyễn Thị Thu Thủy, "Xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra nhằm

đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phất triển năng lực", Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy

học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Nxb Đại học Sư

phạm, tr.189-195.

36. Đỗ Công Tuất (2005)Đánh giá trong giáo dục, Tài liệu giảng dạy,

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

37. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

38. Nguyễn Thị Hồng Vân (2014), “Đánh giá kết quả học tập môn

Ngữ văn theo định hướng đánh giá năng lực”, Tạp chí Khoa học, số 56 (90), Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, tr. 151-156.

39. Nguyễn Thị Hồng Vân (2015), “Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh

giá năng lực đọc hiểu trong chương trình giáo dục phổ thơng mới”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (114), tr. 19-20 .

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1: Các đề kểm tra đánh giá

ĐỀ SỐ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Câu chuyện con lừa

Một ngày nọ, con lừa của ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ơng quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần phải lấp lại và khơng ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ơng nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó, lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ơng chủ trang trại nhìn xuống giếng và vơ cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên. Cứ như vậy, đổ đất xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngồi.

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản trên. (2.0 điểm) Câu 2. Tại sao con lừa từ chỗ “ kêu la thảm thiết” đã “trở nên im lặng”? (2.0 điểm)

Câu 3. Trong câu chuyện, con lừa bị lâm vào một hoàn cảnh như thế nào? Ý nghĩa của việc tạo dựng hồn cảnh đó? (3.0 điểm)

Câu 4. Trong câu chuyện, chi tiết nào để lại cho anh/chị ấn tượng sâu sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng xây dựng câu hỏi trong đề kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản môn ngữ văn ở trường THPT (Trang 93 - 116)