Chuẩn bị công nghệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sản xuất (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 38 - 56)

Bài 2 : Chuẩn bị sản xuất

3. Chuẩn bị công nghệ

Chuẩn bị cơng nghệ là cơng việc mang tính quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Các văn bản được xây dựng mang tính pháp lý, nên các bộ phận liên quan phải tuyệt đối tuân thủ. Bất kỳ sai sót nào xảy ra ở khâu này đều gây nên hậu quả nghiêm trọng, có thể dẩn đến tái chế hàng loạt, thậm chí bị hủy đơn hàng

3.1. Xây dựng bộ Qui trình cơng nghệ

3.1.1. Phương pháp viết Qui trình cơng nghệ

Căn cứ kết cấu mẫu gốc và yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, nhân viên QTCN tiến hành viết Qui trình cơng nghệ

- Phối hợp với các nhân viên Cơ điện và nhân viên May mẫu để đưa ra phương án tối ưu nhất. Ứng dụng tối đa công cụ gá lắp và máy chuyên dùng

- Liệt kê từng bước công việc theo đúng công nghệ sản xuất vừa nghiên cứu - Định mức thời gian chế tạo cho từng bước công việc theo định mức chuẩn đã ban hành kết hợp với khảo sát thực tế

- Định mức thiết bị cần dùng - Định mức sản phẩm đầu người

3.1.2. Cách tính định mức cơng nghệ và thiết bị

- Định mức sản phẩm/người/ngày = thời gian làm việc trong ngày: tổng

thời gian chế tạo sản phẩm

- Muốn tính được định mức thiết bị, trước tiên phải tính được nhịp độ sản xuất+ Nhịp độ sản xuất là thời gian cần thiết để chuyền may hoàn tất 1 sản phẩm

+ Nhịp độ sản xuất cũng là thời gian được phân chia cho 1 công nhân tham chia vào dây chuyền sản xuất

- NĐSX = tổng thời gian chế tạo sản phẩm : số công nhân trực tiếp tham gia vào dây chuyền

- Định mức thiết bị = tổng thời gian của các công đoạn của thiết bị: NĐSX

*Ví dụ:

- Tổng thời gian chế tạo mã hàng = 1448 giây - Thời gian làm việc trong ngày = 28 800 giây

37 - Tổng thời gian của công đoạn vắt sổ 5 chỉ = 172 giây

- Chuyền may có 34 cơng nhân * Hãy tính: - Nhịp độ sản xuất ? - Định mức sản phẩm/ người/ngày ? - Định mức sản phẩm/chuyền/ngày ? - Tổng số máy vắt sổ 5 chỉ cần dùng ? * Bài giải - NĐSX = 1448 : 34 = 43 giây

- Định mức sản phẩm đầu người = 28 800 : 1448 = 20 SP/người/ngày - Định mức chuyền = 20 X 34 = 680 SP/chuyền/ngày

- Số máy vắt sổ 5 chỉ cần dùng = 172 : 43 = 4 máy

3.1.3. Thiết kế chuyền (phân chia bước công việc)

- Căn cứ NĐSX để phân bước công việc cho từng công nhân, thời gian chia cho mỗi công nhân bằng với NĐSX (độ dung sai cho phép +/-10%)

- Khơng bố trí 1 người may q nhiều bước cơng việc, vì cùng lúc 1 người khó cung cấp chi tiết cho nhiều cơng đoạn phía sau

- Khơng bố trí cho 1 người làm nhiều bước cơng việc cần có kỷ năng khác nhau

- Khơng bố trí cơng việc q nhiều hoặc quá ít cho 1 người sẽ gây mất cân bằng chuyền

3.1.4. Thiết kế mặt bằng sản xuất (Layout)

- Thiết kế mặt bằng sản xuất (Layout) là sắp xếp máy móc thiết đúng Qui trình cơng nghệ đã ban hành

- Có nhiều loại dây chuyền sản xuất: dây chuyền hình chữ I, hình chữ U, dây chuyền cụm …

- Toàn bộ thiết bị sản xuất phải bố trí hết vào diện tích mặt bằng. Vị trí của từng loại thiết bị phải phù hợp với dây chuyền, hạn chế tối đa việc quay đầu sản phẩm

38 - Khoảng cách di chuyển giữa các công đoạn phải ngắn nhất

- Nếu công nhân làm việc cùng lúc nhiều thiết bị thì cần để cạnh nhau để khơng mất thời gian di chuyển

40 3.2. Xây dựng bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật và tính định mức nguyên phụ liệu

Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật là văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất trong sản xuất. Đây là văn bản tổng hợp toàn bộ yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của khách hàng. Do đó cần phải được xây dựng khoa học, chính xác, trực quan và dể hiểu để tránh sai sót

Trình tự thực hiện công việc như sau:

3.2.1. Viết bộ TCKT

Sau khi khách hàng có góp ý mẫu, nhân viên TCKT tiến hành viết bộ TCKT và làm bảng màu cắt, may, đóng gói. Bộ TCKT cần rỏ ràng dể hiểu, minh họa bằng hình vẽ tối đa nếu có thể.

3.2.1.1. Lập bảng xác định chi tiết và qui định đánh số

- Căn cứ Bảng hướng dẫn chi tiết mẫu rập từ nhân viên Thiết kế cung cấp, đối chiếu với mẫu gốc để làm Bảng xác định chi tiết mẫu rập. Đảm bảo hình dáng, số lượng và chiều hướng các chi tiết đúng với mẫu rập (sử dụng phần mềm Lectra, Gerber và PDF)

- Phối hợp với nhân viên QTCN để qui định vị trí đánh số cho từng chi tiết. Qui định đánh số phải là bề mặt vải và không được lố qua khỏi đường may. * Bảng xác định chi tiết phải đính kèm theo tiêu chuẩn cắt và may

41

3.2.1.2. Tiêu chuẩn cắt

- Hướng dẫn nhận dạng bề mặt vải: nếu nhà cung cấp đã có đóng chữ Face lên cây vải thì bề mặt vải là bề có chữ Face. Nếu trên cây vải khơng có chữ Face thì căn cứ mẫu vải gốc của khách hàng để hướng dẫn cách nhận dạng bề mặt bằng cảm quan. Dán mẫu vải để Trưởng phòng ký xác định bề mặt vải

- Đối với vải có sọc, có hoa văn, có tuyết: căn cứ tài liệu kỹ thuật để qui định chiều hướng. Riêng vải sọc phải qui định các chi tiết cần canh sọc theo đúng tài liệu của khách hàng

3.2.1.3. Tiêu chuẩn may

Căn cứ tài liệu kỹ thuật và góp ý của khách hàng, tiến hành viết bộ tiêu chuẩn cho khâu may. Yêu cầu kỹ thuật của khâu may khá phức tạp nên tiêu chuẩn may phải thật rỏ ràng dể hiểu. Bộ tiêu chuẩn may gồm các phần sau :

42 - Tên mã hàng, mùa sản xuất để tránh nhầm lẩn khi sản xuất các mã hàng lập lại nhiều năm

- Hình vẽ mơ tả: phải thể hiện đầy đủ mặt trước, sau, trong, ngồi của sản phẩm. Mỗi góc độ của hình vẽ cần thuyết minh 1 số vị trí quan trọng của sản phẩm. Vị trí nào đã thuyết minh ở hình trước thì hình sau khơng lập lại để dể quan sát

- Qui định kim, chỉ: căn cứ tài liệu kỹ thuật để qui định chỉ số của từng loại chỉ (60/3, 40/3...) và mật độ mũi chỉ. Tuỳ theo chỉ số chỉ và chất liệu vải để qui định chủng loại kim sử dụng thích hợp (số 9, 11,13....)

- Qui định đường may: căn cứ tài liệu kỹ thuật để qui định cự ly và kiểu mũi của các đường may (401 móc xích, 301 móc khố, 605 đánh bông ...)

- Qui định bọ, khuy, nút: căn cứ tài liệu kỹ thuật để qui định số lượng,

vị trí, cự ly và chiều, hướng từng loại (dùng hình vẽ minh hoạ)

- Qui định vị trí và chủng loại phụ liệu: toàn bộ phụ liệu trên sản phẩm phải được qui định rỏ chủng loại, vị trí, kích thước thật rỏ ràng (dùng hình vẽ minh họa)

- Yêu cầu chất lượng mã hàng: căn cứ tài liệu kỹ thuật và góp ý khách hàng để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật tổng quát của mã hàng

- Bảng thông số thành phẩm: căn cứ tài liệu gốc của khách hàng để lập bảng thông số thành phẩm của mã hàng

48

3.2.1.4. Tiêu chuẩn đóng gói

Đóng gói là khâu cuối cùng nên Tiêu chuẩn đóng gói cần quan tâm đặc biệt vì rất dể sai sót hàng loạt

- Hướng dẫn sử dụng phụ liệu đóng gói: liệt kê từng loại phụ liệu sử dụng cho từng PO (đơn đặt hàng. Mỗi mã hàng chia làm nhiều đơn hàng) riêng biệt. Nếu hàng xuất đi nhiều nước cần có thêm phụ liệu khác thì phải hướng dẫn thật rỏ ràng, dể hiểu

- Hướng dẫn qui cách gấp xếp: căn cứ tài liệu kỹ thuật của khách hàng để hướng dẫn qui cách dán nhãn, treo thẻ bài và các phụ liệu khác. Phải trực tiếp hướng dẫn cho công nhân cách dán nhãn, treo thẻ bài và gấp xếp 1 sản phẩm mẫu theo đúng yêu cầu kỹ thuật cho công nhân xem

49 * Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cắt, may, đóng gói làm xong để vào file “Hồ

50

3.2.2. Lập Bảng màu:

Căn cứ tài liệu và bảng màu gốc của khách hàng để làm bảng màu sản xuất - Đối chiếu NPL thực tế so với bảng gốc của khách hàng về: chủng loại, kích thước, màu sắc, hoa văn... trước khi dán vào bảng màu sản xuất

- Trên bảng màu phải thể hiện đầy đủ NPL cần sử dụng cho mã hàng. Ghi rỏ tên NPL, chủng loại, mã số ( PDM Code ) và màu của NPL.

- Nếu trên sản phẩm có nhiều vị trí sử dụng cùng loại phụ liệu nhưng khác nhau về kích thước hoặc màu sắc, thì trên bảng màu phải ghi rỏ vị trí sử dụng để tránh nhầm lẩn

- Nguyên phụ liệu dán trên bảng màu phải dán bề mặt để dể nhận dạng - Phải ghi chú các loại NPL dể nhầm lẩn để các đơn vị chú ý

51

3.3. Phương pháp tính định mức nguyên phụ liệu

- Định mức bình quân số học = tổng tiêu hao NPL của mã hàng : tổng số lượng của mã hàng

- Định mức NPL thực tế phải là định mức bình quân gia quyền

* Định mức bình quân gia quyền = tổng tiêu hao NPL (từng màu) : tổng sản lượng (từng màu)

* Trong một số trường hợp định mức bình quân gia huyền và định mức bình qn số học có thể bằng nhau

3.3.1. Định mức phụ liệu :

- Chọn màu chỉ: chỉ may phải đặt trước khi sản xuất tối thiểu 2-4 tuần, nên ngay khi nhận tài liệu kỹ thuật từ khách hàng phải tiến hành tính định mức và chọn code (mã số) chỉ cho khách hàng hoặc Trưởng phịng kỹ thuật duyệt

- Tính định mức chỉ :

+ Tiêu hao của 1 đường may = chiều dài đường may đó X hệ số tiêu hao của kiểu mũi may (chiều dài của đường may phải cộng thêm 8cm tiêu hao 2 đầu)

+ Định mức chỉ = tổng tiêu hao của tất cả các đường may + % hao phí trong q trình sản xuất (thông thường khoảng 5% - 10% tuỳ theo chủng loại hàng và số lượng mã hàng).

Hệ số tiêu hao kiểu mũi may

+ Mũi móc khóa (301) = 3 + Mũi móc xích (401) = 6 + Mũi vắt số 5 chỉ (516) = 18 + Mũi vắt sổ 3 chỉ (504)= 12

- Báo định mức và code chỉ cho Phòng kế hoạch

- Đối với phu liệu có thể đếm được như: nút, nhãn, đinh tán,.... đếm số lượng thể hiện trên tài liệu kỹ thuật. Nếu số lượng giữa mẫu gốc, mẫu rập và tài

liệu không khớp phải báo ngay cho khách hàng hoặc Trưởng phòng xử lý

- Đối với phụ liệu dạng cuộn: dây luồn, dây dệt, dây viền, dây gân, khoá dính, thun .... căn cứ tài liệu kỹ thuật và thử nghiệm thực tế khi may mẫu để tính kích thước từng size sau đó tính bình qn gia quyền

52

3.3.2. Định mức nguyên liệu

Định mức nguyên liệu: căn cứ vào số lượng đơn hàng thực tế và chiều dài sơ đồ để tính định mức bình qn gia quyền

- Căn cứ chiều dài sơ đồ thực tế và số lượng mã hàng để tính định mức. Nếu ngun liệu có nhiều loại khổ thì u cầu nhân viên Giác sơ đồ cung cấp chiều dài của khổ bình qn

- Đối với vải chính, lót, dựng phải cộng thêm 2cm tiêu hao 2 đầu bàn - Đối với gòn, vải nỉ phải cộng thêm 4cm tiêu hao 2 đầu bàn

* Nếu định mức NPL thực tế cao hơn định mức khách hàng phải báo ngay cho khách hàng xác nhận trước khi sản xuất

* Cách tính định mức ngun liệu

- Định mức bình qn số học: là định mức tính bình qn chiều dài sơ đồ của các size, không liên quan đến số lượng từng size, từng màu. Đây là định mức tham khảo trong q trình nghiên cứu, khơng thể dùng làm định mức cho sản xuất số lượng lớn

- Định mức bình qn gia quyền: là định mức tính trên cơ sở tiêu hao của từng size, từng màu đã có số lượng cụ thể. Đây là định mức dùng để sản xuất số lượng lớn. Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức bình quân số học tùy vào số lượng từng size, từng màu của đơn hàng thực tế sản xuất

* Số lượng đơn hàng

Tính định mức bình qn số học và định mức bình quân gia quyền của đơn hàng * Bài giải:

1. Định mức bình quân số học = tổng chiều dài của các sơ đồ: tổng số lượng bộ trên sơ đồ

Định mức = 12.96 : 10 = 1.296 m/sản phẩm

2. Định mức bình quân gia quyền = Tổng tiêu hao từng size, màu: số lượng size/màu

* Định mức màu Back

- Số lớp trải size S = số lượng : số bộ = 100 : 2 = 50 lớp → Tiêu hao size S= 50 X 2.38 = 119 m

53 - Số lớp trải size M = 120 : 2 = 60 lớp

→ Tiêu hao size M = 60 X 2.50 = 150 m - Số lớp trải size L = 200 : 2 = 100 lớp → Tiêu hao size L = 100 X 2.64 = 264 m - Số lớp trải size XL = 160 : 2 = 80 lớp → Tiêu hao size XL = 80 X 2.72 = 217 m - Số lớp trải size XXL = 100 : 2 = 50 lớp → Tiêu hao size XXL = 50 X 2.82 = 141 m

- Tổng tiêu hao màu Black = 119 + 150 + 264 + 217 + 141 = 891 m - Định mức màu Black = 891 : 680 = 1.31m/sp

54

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sản xuất (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 38 - 56)